Nhà giàu Trung Quốc chi tiền đi du lịch như thế nào

tran hương

Well-known member
Khách Trung Quốc được biết đến chi tiêu nhiều nhất thế giới khi đi du lịch, trong đó khách nhà giàu rất chịu chi cho mua sắm hàng hiệu, vui chơi và ăn uống.

Sau dịch, Nie Min, người Thượng Hải đã đặt tour đi Iceland 8 ngày với giá 5.800 USD, gấp đôi tour tương tự năm 2019. Dù vậy cô vẫn đi vì "muốn yêu bản thân nhiều hơn sau khi vượt qua đại dịch" và "đến nhiều nơi hơn khi còn có thể".

Trước dịch, khách Trung Quốc chiếm 21% chi tiêu du lịch toàn cầu và khó quốc gia nào có thể thay thế, theo Statista. Báo cáo của Hội đồng Du lịch & Lữ hành Thế giới năm 2023 chỉ ra khách Trung Quốc đại lục đã vượt qua các thị trường khác về chi tiêu mua sắm với trung bình mỗi chuyến đi là 1.350 USD một người, đóng góp đáng kể cho thị trường du lịch toàn cầu.
tablet plaza.vn

Theo báo cáo từ Tổ chức thẻ UnionPay International, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu và Mỹ là những điểm đến ưa thích của khách Trung. Trung bình một khách Trung Quốc chi tiêu hơn 14.000 tệ (gần 49 triệu đồng) tại Hàn Quốc, 15.000 tệ (53 triệu đồng) tại Nhật Bản và 6.000-7.000 USD tại Mỹ, cao gấp 2-3 lần trung bình khách các nước khác.

Dữ liệu cho thấy hơn 50% chi tiêu của khách du lịch Trung Quốc là để mua sắm. Họ chi tiêu tương đối ít hơn cho thuốc lá và rượu vang nhưng lại "mạnh tay" cho những nhu cầu thiết yếu hàng ngày tại siêu thị. Ngoài ra, ngày càng có nhiều người Trung Quốc bắt đầu mua đồ thủ công, tranh vẽ. Theo Wall Street Journal, năm 2019 khách Trung đã mua hàng hóa xa xỉ trị giá gần 110 tỷ USD, bao gồm quần áo, đồ da, đồ trang sức ở nước ngoài.

CEO Lux Group Phạm Hà cho biết tại Việt Nam, tệp khách Trung nhà giàu thích các điểm đến có nhiều trò vui chơi, giải trí sôi động và món ngon. Họ cũng thích mua sắm và ở các khách sạn 5 sao cao cấp, có thương hiệu quốc tế.

Martin Koerner, Giám đốc Thương mại Tập đoàn The Anam, cho biết khu nghỉ 5 sao The Anam Cam Ranh, Nha Trang chủ yếu là khách Trung, Hàn, Australia, châu Âu bên cạnh tệp khách nội. Khách sạn có nhiều dịch vụ cao cấp được khách Trung yêu thích như các gói mát xa trị liệu, ăn tối dưới ánh nến tại bãi cỏ hướng biển với nhân viên phục vụ và đầu bếp riêng (mỗi tối chỉ có một bàn) phục vụ khách nhà giàu có nhu cầu tận hưởng.

Koerner nói khách Trung Quốc khi nghỉ dưỡng ở khách sạn "có mức chi tiêu rất cao" cho các hạng mục như phòng nghỉ, nhà hàng, spa. Khách nhà giàu thích chọn các hạng phòng cao cấp như biệt thự có hồ bơi riêng biệt, tiệc trà chiều.

Tệp khách nhà giàu này đóng góp đáng kể vào doanh số, lợi nhuận kinh doanh của khu nghỉ. Nhân viên tại resort đánh giá rất cao khách Trung vì chi tiêu hào phóng, tip "thoáng tay". Đại diện The Anam Cam Ranh cũng cho biết hiện tại khách Hàn Quốc đến đông nhất, thay vị trí top 1 của khách đến Trung Quốc đại lục hồi trước dịch. Tuy vậy, khách Trung đang "phục hồi tốt và quay trở lại". Quý I năm nay, khách sạn chứng kiến số lượng khách Trung tăng 40 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Những nữ khách hàng người Trung Quốc đi mua sắm hàng xa xỉ tại trung tâm thương mại Chadstone Shopping, Australia, tháng 1/2021. Ảnh: SMH

Những nữ khách hàng người Trung Quốc đi mua sắm hàng xa xỉ tại trung tâm thương mại Chadstone Shopping, Australia, tháng 1/2021. Ảnh: SMH

Năm 2019, khách Trung thực hiện 155 triệu chuyến du lịch quốc tế, tổng chi tiêu hơn 292 tỷ USD, đứng đầu bảng xếp hạng thị trường chi tiêu nhiều nhất thế giới ở nước ngoài; gấp 1,5 chi tiêu của khách Mỹ (182 tỷ USD) và gấp ba lần khách Đức (gần 100 tỷ USD).

