Nguyễn Tấn Sang
Bán xe 🚗
‘Cơn ác mộng’ của các công ty thịt nhân tạo: Tính sản xuất 20.000kg thịt/năm nhưng mỗi tháng chỉ bán được 4 lạng, sử dụng loại tế bào có thể gây ung thư
Mười năm trước, tại một sự kiện ở London, các nhà nghiên cứu chia nhau thử miếng thịt bò trị giá 330.000 USD. Chúng được tạo ra bởi Mark Post thông qua quy trình nuôi cấy tế bào phức tạp kéo dài suốt 6 tuần để phát triển 20.000 sợi cơ. Sau khi hoàn thiện, những sợi mô cơ nhỏ sẽ được lấy ra bằng tay và ép thành miếng.
Mark Post kỳ vọng trong khoảng 1 thập kỷ nữa, thịt nuôi cấy sẽ xuất hiện trong khaắp các siêu thị. Con người thích ăn thịt, nhưng điều đó có hại cho môi trường. Thay vì thuyết phục họ bỏ bữa, tại sao chúng ta không nuôi cấy thịt trong phòng thí nghiệm?
Upside Foods là một trong những công ty nuôi cấy thịt thành công nhất ngành. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ hồi năm ngoái đã công nhận loại thịt gà do công ty này sản xuất vừa an toàn, vừa chất lượng.
“Quy trình của chúng tôi rất đơn giản: lấy một số tế bào từ động vật, sau đó cho chúng trải qua các phản ứng sinh học mô. Thịt ngon và rất giàu protein”, Uma Valeti, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành Upside Foods nói: “Lượng khí thải nhà kính từ quy trình của chúng tôi thấp hơn 90% so với ngành chăn nuôi truyền thống”.
Lời hứa hẹn ngày càng táo bạo. Thậm chí ngay cả khi không có sản phẩm cấp thương mại hoặc nhu cầu tiêu dùng rõ ràng, tiền giới đầu tư vẫn đổ đều vào lĩnh vực nuôi cấy thịt. Theo Viện Thực phẩm, một tổ chức tư vấn phi lợi nhuận về các loại protein thay thế, ngành này đang tồn tại 156 công ty tính đến cuối năm 2022, đồng thời huy động thành công 2,78 tỷ USD. Các công ty khởi nghiệp cho biết họ sẽ làm mọi thứ từ tôm, lợn, cá, thậm chí cả sữa mẹ.
Theo đại diện Upside, các sản phẩm của họ ít chất béo xấu, vậy nên có thể cứu sống “hàng tỷ người”. Công ty dự tính sản xuất hơn 50.000 pound (hơn 20.000kg) sản phẩm mỗi năm và gần đây còn công bố kế hoạch xây nhà máy sản xuất thịt thương mại rộng 17 nghìn mét vuông.
Tuy nhiên, hiện tại, Upside chỉ bán được 1 pound ( hơn 4 lạng) thịt gà mỗi tháng. Đại diện công ty thừa nhận “sự đổi mới hiếm khi sẽ diễn ra theo một đường thẳng và liên tục”.
Theo lời kể của một số nhân viên cũ, Upside hiện đang phát triển một lượng rất nhỏ các tế bào da gà. Chúng có hàm lượng cholesterol và chì cao hơn so với gà thật. Câu hỏi đặt ra lúc này, là tại sao chúng ta lại theo đuổi giấc mơ thịt gà nuôi trong phòng thí nghiệm? Đối với Valeti, nuôi cấy thịt là để cứu sống động vật.
Thông thường, các công ty thịt nuôi cấy nhận thức rõ những thách thức về mặt kỹ thuật cũng như chi phí khi gia nhập ngành. Chính vì vậy, họ quyết định phát triển các giống lai làm từ thịt dựa trên tế bào, sau đó cho thêm chất độn làm từ thực vật.
Tuy nhiên, Valeti muốn “làm điều không tưởng”. Upside thuê cựu cơ quan quản lý của FDA Eric Schulze, giao cho người đàn ông này phụ trách các vấn đề pháp lý, để rồi đến tháng 11/2022, trở thành công ty nuôi cấy thịt đầu tiên được FDA chấp thuận.
