Nên Chọn Ngôn Ngữ Lập Trình Nào Năm 2021 dành cho Newbie

NamDev

Guest
Lựa chọn ngôn ngữ đầu tiên để bắt đầu bước chân vào thế giới lập trình là hết sức quan trọng, vì nó giúp bạn xây dựng nền tảng và hình thành hiểu biết về lĩnh vực này. Thực ra, chọn ngôn ngữ nào không quan trọng, miễn là bạn thành thạo nó và liên tục cải thiện kỹ năng phát triển và giải quyết vấn đề của mình. Sau đó, nếu muốn bạn có thể chuyển sang ngôn ngữ khác một cách thuận lợi mà không gặp quá nhiều khó khăn nữa.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 5 ngôn ngữ lập trình “hot” trong ngành CNTT, được trả lương cao, phổ biến và những ưu, nhược điểm của chúng. Những bạn nào đang phân vân không biết bắt đầu từ đâu có thể tham khảo bài viết này để đưa ra lựa chọn.
Có những loại ngôn ngữ lập trình nào?
Trước hết thì chúng ta cần biết được có những ngôn ngữ lập trình nào. Có 3 loại ngôn ngữ lập trình chính:

1. Ngôn ngữ máy
Ngôn ngữ máy – mã máy (machine language): là ngôn ngữ nền tảng của bộ vi xử lý. Các chương trình được viết trong tất cả các loại ngôn ngữ khác cuối cùng đều được chuyển thành ngôn ngữ máy trước khi chương trình đó được thi hành.
Các chỉ thị trong ngôn ngữ máy được biểu diễn dưới dạng mã nhị phân. Đây là ngôn ngữ duy nhất mà bộ vi xử lí có thể nhận biết và thực hiện một cách trực tiếp.
2. Hợp ngữ
Hợp ngữ (assembly language) là một ngôn ngữ lập trình bậc thấp, nó dùng các từ viết tắt trong tiếng Anh để viết chương trình. Ví dụ: Input= nhập; add = phép cộng; sub = phép trừ,.v.v..
Hợp ngữ đã từng được dùng rộng rãi trong tất cả các khía cạnh lập trình, nhưng ngày nay nó có xu hướng chỉ được dùng trong một số lĩnh vực hẹp, chủ yếu để giao tiếp trực tiếp với phần cứng hoặc xử lý các vấn đề liên quan đến tốc độ cao. Điển hình như các trình điều khiển thiết bị, các hệ thống nhúng cấp thấp và các ứng dụng thời gian thực.
Các nhược điểm: Chương trình còn cồng kềnh, phức tạp, khó nhớ , còn phụ thuộc vào loại thiết bị (vi xử lý). Để thiết bị điện tử hiểu và thực thi được chương trình, cần phải có công cụ hợp dịch để dịch từ hợp ngữ ra ngôn ngữ máy.
3. Ngôn ngữ lập trình bậc cao
Ngôn ngữ lập trình bậc cao (High-level programming language) là ngôn ngữ lập trình có hình thức gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào loại thiết bị (loại vi xử lý) cũng như các trình dịch.
Một số ngôn ngữ lập trình bậc cao phổ biến hiện nay như: C, C++, Java, Pascal, PHP, Visual Basic…
Ngoài ra chúng ta cũng có thể phân loại ngôn ngữ lập trình theo phương pháp xây dựng và thực hiện chương trình như sau:
  • Ngôn ngữ lập trình tuyến tính: Chương trình được thực hiện tuần tự từ đầu đến cuối, lệnh nào viết trước thì thực thi trước, viết sau chạy sau;
  • Ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc: Chương trình chính được chia nhỏ thành các chương trình con, mỗi chương trình con thực hiện một công việc xác định. Chương trình chính sẽ gọi chương trình con theo một giải thuật (quy trình) hoặc một cấu trúc được xác định trong chương trình chính. Các ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc phổ biến là: Pascal và C;
  • Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng: Phương pháp lập trình lấy đối tượng làm nền tảng để xây dựng giải thuật, chương trình. Các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng phổ biến: C#, C++, Java,…
 
Bên trên