'Thanh Hóa thiếu giáo viên nhất cả nước' Thanh Hóa thiếu hơn 10.250 giáo viên, thuộc diện trầm trọng nhất cả nước, theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạ

LAM SPS BC

Well-known member
'Thanh Hóa thiếu giáo viên nhất cả nước'
Thanh Hóa thiếu hơn 10.250 giáo viên, thuộc diện trầm trọng nhất cả nước, theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Văn Thức.

Báo cáo tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Thanh Hóa sáng 12/7, ông Trần Văn Thức cho hay hiện số giáo viên biên chế ở các cấp là hơn 40.430 người.
So với định mức của tỉnh, ngành giáo dục còn thiếu gần 6.900 giáo viên. Còn nếu so với định biên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh Hóa thiếu hơn 10.250 giáo viên, trong đó một số môn bắt buộc theo chương trình mới như Tin học thiếu 690 người, tiếng Anh 350, Mỹ thuật 280.
Việc này ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy và học, theo ông Thức.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá - Trần Văn Thức nêu thực trạng thiếu giáo viên tại kỳ họp HĐND tỉnh Thanh Hoá. Ảnh: Lê Hoàng
Xem toàn màn hình
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá - Trần Văn Thức nêu thực trạng thiếu giáo viên tại kỳ họp HĐND tỉnh, sáng 12/7. Ảnh: Lê Hoàng
Về nguyên nhân, ông Thức cho rằng do số biên chế giáo viên tỉnh được giao (gần 1.700) thấp hơn định mức, trong khi hàng năm vẫn phải cắt 10% biên chế theo Nghị quyết 19 của trung ương.

Những năm trước đây, các địa phương ở Thanh Hóa không tuyển giáo viên bổ sung cho số nghỉ hưu. Hiện đã có cơ chế, chỉ tiêu tuyển giáo viên nhưng một số huyện thị, thành phố chưa kịp xây dựng kế hoạch hoặc phải cân đối việc thừa, thiếu giáo viên giữa các cấp học (THCS đang thừa, Tiểu học và Mầm non thiếu).
Ngoài ra, chương trình giáo dục phổ thông mới (2018) có nhiều thay đổi về cơ cấu môn học nên có môn thừa, có môn thiếu. Từ năm học 2021-2022 trở về trước, môn tiếng Anh và Tin học ở tiểu học là tự chọn. Các môn Âm nhạc, Mỹ thuật không có trong chương trình THPT. Theo chương trình mới, tiếng Anh, Tin học trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3; Âm nhạc, Mỹ thuật được đưa vào là môn lựa chọn từ lớp 10 nên việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên gặp nhiều khó khăn.
Để khắc phục, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với ngành Nội vụ hướng dẫn các địa phương tuyển dụng hết chỉ tiêu biên chế được giao, ưu tiên tuyển trước số giáo viên ở các bộ môn còn thiếu nhiều. Trong trường hợp chưa kịp tuyển dụng giáo viên, các địa phương sẽ hợp đồng với sinh viên mới ra trường và những giáo viên đã nghỉ hưu, còn đủ sức khỏe và tâm huyết với nghề. Ngoài ra, tỉnh bố trí giáo viên dạy liên trường, liên cấp, dạy tăng tiết.
Chủ tịch HĐND Đỗ Trọng Hưng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tuyển hết chỉ tiêu trước năm học mới. Nếu đơn vị, cơ quan liên quan chậm trễ, gây khó khăn thì cần kiểm điểm trách nhiệm, thậm chí xử lý kỷ luật.
Ngoài ra, ông Hưng lưu ý sắp xếp lại mạng lưới trường lớp, điều động, biệt phái giáo viên. Theo ông, có tình trạng "quá nhiều trường lớp" hoặc những trường không thiếu vẫn có giáo viên về, trường đang thiếu nhưng giáo viên vẫn đi.

Tính đến cuối năm 2022, cả nước thiếu hơn 100.000 giáo viên, chủ yếu ở bậc mầm non, tiểu học, và với một số môn học theo chương trình mới như Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Tiếng Anh, tích hợp. Trong đó, Thanh Hóa và Hà Nội là hai địa phương thiếu giáo viên nhiều nhất.
Hồi tháng 7 năm ngoái, Bộ Chính trị giao bổ sung 65.980 biên chế cho ngành giáo dục, riêng năm học 2022-2023 là 27.850. Tuy nhiên, đầu tháng 5/2023, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương mới tuyển được 15.540 giáo viên.
Các chuyên gia nhận định điều này do nhiều nguyên nhân, ngoài lương bổng không hấp dẫn, áp lực cao, còn do dự báo nhu cầu, kế hoạch đào tạo cho chương trình mới bất cập, dẫn đến thiếu nguồn để tuyển dụng.
 
Bên trên