Nguyễn Tấn Sang
Bán xe 🚗
Qua nhiều năm, Trung Quốc đã từng bước trở thành một cường quốc ô tô và phương tiện này cũng có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc sống của người dân.
Zhang Jun từng bước tiến vào đại lý Friend of Cars ở Quảng Châu, Trung Quốc vào tháng 10 năm 2006. Là nghiên cứu sinh ngành nhân loại học tại Đại học Yale, Zhang đến đó không phải để mua ô tô mà để tìm hiểu xem thị trường ô tô cá nhân đang bùng nổ của Trung Quốc đã biến đổi đất nước như thế nào. Đây là một chủ đề dường như khiến người chủ và người quản lý của đại lý thích thú. Cặp đôi đã thuê Zhang làm thực tập sinh không lương trong bốn tháng.
Điều đó đánh dấu sự khởi đầu của mối quan hệ kéo dài gần 10 năm, khi Zhang quay lại phỏng vấn nhân viên và người mua để hiểu rõ hơn về vị trí của ô tô trong cuộc sống của tầng lớp trung lưu mới nổi ở Trung Quốc.
Quyền sở hữu ô tô là một hiện tượng tương đối gần đây ở đất nước tỷ dân. Thị trường này chỉ có trước thời điểm thực tập của Zhang khoảng hơn một thập kỷ. Tuy nhiên, vào năm 2010, Trung Quốc đã trở thành nước sản xuất và bán ô tô hạng nhẹ lớn nhất trên thế giới. Nước này cũng đã hân hoan tuyên bố về sự hiện diện của một “quốc gia xe hơi”.
Vào năm 2022, người Trung Quốc đã mua hơn 26 triệu ô tô hạng nhẹ, gần gấp đôi tổng số của Mỹ. Nước này thậm chí còn xuất khẩu các khía cạnh của văn hóa xe hơi ra nước ngoài, một phần nhờ vào lĩnh vực xe sử dụng năng lượng mới đang phát triển mạnh mẽ.
Nhưng những tác dụng phụ của sự thay đổi văn hóa này đang trở nên khó bỏ qua. Ùn tắc giao thông đã trở thành chuyện bình thường ở các thành phố lớn của Trung Quốc. Vào năm 2021, hơn 70% thành phố được khảo sát đã chứng kiến sự gia tăng số lượng cư dân phải mất hơn một giờ để đi làm. Điều này cho thấy sự phân chia ngày càng tăng giữa các khu dân cư và khu thương mại.
Theo Zhang, các thành viên của tầng lớp trung lưu Trung Quốc đã coi việc sở hữu ô tô là yếu tố quan trọng để định hướng cuộc sống gia đình và xã hội của họ.
Sixth Tone đã phỏng vấn Zhang về vai trò của ô tô cá nhân ở Trung Quốc và cách chúng phản ánh bản sắc nước này cũng như các mối quan hệ xã hội.
Những “viên gạch" đầu tiên
Zhang Jun chia sẻ rằng xe sedan du nhập vào Trung Quốc vào khoảng đầu thế kỷ 20, mặc dù việc sử dụng chúng vào thời điểm đó hầu như chỉ giới hạn ở các thành phố ven biển như Thượng Hải và Quảng Châu.
Vào năm 1949, Trung Quốc đã nhanh chóng xây dựng Nhà máy ô tô đầu tiên (ở thành phố Cát Lâm) cũng như các nhà sản xuất ô tô khác.
Cuối những năm 1970, doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ và các hãng sản xuất ô tô nước ngoài như Volkswagen, Peugeot, Jeep đã tiến vào thị trường Trung Quốc. Các nhà kinh tế nước này nhận ra rằng ô tô có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Trung Quốc bằng cách thúc đẩy sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp khác như dầu mỏ, thép và phụ tùng thay thế.
Một bãi đậu xe Volkswagen ở Thượng Hải, 1996. John van Hasselt/Sygma via VCG
Đến năm 2000, “giúp các hộ gia đình mua ô tô” đã được đưa vào Kế hoạch 5 năm lần thứ 10 của Trung Quốc. Ngay sau đó, chính phủ nước này cũng đã quyết định mở cửa giúp doanh số bán hàng tăng vọt.