Wolfgang Arlt, giám đốc Viện nghiên cứu Du lịch Quốc tế Trung Quốc, kỳ vọng nước này vượt Mỹ, Đức trong cuộc cạnh tranh danh hiệu thị trường nguồn du lịch nước ngoài lớn nhất toàn cầu. Ông đánh giá cả ba quốc gia đều "ngang ngửa nhau" về năng lực cạnh tranh trong năm 2023 nhưng nghiêng về Trung Quốc trong năm 2024. Arlt tin tưởng Trung Quốc chắc chắn trở lại dẫn đầu thế giới, với lượng khách đi du lịch gần mức của năm 2019.

Theo khảo sát từ China Daily, số ngày đi du lịch quốc tế của khách Trung tăng từ 9 ngày trước dịch lên 11 ngày sau dịch. Ngân sách trung bình cho các chuyến đi nước ngoài cũng tăng 16%, từ gần 5.000 USD lên 5.700 USD.

Kevin Cheong, chuyên gia tư vấn phát triển điểm đến và du lịch, cho biết khách từ các quốc gia khác nếu phải chi tiêu nhiều tiền cho một điểm đến, họ sẽ chọn những nơi sang chảnh như Dubai hay châu Âu, thay vì đến các quốc gia Đông Nam Á. Nhưng khách Trung Quốc được cho là "đến đâu cũng tiêu nhiều tiền".


Cơ hội cho Việt Nam

Niên giám thống kê mới nhất phát hành giữa năm 2023 của Tổng cục Thống kê cho thấy chi tiêu trung bình của khách Trung đến Việt Nam là hơn 880 USD một người cho một chuyến, không nằm trong top 10 thị trường khách chi tiêu nhiều nhất. Theo khảo sát của công ty ông Hà, khách nhà giàu Trung Quốc hiện nay chi tiêu khoảng trung bình khoảng 1.200 USD cho một chuyến đi, cao gấp 3-4 lần các thị trường khách nhà giàu khác. Tuy nhiên, nhóm khách này chi tiêu tại Việt Nam vẫn được đánh giá thấp, ngành du lịch vẫn chưa phát huy hết tiềm năng để khiến khách rút thêm hầu bao.

"Tất cả các nước đều muốn hút khách Trung giàu có", Phó Chủ tịch CLB Du lịch Thủ đô Nguyễn Tiến Đạt nhận xét. Khách nhà giàu Trung Quốc mua sắm rất nhiều, đặc biệt là hàng hiệu. "Các cửa hàng bán đồ hiệu ở châu Âu sống khỏe là nhờ tệp khách này", ông Đạt nói.

Công ty tư vấn quản lý Bain & Company của Mỹ và Hội đồng thương hiệu xa xỉ Altagamma của Italy ước tính năm 2025, tầm quan trọng của khách Trung Quốc đối với hàng cao cấp còn phát triển. Họ có thể chiếm gần một nửa số khách mua hàng xa xỉ toàn cầu.

Tại Việt Nam, khách Trung sẽ không tập trung vào mua sắm hàng hiệu vì "họ vẫn thích mua ở châu Âu, Nhật Bản do uy tín hơn", theo ông Đạt. Do đó, Việt Nam cần "đánh" vào các sở thích khác của khách Trung như thích vui chơi, ăn ngon, mua đồ lưu niệm độc đáo, các trải nghiệm khác biệt, dịch vụ sang trọng để khiến họ rút ví.

Để làm được điều này, theo ông Hà, Việt Nam cần hình thành điểm đến sang trọng. Việt Nam đang được biết đến là điểm đến giá rẻ, "trong khi khách Trung nhà giàu thích nơi sang", ông nói. Ngoài ra, nhiều khách Trung không giao tiếp bằng tiếng Anh nên ngành du lịch cần có đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên tại các nhà hàng, cơ sở bán đồ lưu niệm, khách sạn nói được tiếng Trung tốt. Người Trung đánh giá cao thái độ trọng thị, được tiếp đón niềm nở ở nơi họ ghé thăm. Đó là lý do Thái Lan luôn nằm trong top điểm đến yêu thích của thị trường này.

"Chúng ta cần cho khách Trung thấy Việt Nam thú vị, đáng đến như thế nào", ông Đạt cho hay và gợi ý tăng cường xúc tiến du lịch với các công ty du lịch Trung Quốc và trên các mạng xã hội như Weibo, Doyin bằng cách mời KOLs quảng bá. "Đây sẽ là cơ hội cho du lịch Việt", ông Hà nói thêm.
 
Bên trên