Ngôn ngữ lập trình được tạo ra do chiếc thang máy hỏng(P2)

NamDev

Guest
Được hậu thuẫn từ sớm
Tại thời điểm thiết kế Rust, Hoare đã có kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực phần mềm. Ban đầu, Rust chỉ là dự án phụ tại Mozilla. Khi đưa đồng nghiệp xem thử, Hoare nhận về phản ứng trái chiều. Một số người bày tỏ hào hứng, trong khi phần còn lại cho rằng Rust không thể thành công.

Dù vậy, dàn lãnh đạo Mozilla đã nhận thấy tiềm năng của Rust. Lúc đó, Firefox là trình duyệt phức tạp, rủi ro tràn bộ nhớ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Patrick Walton, lập trình viên tại Mozilla là một trong những người ủng hộ Rust. Nhóm phát triển sau đó bổ sung nhiều thành viên, chẳng hạn như kỹ sư phần mềm Niko Matsakis và Felix Klock, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu bộ nhớ và ngôn ngữ lập trình.

Năm 2009, Mozilla chính thức đầu tư cho Rust dưới dạng dự án mã nguồn mở. Trong 10 năm tiếp theo, Mozilla tuyển thêm hàng chục kỹ sư để phát triển Rust toàn thời gian.

Đầu thập niên 2010, Rust nhận hỗ trợ từ cộng đồng lập trình viên toàn thế giới. Trong thời gian đầu, kỹ sư tại Mozilla và cộng đồng tập trung thiết kế khả năng quản lý bộ nhớ của Rust, tạo ra hệ thống “quyền sở hữu” để dữ liệu chỉ được sử dụng bởi một biến, giảm khả năng tràn bộ nhớ.

Khi hệ thống quản lý bộ nhớ được cải thiện, Rust loại bỏ trình dọn dẹp từ năm 2013. Cộng đồng phát triển Rust tiếp tục mở rộng, được đánh giá thân thiện nhờ bộ “quy tắc ứng xử” của Hoare.

Năm 2015, nhóm phát triển Rust gặp áp lực trước việc phát hành phiên bản “ổn định” của ngôn ngữ này. Walton nhớ lại thời gian cắm cúi vào laptop suốt nhiều giờ, trong khi lập trình viên Steve Klabnik viết đến 45 trang tài liệu trong 2 tuần.

Ngày 15/5/2015, phiên bản ổn định đầu tiên của Rust được phát hành. Năm 2016, Mozilla ra mắt Servo, công cụ trình duyệt được viết bằng Rust.

Một năm sau, Rust được dùng trong trình hiển thị CSS của Firefox, giúp hoạt động nhanh hơn.
 
Bên trên