10+ cách tuyệt vời giúp tăng cường khả năng tư duy sáng tạo trong công việc

nguyenphuonganh

Well-known member
Cách rèn luyện tư duy sáng tạo không khó. Bài viết sẽ tổng hợp cho bạn những phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo đơn giản nhưng hiệu quả.

Sáng tạo là việc tìm thấy những cách mới để giải quyết vấn đề và tiếp cận tình huống nào đó. Đây không phải kỹ năng chỉ cần thiết với các nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà văn hay người làm công việc tư duy logic. Nó là một kỹ năng hữu ích với tất cả mọi người.

Thực tế không phải ai sinh ra đã có tài năng sáng tạo. Dù không phải lợi thế bẩm sinh, bạn vẫn có thể cải thiện nó mỗi ngày nhờ những bí kíp “nhỏ mà có võ” dưới đây.

1. Học cách thư giãn
Bằng cách học thư giãn, não bộ của bạn sẽ được làm tươi mới hơn. Khi đó sự sáng tạo sẽ xuất hiện một cách tự nhiên. Có rất nhiều cách để thư giãn và giải phóng tâm trí của bạn. Một số hành động đơn giản như đi bộ trong công viên, đi bộ trên bãi biển, chơi các môn thể thao yêu thích hoặc làm bất kỳ hoạt động nào mà bạn cảm thấy thích thú để được thư giãn.

Học cách thư giãn


2. Ngồi thiền
Khi ngồi thiền trong không gian yên lặng, tất cả những suy nghĩ, lo lắng, bận tâm của bạn hầu như sẽ biến mất. Có được sự bình yên trong tâm trí, đầu óc sẽ được khai sáng cùng với nhiều suy nghĩ sáng tạo và ý tưởng tuyệt vời. Bằng nhiều kỹ thuật ngồi thiền khác nhau, hãy dành một sự bình tĩnh bên trong khi não bộ hoạt động tốt hơn để có được nhiều suy nghĩ sáng tạo và ý tưởng tốt hơn.


3. Ghi lại những ý tưởng
Mỗi khi có một ý tưởng mới xuất hiện trong đầu, bạn nên ghi lại ngay lập tức. Đây là một thói quen tốt giúp bộ não của bạn tiếp tục sản sinh ra những ý tưởng tuyệt vời. Hơn nữa, việc ghi lại ý tưởng sẽ giúp bạn không còn lo lắng về việc quên những ý tưởng vừa xuất hiện nữa. Khi đó, đầu óc sẽ được thoải mái, minh mẫn hơn và đó là yếu tố giúp cho bạn có được sự sáng tạo tốt hơn.

Ghi lại những ý tưởng


4. Mở rộng sự sáng tạo với những điều bạn quan tâm
Hãy ghi ra danh sách những điều bạn quan tâm và yêu thích trong cuộc sống giúp mở rộng quá trình suy nghĩ sáng tạo. Bạn có thể chia sẻ danh sách những điều bạn yêu thích trên trang blog cá nhân, trên Facebook hoặc chia sẻ cho bạn bè của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể đọc danh sách những điều mà bạn bè bạn mình quan tâm, nó cũng giúp bạn có được sự sáng tạo đó.

5. Ngưng chỉ trích bản thân
Hãy dừng việc chỉ trích và tự dằn vặt bản thân nhé. Biết chấp nhận và hài lòng với những gì bạn đang có là cách tốt nhất để cải thiện bản thân. Bạn là người sáng tạo và việc có niềm tin không giới hạn vào bản thân sẽ không bó buộc sự sáng tạo của bạn.

Ngưng chỉ trích bản thân



6. Loại bỏ áp lực từ sự kỳ vọng
Loại bỏ được những kỳ vọng của bản thân, cũng chính là cách loại bỏ căng thẳng về kết quả công việc của mình. Hãy đặt tình yêu và niềm đam mê vào công việc, không cần phải đặt kỳ vọng quá cao vào kết quả đạt được. Khi đó bạn sẽ có được những sự sáng tạo tuyệt vời và đạt được những kết quả công việc tốt hơn nhiều so với những gì bạn mong đợi.

7. Dành thời gian đọc sách
Đọc sách là cách tốt nhất để thư giãn đầu óc. Đọc sách giúp bạn mở mang đầu óc với những cách suy nghĩ mới mẻ và từ đó thúc đẩy sự sáng tạo trong bạn.

Nếu bạn không thích đọc sách cũng không sao, đừng có ép bản thân đọc nhiều sách. Hãy bắt đầu đọc sách với những chủ đề bạn thực sự yêu thích. Mỗi ngày dành ra 30 phút đọc sách là một điều tuyệt vời. Một khi đọc sách trở thành thói quen hàng ngày, bạn sẽ thấy việc đọc sách trở thành một việc rất nhẹ nhàng, lúc đó mỗi tháng bạn sẽ đọc ít nhất 1 đến 2 quyển sách.