Ý nghĩa việc sở hữu một chiếc ô tô cá nhân tại Trung Quốc
Theo Zhang, văn hóa ô tô của Trung Quốc và Mỹ xuất hiện trong những hoàn cảnh rất khác nhau. Trong cuộc thảo luận của chuyên gia với các chủ xe Trung Quốc, từ được nhắc đến nhiều nhất thường là “tiện lợi” - sự tiện lợi khi có thể đưa con đến trường và đi mua sắm mà không cần sử dụng phương tiện công cộng.
“Điều tôi thấy thú vị là, đôi khi, mọi người có thể đánh giá cao cùng một điều, nhưng ngôn ngữ họ sử dụng để mô tả nó lại khác nhau. Ví dụ, trong bối cảnh ở Mỹ, các hoạt động như đưa con bạn đến trường bằng ô tô và lái xe đến trung tâm mua sắm sẽ được mô tả là biểu hiện của việc tự do (về mặt giờ giấc, hoạt động,....)”, Zhang nói.
Độ tuổi mà người dân mua ô tô lần đầu cũng có tác động đến cách mọi người nhìn nhận trải nghiệm đó. Ví dụ, trong văn hóa xe hơi của Mỹ, việc lấy bằng lái xe ở tuổi 18 là một nghi thức đánh dấu tuổi trưởng thành. Nhưng vào thời điểm cầm lái lần đầu tiên vào những năm 90 và 2000, hầu hết thế hệ sở hữu ô tô đầu tiên của Trung Quốc đều đã lập gia đình và có sự nghiệp nhất định. Điều tự nhiên là họ nghĩ đến việc sở hữu ô tô theo nghĩa nó sẽ cải thiện cuộc sống gia đình họ như thế nào, như một biểu hiện của sự hiếu thảo hay hỗ trợ đưa con cái đến trường.
Cận cảnh ô tô điện mới của Sony và Honda: Trang bị AI, có thể điều khiển bằng tay cầm PS5, tích hợp cả Unreal Engine 5
Zhang Jun từng bước tiến vào đại lý Friend of Cars ở Quảng Châu, Trung Quốc vào tháng 10 năm 2006. Là nghiên cứu sinh ngành nhân loại học tại Đại học Yale, Zhang đến đó không phải để mua ô tô mà để tìm hiểu xem thị trường ô tô cá nhân đang bùng nổ của Trung Quốc đã biến đổi đất nước như thế nào. Đây là một chủ đề dường như khiến người chủ và người quản lý của đại lý thích thú. Cặp đôi đã thuê Zhang làm thực tập sinh không lương trong bốn tháng.
Điều đó đánh dấu sự khởi đầu của mối quan hệ kéo dài gần 10 năm, khi Zhang quay lại phỏng vấn nhân viên và người mua để hiểu rõ hơn về vị trí của ô tô trong cuộc sống của tầng lớp trung lưu mới nổi ở Trung Quốc.
Quyền sở hữu ô tô là một hiện tượng tương đối gần đây ở đất nước tỷ dân. Thị trường này chỉ có trước thời điểm thực tập của Zhang khoảng hơn một thập kỷ. Tuy nhiên, vào năm 2010, Trung Quốc đã trở thành nước sản xuất và bán ô tô hạng nhẹ lớn nhất trên thế giới. Nước này cũng đã hân hoan tuyên bố về sự hiện diện của một “quốc gia xe hơi”.
Vào năm 2022, người Trung Quốc đã mua hơn 26 triệu ô tô hạng nhẹ, gần gấp đôi tổng số của Mỹ. Nước này thậm chí còn xuất khẩu các khía cạnh của văn hóa xe hơi ra nước ngoài, một phần nhờ vào lĩnh vực xe sử dụng năng lượng mới đang phát triển mạnh mẽ.
