Cảnh giác trẻ trầm cảm vì áp lực gia đình

Minh Thư

Well-known member
Trẻ em là đối tượng có tâm lý nhạy cảm, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài đặc biệt từ chính những người thân trong gia đình. Bởi những áp lực đến từ gia đình mà người lớn không chú ý đến cảm xúc của trẻ nhỏ. Trẻ cũng có thể cảm thấy căng thẳng và đôi khi là có thể bị trầm cảm bởi những áp lực từ gia đình.
1. Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần phổ biến, đặc biệt trầm cảm tuổi học đường đang ngày một gia tăng. Trầm cảm là một loại rối loạn tâm trạng luôn khiến chúng ta có cảm giác buồn bực và mất hứng thú với mọi việc kể cả những việc trước đây rất thích và kéo dài dai dẳng. Người bệnh luôn cảm thấy buồn bực, thiếu năng lượng không rõ nguyên nhân do đâu, trường hợp nặng có thể có ý định tự tử.
Trầm cảm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm các yếu tố tâm lý, căng thẳng phát sinh trong cuộc sống hàng ngày hay liên quan tới yếu tố di truyền về khả năng giải quyết tâm trạng. Nói chung trầm cảm có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng độ tuổi thường thấy nhất là tuổi học đường do thời điểm này tâm lý của trẻ chưa thực sự ổn định, dễ gặp phải nhiều yếu tố tác động nên nguy cơ trầm cảm cao.
2. Nguy cơ trẻ trầm cảm vì áp lực gia đình

Trầm cảm là vấn đề phổ biến trong giai đoạn phát triển trẻ vị thành niên bởi nhiều nguyên nhân gây ra trong đó thì những áp lực từ gia đình cũng là nguyên nhân thường thấy gây nên tình trạng trầm cảm ở trẻ. Từ những áp lực của gia đình không chỉ tác động đến người lớn chúng ta mà còn vô tình ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ, trẻ cũng bị căng thẳng và nặng hơn là bị trầm cảm. Một số yếu tố làm từ gia đình làm trẻ bị trầm cảm như:
  • Bố mẹ của trẻ bị căng thẳng, stress do áp lực tài chính có thể thường xuyên cãi vã với người thân về vấn đề tiền nong. Họ thường dễ cáu giận, hay lo sợ, mệt mỏi và tâm tính thất thường nên có thể tác động những điều thiếu tích cực tới trẻ, trẻ cũng có thể bị căng thẳng hay lo sợ vì sự thay đổi tính tình của bố mẹ dẫn tới trầm cảm. Bởi bố mẹ có nhiều mối lo nên thường khó phát hiện được những dấu hiệu của trầm cảm ở giai đoạn sớm. Cho nên có thể nguy cơ bệnh trầm cảm diễn biến nặng, trẻ có những dấu hiệu nghiêm trọng như có ý định tự tử, thậm chí tự tử thành công bố mẹ mới biết thì đã quá muộn.
  • Khi gia đình gặp phải áp lực từ kinh tế, tiền bạc, công việc làm cho gia đình bố mẹ xảy ra những mâu thuẫn. Theo như nghiên cứu thì trẻ trong gia đình có những mâu thuẫn, thì tỷ lệ rối loạn tâm lý hay mắc bệnh trầm cảm cao hơn so với các em trong gia đình có sự hòa hợp; tỷ lệ này tăng hơn ở những gia đình ở thành thị.
  • Một áp lực nữa đến từ gia đình đó là chuyện học hành thi cử của trẻ. Hiện này, mỗi gia đình đều chỉ có 1 đến 2 con nên việc kỳ vọng vào con cái có thể học hành giỏi giang là điều hầu hết bố mẹ mong muốn. Bố mẹ đặt nhiều kỳ vọng vào con, không theo sát trẻ và quan tâm đến thành tích học tập của trẻ làm trẻ cảm thấy bị áp lực. Nhất là mỗi khi trải qua kỳ thì không được như mong muốn trẻ sẽ thấy thất vọng, lo lắng bố mẹ sẽ không vui, lâu dẫn những áp lực này nếu không được giải quyết hay được sự động viên của kịp thời của bố mẹ sẽ gây ra tình trạng trầm cảm và những hậu quả nguy hiểm khác nữa đều có thể xảy ra.
Theo số liệu của một vài nghiên cứu tại Việt nam cho thấy tỷ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm chiếm tới là 26,3%, trẻ có những suy nghĩ về cái chết là 6,3%, tỷ lệ trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6% và số trẻ cố gắng tự tử là 5,8%. Trong đó nguyên nhân áp lực từ gia đình là điều đáng nói đến mà chưa thực sự được bố mẹ quan tâm chú ý và có nguy cơ gây ra những hậu quả đáng buồn.
Việc bố mẹ nhận biết những dấu hiệu của bệnh sớm rất quan trọng giúp trẻ vượt qua được nỗi căng thẳng trong cuộc sống, điều trị với bác sĩ tâm lý sớm để tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.
3. Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị trầm cảm
Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm có thể gặp ở trẻ như:
  • Thường xuyên tức giận: Trẻ tuổi vị thành niên có thể có những cảm xúc lẫn lộn, nhất thời. Khi cảm thấy chán nản thì trẻ có thể khó kiểm soát cảm xúc của mình trở nên nóng tính, la hét hay thậm chí đập đồ là những cảm xúc thái quá.
  • Luôn cảm thấy mình rất vô dụng, lòng tự trọng thấp và tự ti: Trẻ bắt đầu cảm thấy cuộc sống của mình vô vị, thường tự cho mình vô dụng là một dấu hiệu của tình trạng trầm cảm.
  • Cảm thấy buồn chán mà không có lý do: Việc trẻ luôn giữ thái độ chán nản, trầm lắng trong mọi tình huống mà không có lý do thỏa đáng thì chính là sự phản ánh việc trẻ đang gặp vấn đề về tâm lý. Phụ huynh cần dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu và giúp đỡ con vượt qua.
  • Thay đổi thói quen khi ngủ: Thường thì khi mắc bệnh trầm cảm trẻ có xu hướng mất ngủ, ngủ ít đi hoặc đôi khi có những trẻ lại ngủ nhiều quá. Nên khi trẻ có sự thay đổi trong giấc ngủ cần chú ý.
  • Thường xuyên cảm giác mệt mỏi: Dù trẻ không phải làm việc gì nặng nhọc hay học hành căng thẳng thì cũng luôn cảm giác mệt mỏi thì đừng vội trách mắng trẻ mà hãy tìm nguyên nhân.
  • Thích ở một mình: Tự động tách mình ra khỏi bạn bè và gia đình, ít chia sẻ, không thích đi chơi... thì đó là một dấu hiệu đáng báo động dành cho các bậc phụ huynh.
  • Trở nên thèm ăn: Khi có những dấu hiệu trầm cảm, một số trẻ niên tìm đến với đồ ăn như một cách để giải tỏa tâm lý. Tuy nhiên cách này có thể không hiệu quả mà còn có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ.
  • Bắt đầu cảm thấy mất hứng thú về mọi việc cũng như sở thích: Trẻ mất hứng thú với mọi việc dù việc đó trẻ trước đây rất thích thú. Nhưng khi bị trầm cảm trẻ luôn cảm thấy chán và không còn hứng thú.
  • Có suy nghĩ và hành vi tự tử: Đây là một trong những dấu hiệu nguy hiểm nhất có thể xảy ra ở những trẻ mắc trầm cảm. Phụ huynh nên đặc biệt chú ý đến những lời nói và cử chỉ của trẻ nếu chúng liên tục nói về cái chết.
4. Cách phòng tránh tình trạng trầm cảm ở trẻ?