Dành thời gian đọc sách


8. Nghe nhạc cổ điển
Não bộ của bạn sẽ hoạt động tốt hơn và sáng tạo hơn khi nghe nhạc cổ điển. Ví dụ như nhà bác học Albert Einstein nhận ra rằng, ông sẽ luôn luôn có sự sáng tạo khi nghe nhạc Mozart. Ông cũng nhận ra rằng những tác phẩm nhạc Mozart giúp tập trung suy nghĩ, mặc dù đến giờ vẫn chưa giải thích được lý do tại sao lại vậy.

Ngày nay, nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng âm nhạc làm thúc đẩy tư duy sáng tạo. Sự sáng tạo và cách thể hiện của não bộ làm tăng cường tác động tích cực bằng những tần số tích cực, được biết đến như nhạc đơn âm (iscochronic tones) và nhịp song âm (binaural beats).

Khoa học chứng minh, với một số tần số nhất định của âm nhạc sẽ có tác động tích cực đến bộ não của chúng ta, giúp cải thiện suy nghĩ và từ đó chúng ta sáng tạo hơn. Khi nghe nhạc Mozart bằng tai nghe stereo, bạn nhanh chóng chú ý sự gia tăng trong suy nghĩ và sáng tạo.

9. Làm những điều mới mẻ
Làm những điều mới mẻ



Nếu muốn tạo ra sự sáng tạo lớn, mang lại nhiều ý tưởng mới, làm thứ gì đó mà trước giờ bạn chưa từng làm, bất cứ điều gì mà bạn muốn làm như việc nhảy dù hoặc nhảy bungee, thì hãy dành thời gian để làm điều đó. Khi làm những điều mới mẻ, những điều mà trước giờ bạn chưa làm bao giờ sẽ có rất nhiều ý tưởng mới và nó cũng cho bạn sự sáng tạo tuyệt vời.

Hãy làm những điều bạn thực sự muốn làm mà chưa thực hiện được nhé. Các trò chơi mạo hiểm, cảm giác mạnh có phải là một gợi ý tốt cho bạn?

10. Thực hành hàng ngày để có được sự hoàn hảo
Muốn có được những kỹ năng tốt, bạn cần thực hành hàng ngày. Nếu thích viết blog thì bạn phải viết hàng ngày. Nếu muốn trở thành một người thiết kế giỏi, bạn phải thiết kế hàng ngày. Sự nỗ lực hàng ngày cộng với sự sáng tạo sẽ giúp bạn đạt tới sự hoàn hảo trong công việc và cuộc sống.

11. Mạo hiểm
Khi nhắc tới xây dựng các kỹ năng mới, bạn phải sẵn sàng chấp nhập rủi ro để nâng cao khả năng của bản thân. Mặc dù không phải mọi nỗ lực đều dẫn tới thành công, bạn vẫn sẽ cải thiện được tài năng sáng tạo cũng như xây dựng các kỹ năng cần thiết cho tương lai.

Ví dụ, chia sẻ công việc trong một khóa học viết sáng tạo có thể đáng sợ với nhiều người. Thế nhưng đánh giá, phản hồi bạn nhận được từ bạn học và giáo viên có thể là vô giá.

12. Trao thưởng cho sự tò mò
Một rào cản phổ biến trong việc phát triển tư duy sáng tạo là cảm giác tò mò lại bị xem là một tật xấu. Thay vì chỉ trích bản thân vì âm thầm theo dõi một lỗ hổng trên Internet, hãy tự trao thưởng cho bản thân khi bạn tò mò về thứ gì đó mới lạ. Tự trao cơ hội cho bản thân và thời gian để khám phá những chủ đề mới.

Trao thưởng cho bản thân rất quan trọng, nhưng phát triển động lực nội tại cũng quan trọng không kém. Đôi khi, phần thưởng thật sự của tư duy sáng tạo là chính là quá trình, sự tiến bộ, không phải sản phẩm.

13. Chiến đấu với nỗi sợ thất bại
Nỗi sợ mắc lỗi hay thất bại có thể ngăn cản sự tiến bộ của bạn. Bất cứ khi nào bạn thấy mình có những cảm xúc như vậy, hãy nhắc nhở bản thân rằng sai lầm chỉ là một phần của quá trình. Mặc dù đôi khi bạn có thể vấp ngã trên con đường sáng tạo, nhưng cuối cùng bạn sẽ đạt được mục tiêu nếu kiên trì và cố gắng.
 
Bên trên