Sự bất tử - Upside viết trong hồ sơ của mình, là chìa khóa. Một tế bào bình thường (sơ cấp) lấy từ động vật sẽ không thể tái tạo mãi mãi. Công ty muốn nuôi cấy một lượng thịt đáng kể mà không cần liên tục lấy tế bào từ động vật sống sẽ phải biến tế bào sơ cấp thành tế bào bất tử.
Ba công ty khởi nghiệp lớn trong lĩnh vực, Believer Meats, Eat Just và Upside Foods, đang âm thầm sử dụng loại tế bào này - thứ mà hầu hết mọi người chưa bao giờ cố thử. Chúng, về mặt kỹ thuật, được cho là có thể gây ung thư.
“Đừng lo lắng” - Các nhà nghiên cứu ung thư nổi tiếng nói với Bloomberg Businessweek vì những tế bào này không phải của con người. Điều chúng ta nên lo là khả năng gây ung thư từ những loại thịt nuôi trong trang trại cơ.
Theo Bloomberg, các công ty sản xuất thịt nuôi cấy đang cố gắng không để thông tin tiêu cực trên lưu giữ trong tâm trí khách hàng. Ngay cả khi loại thịt này không gây ung thư, việc mọi người nhắc đi nhắc lại một vấn đề sẽ khiến chúng không còn ngon và thú vị nữa.
Theo Giám đốc khoa học của Believer Meats Yaakov Nahmias, công ty này sử dụng tế bào bất tử trong gà nuôi cấy và chúng hoàn toàn vô hại. Eric Schulze, phó Chủ tịch phụ trách các vấn đề khoa học và quy định toàn cầu của Upside Foods, thì cho biết công ty ủng hộ sự chấp thuận của FDA và các quy định an toàn. “Quy trình chúng tôi áp dụng đã có từ nhiều thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ nay trong sản xuất thực phẩm. Sản phẩm của chúng tôi an toàn như thịt gà bạn ăn hàng ngày”.
Tuy nhiên, phỏng vấn với những người đồng ngành cho thấy, rõ rằng, ngành công nghiệp thịt nuôi cấy vẫn đang lo lắng về rủi ro tế bào bất tử. Cơn ác mộng này đã trở thành chủ đề lặp đi lặp lại của những người trong cuộc.
“Đó là điều xảy ra khá thường xuyên,” Kimberly Ong, chuyên gia tư vấn tại công ty an toàn công nghệ sinh học Vireo Advisors LLC, cho biết trong một bài phát biểu tại Brooklyn. Một số công ty khởi nghiệp thậm chí đã phải tránh sử dụng hoàn toàn các tế bào bất tử dù điều này khiến họ mất nhiều thời gian và tiền bạc hơn.
Các công ty thịt nuôi cấy vẫn còn một chặng đường dài trước khi có thể sản xuất hàng loạt với giá cả phải chăng. Nếu vượt qua được những rào cản trên trong một hoặc hai thập kỷ tới, họ sẽ có thể tái tạo lại ngành kinh doanh thịt trị giá hàng nghìn tỷ USD; song nếu thất bại, bánh mì kẹp thịt giả chay nhiều chất béo sẽ vẫn là sự lựa chọn thay thế tốt nhất trong một thời gian dài.
Được biết, tế bào bất tử đã được sử dụng trong các nghiên cứu y học từ đầu những năm 1950, khi dòng tế bào bất tử đầu tiên của một phụ nữ bị ung thư tên Henrietta Lacks được nuôi cấy thành công trong phòng thí nghiệm. Lacks sau đó được nhiều người coi là nạn nhân của y đức vì các tế bào của cô bị lấy đi mà không hề có sự xin phép.
Ngày nay, một số loại vaccine cũng được phát triển bằng cách sử dụng tế bào bất tử của con người. Quá trình này rất giống với việc làm thịt nuôi cấy. Chúng được nuôi trong lò phản ứng sinh học để rồi cuối cùng tạo ra khối tế bào nặng hàng nghìn pound.
