Hải Vy
Well-known member
Cuộc chiến công nghệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục nóng bỏng khi Mỹ xem xét chấm dứt gia hạn thoả thuận hợp tác khoa học kéo dài suốt bốn thập kỷ qua.
Quốc hội Mỹ đang cân nhắc không gia hạn một thoả thuận khoa học và công nghệ quan trọng với nền kinh tế thứ hai thế giới nhằm hạn chế những tiến bộ về công nghệ và quân sự của nước này.
Theo đó, Hiệp ước Khoa học và Công nghệ (STA) đã tồn tại bốn thập kỷ giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ bị đình chỉ khi Washington cho rằng Bắc Kinh có thể lợi dụng các điều khoản để hiện đại hoá quân đội của họ và đe doạ lợi ích quốc gia.
STA được ký kết khi Mỹ - Trung thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1979 và kể từ đó được gia hạn mỗi 5 năm một lần. Đây cũng là cầu nối dọn đường cho hai nước hợp tác trong các lĩnh vực từ khoa học khí quyển và nông nghiệp đến nghiên cứu vật lý và hóa học cơ bản.
Cuộc chiến công nghệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng căng thẳng.
Thoả thuận này dự kiến hết hạn vào ngày 27/8 năm nay, làm dấy lên lo ngại thành tựu khoa học và thương mại của Mỹ có thể bị đánh cắp, giữa bối cảnh quan hệ song phương và thương mại giữa hai siêu cường đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Một uỷ ban về Trung Quốc tại Hạ viện Mỹ đã gửi thư tới Ngoại trưởng Antony Blinken bày tỏ quan ngại về các dự án khoa học công nghệ chung giữa hai nước, có sử dụng nhiều công nghệ “lưỡng dụng” như phương pháp phân tích hình ảnh vệ tinh hay sử dụng máy bay không người lái quản lý thuỷ lợi.
Bức thư viện dẫn vụ việc xảy ra tháng 2 năm nay khi Bắc Kinh bị cáo buộc “theo dõi các địa điểm quân sự trên lãnh thổ Mỹ” bằng các khinh khí cầu sử dụng công nghệ giống hệt trong dự án giữa Cục Khí tượng Trung Quốc và Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ theo khuôn khổ STA.
Trong khi đó, những người ủng hộ thoả thuận cho rằng nếu không có STA, Mỹ sẽ mất một kênh thông tin quan trọng về những tiến bộ công nghệ của Trung Quốc. Song, nhìn chung giới bình luận nhận định thoả thuận này cần được sửa đổi về cơ bản để bảo vệ lợi ích Washington khi “cọ sát” chiến lược với Bắc Kinh.
“Vòng vây” bán dẫn ngày càng siết chặt
Về phần mình, Trung Quốc đang quay cuồng dưới áp lực hạn chế xuất khẩu chip mà Mỹ áp đặt vào tháng 10 năm ngoái. Các nhà phân tích đại lục nói Mỹ đang phát động một “cuộc chiến tranh” công nghệ nhằm vào nước này. Nếu STA không được gia hạn, đây sẽ được coi là động thái leo thang cuộc chiến giữa hai bên.
Tháng 2/2023, một khinh khí cầu của Trung Quốc bị bắn hạ trong không phận Mỹ.
WSJ đưa tin Mỹ đang xem xét các hạn chế mới đối với xuất khẩu chip trí tuệ nhân tạo (AI) sang Trung Quốc, khiến cổ phiếu của các công ty như Nvidia và Advanced Micro Devices giảm mạnh gần như ngay lập tức.
Theo đó, Bộ Thương mại sẽ ngừng cấp phép xuất khẩu chip sản xuất bởi Nvidia và các nhà sản xuất chip khác cho người tiêu dùng ở Trung Quốc sớm nhất vào tháng 7 tới.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden không giấu giếm sự thật rằng họ muốn kiểm soát xuất khẩu một số loại chip tiên tiến mà họ cho là có ứng dụng quân sự và được sử dụng trong các hệ thống đe dọa tới Mỹ và đồng minh.
Chất bán dẫn, một thành phần thiết yếu của hầu hết các thiết bị điện tử, đã trở thành một chiến trường quan trọng trong tranh chấp giữa Washington và Bắc Kinh về quyền tiếp cận công nghệ quan trọng. Những con chip này được sử dụng trong nhiều hệ thống khác nhau, từ máy bay chiến đấu đến điện thoại di động cho đến các thiết bị gia dụng như tủ lạnh.
Chiến dịch “bóc, tách” Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu của Mỹ đến nay đang theo đúng tiến độ. Thông tin mới nhất cho thấy Hà Lan có thể công bố thêm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với một số loại máy đúc chip của ASML trong ngày 30/6. Trước đó, Nhật Bản cũng đã bổ sung 23 mặt hàng bán dẫn vào danh sách hạn chế xuất khẩu.
