9 lỗi hỏng điện thoại mà bạn sẽ không được bảo hành từ nhà sản xuất

Nguyễn Mai

Well-known member
9 lỗi hỏng điện thoại mà bạn sẽ không được bảo hành từ nhà sản xuất
9 lỗi hỏng điện thoại mà bạn sẽ không được bảo hành từ nhà sản xuất

Thời gian bảo hành điện thoại thường có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định và được ràng buộc bởi một số quy định từ nhà sản xuất. Hãy tìm hiểu 9 lỗi gây hỏng điện thoại mà hầu hết bạn sẽ không nhận được bảo hành từ nhà sản xuất.
1. Lỗi hỏng do nước hoặc các chất lỏng khác gây ra
Các thiết bị điện tử không thể nào tiếp xúc được với nước hoặc sử dụng trong môi trường ẩm ướt quá thường xuyên. Tuy hiện nay có nhiều mẫu điện thoại (như điện thoại Samsung Galaxy S và Galaxy Z) có khả năng chống nước nhưng thực tế luôn có giới hạn về khả năng chống nước của thiết bị.
Đồng nghĩa với việc, bạn không nên để điện thoại tiếp xúc với nước quá lâu hoặc quá thường xuyên. Vì thói quen này đều có thể ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm về lâu dài. Nếu bạn vượt qua các giới hạn này thì bạn đã vô tình làm tăng nguy cơ gây hỏng điện thoại của bạn vĩnh viễn. Phần lớn, nhà sản xuất sẽ không bảo hành cho bạn nếu nước hoặc các chất lỏng khác là nguyên nhân gây hỏng điện thoại của bạn.
Lỗi hỏng do nước hoặc các chất lỏng khác gây ra

2. Va đập vật lý
Khi cầm nắm hoặc trong quá trình di chuyển, bạn có thể vô tình làm rơi điện thoại, khiến cho nó va đập mạnh trên sàn, cạnh bàn ghế hoặc vật liệu nhọn cứng nào đó. Hệ quả của hành động này là làm trầy xước, nứt bể màn hình điện thoại hoặc gây móp méo, nứt vỡ mặt sau của thiết bị.
Điều kiện bảo hành sản phẩm thường không bao gồm các thiệt hại do va đập vật lý gây ra. Vì thế, bạn sẽ cần mua bảo hiểm bổ sung cho sản phẩm để giảm bớt chi phí sửa chữa, hoặc tự chi trả phí sửa chữa hoàn toàn.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên nghĩ đến việc sử dụng miếng dán cường lực cho màn hình và ốp lưng điện thoại để có thể bảo vệ điện thoại tối ưu hơn cũng như giảm thiểu rủi ro nứt vỡ không mong muốn do va đập vật lý gây ra.
Điện thoại bị va đập vật lý

3. Lỗi hỏng phần mềm
Nhiều người thích tùy chỉnh và kiểm soát điện thoại của mình bằng cách bẻ khóa hoặc root thiết bị. Bẻ khóa thiết bị thường được thực hiện trên iPhone, còn root thiết bị thường được nhắc đến trên điện thoại Android, chúng đều có mục đích giống nhau.
Cụ thể, root điện thoại là bạn đang cố giành quyền truy cập vào hệ điều hành đặc quyền của điện thoại và sửa đổi các tệp hệ thống cũng như tùy chình cài đặt mà nhà sản xuất sẽ không cho phép bạn thực hiện được điều này.
Thao tác root hoặc bẻ khóa điện thoại có thể sẽ làm cho thiết bị của bạn bị hỏng. Do đó, lỗi gây hỏng điện thoại này sẽ không được nhà sản xuất chấp nhận, vì đây là hành động xâm phạm vào hệ thống máy được thiết lập và bảo vệ từ nhà sản xuất.
Ngoài ra, việc cài đặt từ các ứng dụng trái phép hoặc tải xuống phần mềm độc hại gây hỏng điện thoại, đều không được nhà sản xuất chấp nhận.
Điện thoại bị lỗi hỏng phần mềm

4. Bị trộm cắp hoặc bị mất
Điện thoại là một trong những thiết bị di động như laptop, máy tính bảng và đồng hồ thông minh, do đó chúng rất dễ bị thất lạc hoặc bị trộm cắp. Khi xảy ra tình trạng này, thiết bị của bạn sẽ không nhận được bảo hành.
Chính vì thế, bạn nên giảm thiểu tình trạng này xảy ra bằng cách cẩn thận khi sử dụng điện thoại ở khu vực công cộng và nên sử dụng tính năng theo dõi được tích hợp trên máy. Ngoài ra, khi bị mất hoặc bị trộm cắp, bạn nên báo ngay cho nhà cung cấp dịch vụ điện thoại hoặc cơ quan chính quyền địa phương để hỗ trợ trong việc tìm thấy điện thoại cho bạn.
Điện thoại bị trộm cắp hoặc bị mất