Mười năm trước, tại một sự kiện ở London, các nhà nghiên cứu chia nhau thử miếng thịt bò trị giá 330.000 USD. Chúng được tạo ra bởi Mark Post thông qua quy trình nuôi cấy tế bào phức tạp kéo dài suốt 6 tuần để phát triển 20.000 sợi cơ. Sau khi hoàn thiện, những sợi mô cơ nhỏ sẽ được lấy ra bằng tay và ép thành miếng.
Mark Post kỳ vọng trong khoảng 1 thập kỷ nữa, thịt nuôi cấy sẽ xuất hiện trong khaắp các siêu thị. Con người thích ăn thịt, nhưng điều đó có hại cho môi trường. Thay vì thuyết phục họ bỏ bữa, tại sao chúng ta không nuôi cấy thịt trong phòng thí nghiệm?
Upside Foods là một trong những công ty nuôi cấy thịt thành công nhất ngành. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ hồi năm ngoái đã công nhận loại thịt gà do công ty này sản xuất vừa an toàn, vừa chất lượng.
“Quy trình của chúng tôi rất đơn giản: lấy một số tế bào từ động vật, sau đó cho chúng trải qua các phản ứng sinh học mô. Thịt ngon và rất giàu protein”, Uma Valeti, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành Upside Foods nói: “Lượng khí thải nhà kính từ quy trình của chúng tôi thấp hơn 90% so với ngành chăn nuôi truyền thống”.
Lời hứa hẹn ngày càng táo bạo. Thậm chí ngay cả khi không có sản phẩm cấp thương mại hoặc nhu cầu tiêu dùng rõ ràng, tiền giới đầu tư vẫn đổ đều vào lĩnh vực nuôi cấy thịt. Theo Viện Thực phẩm, một tổ chức tư vấn phi lợi nhuận về các loại protein thay thế, ngành này đang tồn tại 156 công ty tính đến cuối năm 2022, đồng thời huy động thành công 2,78 tỷ USD. Các công ty khởi nghiệp cho biết họ sẽ làm mọi thứ từ tôm, lợn, cá, thậm chí cả sữa mẹ.
Theo đại diện Upside, các sản phẩm của họ ít chất béo xấu, vậy nên có thể cứu sống “hàng tỷ người”. Công ty dự tính sản xuất hơn 50.000 pound (hơn 20.000kg) sản phẩm mỗi năm và gần đây còn công bố kế hoạch xây nhà máy sản xuất thịt thương mại rộng 17 nghìn mét vuông.
Tuy nhiên, hiện tại, Upside chỉ bán được 1 pound ( hơn 4 lạng) thịt gà mỗi tháng. Đại diện công ty thừa nhận “sự đổi mới hiếm khi sẽ diễn ra theo một đường thẳng và liên tục”.
Theo lời kể của một số nhân viên cũ, Upside hiện đang phát triển một lượng rất nhỏ các tế bào da gà. Chúng có hàm lượng cholesterol và chì cao hơn so với gà thật. Câu hỏi đặt ra lúc này, là tại sao chúng ta lại theo đuổi giấc mơ thịt gà nuôi trong phòng thí nghiệm? Đối với Valeti, nuôi cấy thịt là để cứu sống động vật.
Thông thường, các công ty thịt nuôi cấy nhận thức rõ những thách thức về mặt kỹ thuật cũng như chi phí khi gia nhập ngành. Chính vì vậy, họ quyết định phát triển các giống lai làm từ thịt dựa trên tế bào, sau đó cho thêm chất độn làm từ thực vật.
Tuy nhiên, Valeti muốn “làm điều không tưởng”. Upside thuê cựu cơ quan quản lý của FDA Eric Schulze, giao cho người đàn ông này phụ trách các vấn đề pháp lý, để rồi đến tháng 11/2022, trở thành công ty nuôi cấy thịt đầu tiên được FDA chấp thuận.