Khi trẻ vì một nguyên nhân nào đó hay cụ thể do những áp lực từ gia đình mà có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm thì nên cho trẻ đi khám ở những chuyên khoa tâm lý để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Ngoài ra, để tránh cho trẻ bị trầm cảm thì phụ huynh có thể làm những biện pháp sau:
  • Hãy tự kiểm soát tốt cảm xúc của mình, không nên vì những áp lực cuộc sống mà cáu gắt hay đánh mắng trẻ. Gia đình cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống để hiểu nhau hơn, tránh những tranh cãi không cần thiết. Tự kiểm soát tốt tài chính của mình để không phải quá áp lực về tài chính.
  • Chia sẻ những khó khăn của con khi học hành thi cử, đừng tạo áp lực cho trẻ lên điểm số hay những cuộc thi lớn. Kịp thời chia sẻ nếu trẻ không được như ý muốn, để tránh làm cho trẻ suy nghĩ quá tiêu cực.
  • Nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện tâm lý căng thẳng, stress, thì trước hết cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những căng thẳng của trẻ cả trong gia đình và ở nhà trường, để giúp trẻ giảm tải áp lực từ việc học tập và giúp trẻ thiết lập mối quan hệ tích cực từ môi trường gia đình cùng với bạn bè.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động từ đoàn đội, vui chơi tập thể, cùng chơi với gia đình hay bạn bè và luyện tập thể thao để giảm bớt căng thẳng.
Trầm cảm vì áp lực gia đình là một mối nguy cơ luôn hiện hữu trong mỗi gia đình mà chúng ta cần cảnh giác cao độ để tránh tình trạng trẻ bị trầm cảm gây ra những hậu quả như tự hủy hoại bản thân, hành vi tự tử hay nghiện ngập...
 
Bên trên