Nhưng những tác dụng phụ của sự thay đổi văn hóa này đang trở nên khó bỏ qua. Ùn tắc giao thông đã trở thành chuyện bình thường ở các thành phố lớn của Trung Quốc. Vào năm 2021, hơn 70% thành phố được khảo sát đã chứng kiến sự gia tăng số lượng cư dân phải mất hơn một giờ để đi làm. Điều này cho thấy sự phân chia ngày càng tăng giữa các khu dân cư và khu thương mại.
Theo Zhang, các thành viên của tầng lớp trung lưu Trung Quốc đã coi việc sở hữu ô tô là yếu tố quan trọng để định hướng cuộc sống gia đình và xã hội của họ.
Sixth Tone đã phỏng vấn Zhang về vai trò của ô tô cá nhân ở Trung Quốc và cách chúng phản ánh bản sắc nước này cũng như các mối quan hệ xã hội.
Những “viên gạch" đầu tiên
Zhang Jun chia sẻ rằng xe sedan du nhập vào Trung Quốc vào khoảng đầu thế kỷ 20, mặc dù việc sử dụng chúng vào thời điểm đó hầu như chỉ giới hạn ở các thành phố ven biển như Thượng Hải và Quảng Châu.
Vào năm 1949, Trung Quốc đã nhanh chóng xây dựng Nhà máy ô tô đầu tiên (ở thành phố Cát Lâm) cũng như các nhà sản xuất ô tô khác.
Cuối những năm 1970, doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ và các hãng sản xuất ô tô nước ngoài như Volkswagen, Peugeot, Jeep đã tiến vào thị trường Trung Quốc. Các nhà kinh tế nước này nhận ra rằng ô tô có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Trung Quốc bằng cách thúc đẩy sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp khác như dầu mỏ, thép và phụ tùng thay thế.
Một bãi đậu xe Volkswagen ở Thượng Hải, 1996. John van Hasselt/Sygma via VCG
Đến năm 2000, “giúp các hộ gia đình mua ô tô” đã được đưa vào Kế hoạch 5 năm lần thứ 10 của Trung Quốc. Ngay sau đó, chính phủ nước này cũng đã quyết định mở cửa giúp doanh số bán hàng tăng vọt.
Ý nghĩa việc sở hữu một chiếc ô tô cá nhân tại Trung Quốc
Theo Zhang, văn hóa ô tô của Trung Quốc và Mỹ xuất hiện trong những hoàn cảnh rất khác nhau. Trong cuộc thảo luận của chuyên gia với các chủ xe Trung Quốc, từ được nhắc đến nhiều nhất thường là “tiện lợi” - sự tiện lợi khi có thể đưa con đến trường và đi mua sắm mà không cần sử dụng phương tiện công cộng.
“Điều tôi thấy thú vị là, đôi khi, mọi người có thể đánh giá cao cùng một điều, nhưng ngôn ngữ họ sử dụng để mô tả nó lại khác nhau. Ví dụ, trong bối cảnh ở Mỹ, các hoạt động như đưa con bạn đến trường bằng ô tô và lái xe đến trung tâm mua sắm sẽ được mô tả là biểu hiện của việc tự do (về mặt giờ giấc, hoạt động,....)”, Zhang nói.
Độ tuổi mà người dân mua ô tô lần đầu cũng có tác động đến cách mọi người nhìn nhận trải nghiệm đó. Ví dụ, trong văn hóa xe hơi của Mỹ, việc lấy bằng lái xe ở tuổi 18 là một nghi thức đánh dấu tuổi trưởng thành. Nhưng vào thời điểm cầm lái lần đầu tiên vào những năm 90 và 2000, hầu hết thế hệ sở hữu ô tô đầu tiên của Trung Quốc đều đã lập gia đình và có sự nghiệp nhất định. Điều tự nhiên là họ nghĩ đến việc sở hữu ô tô theo nghĩa nó sẽ cải thiện cuộc sống gia đình họ như thế nào, như một biểu hiện của sự hiếu thảo hay hỗ trợ đưa con cái đến trường.
Cận cảnh ô tô điện mới của Sony và Honda: Trang bị AI, có thể điều khiển bằng tay cầm PS5, tích hợp cả Unreal Engine 5