Quốc hội Mỹ đang cân nhắc không gia hạn một thoả thuận khoa học và công nghệ quan trọng với nền kinh tế thứ hai thế giới nhằm hạn chế những tiến bộ về công nghệ và quân sự của nước này.
Theo đó, Hiệp ước Khoa học và Công nghệ (STA) đã tồn tại bốn thập kỷ giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ bị đình chỉ khi Washington cho rằng Bắc Kinh có thể lợi dụng các điều khoản để hiện đại hoá quân đội của họ và đe doạ lợi ích quốc gia.
STA được ký kết khi Mỹ - Trung thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1979 và kể từ đó được gia hạn mỗi 5 năm một lần. Đây cũng là cầu nối dọn đường cho hai nước hợp tác trong các lĩnh vực từ khoa học khí quyển và nông nghiệp đến nghiên cứu vật lý và hóa học cơ bản.
Thoả thuận này dự kiến hết hạn vào ngày 27/8 năm nay, làm dấy lên lo ngại thành tựu khoa học và thương mại của Mỹ có thể bị đánh cắp, giữa bối cảnh quan hệ song phương và thương mại giữa hai siêu cường đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Một uỷ ban về Trung Quốc tại Hạ viện Mỹ đã gửi thư tới Ngoại trưởng Antony Blinken bày tỏ quan ngại về các dự án khoa học công nghệ chung giữa hai nước, có sử dụng nhiều công nghệ “lưỡng dụng” như phương pháp phân tích hình ảnh vệ tinh hay sử dụng máy bay không người lái quản lý thuỷ lợi.
Bức thư viện dẫn vụ việc xảy ra tháng 2 năm nay khi Bắc Kinh bị cáo buộc “theo dõi các địa điểm quân sự trên lãnh thổ Mỹ” bằng các khinh khí cầu sử dụng công nghệ giống hệt trong dự án giữa Cục Khí tượng Trung Quốc và Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ theo khuôn khổ STA.
Trong khi đó, những người ủng hộ thoả thuận cho rằng nếu không có STA, Mỹ sẽ mất một kênh thông tin quan trọng về những tiến bộ công nghệ của Trung Quốc. Song, nhìn chung giới bình luận nhận định thoả thuận này cần được sửa đổi về cơ bản để bảo vệ lợi ích Washington khi “cọ sát” chiến lược với Bắc Kinh.
“Vòng vây” bán dẫn ngày càng siết chặt
Về phần mình, Trung Quốc đang quay cuồng dưới áp lực hạn chế xuất khẩu chip mà Mỹ áp đặt vào tháng 10 năm ngoái. Các nhà phân tích đại lục nói Mỹ đang phát động một “cuộc chiến tranh” công nghệ nhằm vào nước này. Nếu STA không được gia hạn, đây sẽ được coi là động thái leo thang cuộc chiến giữa hai bên.
WSJ đưa tin Mỹ đang xem xét các hạn chế mới đối với xuất khẩu chip trí tuệ nhân tạo (AI) sang Trung Quốc, khiến cổ phiếu của các công ty như Nvidia và Advanced Micro Devices giảm mạnh gần như ngay lập tức.
Theo đó, Bộ Thương mại sẽ ngừng cấp phép xuất khẩu chip sản xuất bởi Nvidia và các nhà sản xuất chip khác cho người tiêu dùng ở Trung Quốc sớm nhất vào tháng 7 tới.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden không giấu giếm sự thật rằng họ muốn kiểm soát xuất khẩu một số loại chip tiên tiến mà họ cho là có ứng dụng quân sự và được sử dụng trong các hệ thống đe dọa tới Mỹ và đồng minh.
Chất bán dẫn, một thành phần thiết yếu của hầu hết các thiết bị điện tử, đã trở thành một chiến trường quan trọng trong tranh chấp giữa Washington và Bắc Kinh về quyền tiếp cận công nghệ quan trọng. Những con chip này được sử dụng trong nhiều hệ thống khác nhau, từ máy bay chiến đấu đến điện thoại di động cho đến các thiết bị gia dụng như tủ lạnh.
Chiến dịch “bóc, tách” Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu của Mỹ đến nay đang theo đúng tiến độ. Thông tin mới nhất cho thấy Hà Lan có thể công bố thêm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với một số loại máy đúc chip của ASML trong ngày 30/6. Trước đó, Nhật Bản cũng đã bổ sung 23 mặt hàng bán dẫn vào danh sách hạn chế xuất khẩu.
(Theo EurAsian Times, Reuters)