Sự bất tử - Upside viết trong hồ sơ của mình, là chìa khóa. Một tế bào bình thường (sơ cấp) lấy từ động vật sẽ không thể tái tạo mãi mãi. Công ty muốn nuôi cấy một lượng thịt đáng kể mà không cần liên tục lấy tế bào từ động vật sống sẽ phải biến tế bào sơ cấp thành tế bào bất tử.
Ba công ty khởi nghiệp lớn trong lĩnh vực, Believer Meats, Eat Just và Upside Foods, đang âm thầm sử dụng loại tế bào này - thứ mà hầu hết mọi người chưa bao giờ cố thử. Chúng, về mặt kỹ thuật, được cho là có thể gây ung thư.
“Đừng lo lắng” - Các nhà nghiên cứu ung thư nổi tiếng nói với Bloomberg Businessweek vì những tế bào này không phải của con người. Điều chúng ta nên lo là khả năng gây ung thư từ những loại thịt nuôi trong trang trại cơ.
Theo Bloomberg, các công ty sản xuất thịt nuôi cấy đang cố gắng không để thông tin tiêu cực trên lưu giữ trong tâm trí khách hàng. Ngay cả khi loại thịt này không gây ung thư, việc mọi người nhắc đi nhắc lại một vấn đề sẽ khiến chúng không còn ngon và thú vị nữa.
Theo Giám đốc khoa học của Believer Meats Yaakov Nahmias, công ty này sử dụng tế bào bất tử trong gà nuôi cấy và chúng hoàn toàn vô hại. Eric Schulze, phó Chủ tịch phụ trách các vấn đề khoa học và quy định toàn cầu của Upside Foods, thì cho biết công ty ủng hộ sự chấp thuận của FDA và các quy định an toàn. “Quy trình chúng tôi áp dụng đã có từ nhiều thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ nay trong sản xuất thực phẩm. Sản phẩm của chúng tôi an toàn như thịt gà bạn ăn hàng ngày”.
Tuy nhiên, phỏng vấn với những người đồng ngành cho thấy, rõ rằng, ngành công nghiệp thịt nuôi cấy vẫn đang lo lắng về rủi ro tế bào bất tử. Cơn ác mộng này đã trở thành chủ đề lặp đi lặp lại của những người trong cuộc.
“Đó là điều xảy ra khá thường xuyên,” Kimberly Ong, chuyên gia tư vấn tại công ty an toàn công nghệ sinh học Vireo Advisors LLC, cho biết trong một bài phát biểu tại Brooklyn. Một số công ty khởi nghiệp thậm chí đã phải tránh sử dụng hoàn toàn các tế bào bất tử dù điều này khiến họ mất nhiều thời gian và tiền bạc hơn.
Các công ty thịt nuôi cấy vẫn còn một chặng đường dài trước khi có thể sản xuất hàng loạt với giá cả phải chăng. Nếu vượt qua được những rào cản trên trong một hoặc hai thập kỷ tới, họ sẽ có thể tái tạo lại ngành kinh doanh thịt trị giá hàng nghìn tỷ USD; song nếu thất bại, bánh mì kẹp thịt giả chay nhiều chất béo sẽ vẫn là sự lựa chọn thay thế tốt nhất trong một thời gian dài.
Được biết, tế bào bất tử đã được sử dụng trong các nghiên cứu y học từ đầu những năm 1950, khi dòng tế bào bất tử đầu tiên của một phụ nữ bị ung thư tên Henrietta Lacks được nuôi cấy thành công trong phòng thí nghiệm. Lacks sau đó được nhiều người coi là nạn nhân của y đức vì các tế bào của cô bị lấy đi mà không hề có sự xin phép.
Ngày nay, một số loại vaccine cũng được phát triển bằng cách sử dụng tế bào bất tử của con người. Quá trình này rất giống với việc làm thịt nuôi cấy. Chúng được nuôi trong lò phản ứng sinh học để rồi cuối cùng tạo ra khối tế bào nặng hàng nghìn pound.