5. Lỗi hỏng do tự sửa chữa
Nếu tự sửa chữa lỗi hỏng trên điện thoại và khiến chúng trở nên trầm trọng hơn, thì chắc chắn lỗi này bạn cũng sẽ không được nhà sản xuất bảo hành.
Do đó, nếu điện thoại gặp phải lỗi gì, bạn nên nhờ đến người có chuyên môn kỹ thuật hoặc tìm đến các Trung tâm sửa chữa, bảo hành điện thử để nhận được sự hỗ trợ sớm nhất.
Điện thoại bị hỏng do tự sửa chữa

6. Chất lượng giảm dần theo thời gian
Điện thoại sau khoảng thời gian sử dụng có thể bị giảm dần chất lượng và gặp phải một số lỗi, từ đó gây tốn kém chi phí sửa chữa cho bạn.
Pin có thể bị chai hoặc hiệu suất không còn hoạt động mạnh như ban đầu, độ nhạy màn hình kém, nút bấm có thể bị lỏng hoặc bị lờn.
Vì thế, những lỗi hao mòn hoặc liên quan đến chất lượng thiết bị bị giảm sau khoảng thời gian sử dụng, nhất là qua thời gian bảo hành, thì chắc chắn rằng điện thoại của bạn sẽ không còn nhận được bảo hành miễn phí đâu nhé!
Chất lượng điện thoại giảm dần theo thời gian

7. Thiệt hại do nguồn điện không ổn định
Nguồn điện cấp vào điện thoại không ổn định có thể gây hỏng thiết bị của bạn. Trường hợp này bao gồm cả việc xảy ra hiện tượng chập mạch điện vào những ngày trời mưa bão, làm hỏng bộ sạc lẫn điện thoại của bạn khi đang sạc.
Do đó, bạn nên thực hiện một số biện pháp liên quan đến nguồn điện sạc vào điện thoại như sử dụng bộ sạc chính hãng, tránh sạc thiết bị liên tục trong khoảng thời gian dài, hạn chế sử dụng thiết bị điện khi trời giông bão hay sử dụng máy ổn áp trong nhà để ổn định điện áp tốt hơn.
Thiệt hại do nguồn điện cấp vào điện thoại không ổn định

8. Thói quen sử dụng không đúng cách
Mỗi người có cách sử dụng điện thoại khác nhau, không vì còn đang trong thời gian bảo hành mà bạn dùng nó bất cẩn. Bạn thường xuyên đánh rơi điện thoại quá mức, sạc thiết bị liên tục hay cài đặt những phần mềm không rõ nguồn gốc làm ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của thiết bị.
Nếu những nguyên nhân đó gây lỗi hỏng trên điện thoại, thì phần lớn bạn sẽ không được nhà sản xuất bảo hành.
Thói quen sử dụng điện thoại không đúng cách

9. Thiếu bảo dưỡng
Điện thoại của bạn cũng được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên. Vì trong quá trình sử dụng, các khe cắm trên điện thoại có thể bị bám bụi, hiệu suất pin giảm dần theo thời gian hay thiết bị có thể chạy chậm từ việc cài đặt nhiều phần mềm không cần thiết.
Do đó, nếu như bạn trải nghiệm sản phẩm mà không nhận thấy các dấu hiệu bất thường trong thời gian bảo hành thì sau khoảng thời gian bảo hành, mọi hư hỏng liên quan đến điện thoại là bạn phải tự chịu.
Điện thoại thiếu bảo dưỡng

Có nên mua bảo hiểm thiết bị điện tử không?
Bảo hành miễn phí thường bao gồm các lỗi do nhà máy sản xuất hoặc các điểm hư hỏng từ quá trình lắp ráp gây ra. Do đó, mọi trường hợp còn lại có thể khiến bạn phải cân nhắc chọn mua một hợp đồng bảo hiểm thiết bị rộng hơn.
Lúc này, bạn có thể cân nhắc mua bảo hiểm sản phẩm nếu như thiết bị của bạn có nguy cơ cao bị hư hỏng do tai nạn, trộm cắp, mất mát hoặc hư hỏng do chất lỏng mà bạn thường xuyên tiếp xúc. Chính sách bảo hiểm này cũng có thể đi kèm với một số lợi ích bổ sung như sửa chữa hoặc thay thế nhanh chóng, bảo hiểm cho các phụ kiện, thậm chí còn tận hưởng được chế độ bảo hiểm trên toàn thế giới.
Ngược lại, nếu bạn là một người rất cẩn thận và bảo vệ các thiết bị của mình thì không cần phải mua bảo hiểm, vì đôi khi giá trị bảo hiểm có thể lớn hơn rất nhiều so với công năng hiện có của sản phẩm.
Nên mua bảo hiểm thiết bị điện tử trong một số trường hợp

Tóm lại, bạn nên tham khảo hợp đồng bảo hiểm sản phẩm để có cách sử dụng thiết bị sao cho hợp lý. Vì không phải lỗi gây hỏng nào trên thiết bị cũng được nhà sản xuất chấp nhận bảo hành miễn phí đâu nhé!
 
Bên trên