Nỗi lo bị theo dõi định vị

Nguyễn Mai

Well-known member
Nỗi lo bị theo dõi định vị


Thiết bị định vị bán tràn lan trên mạng


Thiết bị theo dõi vị trí được rao bán tràn lan trên một trang thương mại điện tử. Ảnh: Khương Nha

Thiết bị theo dõi vị trí được bán tràn lan trên một trang thương mại điện tử.

Trên các nền tảng thương mại điện tử, khi nhập từ khóa "thiết bị định vị", người dùng được gợi ý hàng trăm cửa hàng, bán sản phẩm giá từ vài chục nghìn đồng đến vài triệu đồng. Một số quảng cáo thiết bị "có thể theo dõi người ngoại tình, định vị chính xác đến từng số nhà, con ngõ".

"Trung bình mỗi ngày chúng tôi bán được hơn chục chiếc. Người dùng chủ yếu mua để gắn ôtô, xe máy. Mẫu ăn khách nhất giá hơn 900.000 đồng", một người bán cho biết.

Những thiết bị này thường to bằng hai đầu ngón tay, hoạt động không dây kèm sim bán sẵn. Chúng được quảng cáo chống nước, pin liên tục 5 ngày, nam châm để gắn vào xe. Người dùng có thể kết nối với ứng dụng để cập nhật vị trí, theo dõi tốc độ di chuyển, lọc tạp âm để nghe được hội thoại xung quanh.

chủ một cửa hàng bán chuyên bán thiết bị định vị, cho biết các mẫu AirTag cắt loa được nhiều người mua nhất. AirTag là phụ kiện được Apple ra mắt năm 2021, kết nối với iPhone qua Bluetooth để giúp tìm kiếm đồ vật. Tuy nhiên, thiết bị gây tranh cãi khi nhiều người sử dụng nó để bám theo người khác vì thiết kế nhỏ gọn như đồng xu, dễ đặt ở bất cứ đâu.

AirTag vốn tích hợp loa, phát ra tiếng kêu mỗi khi iPhone ở gần, thông báo kết nối hoặc tách khỏi thiết bị ghép nối. "Việc cắt loa là theo yêu cầu của khách muốn theo dõi mà không bị lộ", Hân nói.

Một chiếc AirTag cắt loa được rao bán trên trang thương mại điện tử với giá 699 nghìn đồng. Ảnh: Khương Nha

AirTag cắt loa được rao bán trên trang thương mại điện tử.

Cảnh sát ở nhiều nơi trên thế giới đã phát đi cảnh báo về tình trạng tội phạm lạm dụng thiết bị như AirTag để lần theo nạn nhân. Theo giới chuyên gia, việc thiết bị này được bán tràn lan trên mạng là điều đáng báo động. "Nó không được bán như một công cụ gián điệp, rình mò mà chỉ đơn giản là món đồ công nghệ. Đôi khi, người mua nghĩ họ không làm gì sai, chỉ đơn giản họ đang dùng một món đồ công nghệ", The Verge dẫn lời Adam Dodge, CEO của EndTab, chuyên gia trong lĩnh vực phân tích về hành vi quấy rối được hỗ trợ bởi công nghệ.

Mua bán, sử dụng thiết bị theo dõi người khác là phạm pháp

Ở Việt Nam, hành vi sử dụng thiết bị để theo dõi người khác là trái pháp luật, cho dù là người thân trong gia đình. Luật sư Hà Hải, Đoàn luật sư TP HCM, cho biết việc dùng công cụ định vị xâm phạm trực tiếp về quyền được Nhà nước bảo vệ đời tư mỗi cá nhân. Tại Khoản 1, Điều 159 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Theo luật sư Hải, người buôn bán thiết bị định vị với mục đích theo dõi người khác cũng có thể bị xử lý theo luật Viễn thông năm 2009, quy định việc nghe lén điện thoại là hành vi bị cấm.

"Nhiều văn bản pháp luật được ban hành nhằm bảo vệ quyền riêng tư cá nhân và doanh nghiệp, cũng như chống hành vi vận chuyển, buôn bán và sử dụng các thiết bị quay lén, nghe lén, định vị với mục đích xấu. Kinh doanh loại hàng hóa này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền đến 200 triệu đồng, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự",
 
Bên trên