Quang Minh
Well-known member
Mộc bản triều Nguyễn, châu bản triều Nguyễn là những di sản tư liệu thế giới của Việt Nam do UNESCO vinh danh.
Bản ''Đại Nam nhất thống chí'', cung cấp tổng quát và đầy đủ những việc, sự tích của từng tỉnh, thành từ năm Thành Thái 18 (1906) trở về trước. Ảnh: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Việt Nam hiện có 10 tư liệu di sản được UNESCO công nhận, trong đó ba di sản tư liệu thế giới, bảy tư liệu thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Mộc bản triều Nguyễn nhận bằng di sản tư liệu thế giới đầu tiên vào năm 2009. Đây là những văn bản chữ Hán hoặc chữ Nôm khắc ngược trên gỗ để in thành sách, dùng phổ biến ở thời phong kiến.
Bản thảo trên mộc bản đều được hoàng đế trực tiếp ngự lãm, phê duyệt bằng bút tích trước khi giao cho thợ khắc lên gỗ quý. Tài liệu trong hồ sơ di sản viết: ''34.555 bản khắc mộc bản đã giúp lưu lại những tác phẩm chính văn, chính sử do triều Nguyễn biên soạn, các sách kinh điển và sách lịch sử. Ngoài mặt sử liệu, sách còn có giá trị về nghệ thuật, kỹ thuật chế tác".
Năm 2011, 82 bia tiến sĩ Văn Miếu nhận bằng di sản tư liệu thế giới. Ảnh: Văn Miếu Quốc tử Giám
82 chiếc bia tương ứng số khoa thi từ năm 1484 đến 1780, ghi tên các cá nhân đỗ đại khoa. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận định đây không chỉ là nguồn tư liệu phong phú, phản ánh giai đoạn lịch sử hơn 300 năm dưới triều Lê - Mạc mà còn tạo nên bức tranh sinh động về việc tuyển chọn, đào tạo nhân tài.
Châu bản năm Tự Đức thứ 12 (1859), cho thấy nỗi trăn trở của vua với các tướng sĩ nơi chiến trường. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I
Năm 2014, hồ sơ Châu bản triều Nguyễn của Việt Nam được công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ba năm sau, UNESCO tiếp tục vinh danh châu bản là di sản tư liệu thế giới.
Châu bản triều Nguyễn gồm các tập tấu, sớ, phụng thượng dụ, chiếu, chỉ dụ, tư trình, bẩm, truyền, sai, phó, khiển từ triều vua Gia Long năm 1802 đến cuối triều hoàng đế Bảo Đại năm 1945. Những văn bản được vua ngự lãm hoặc ngự phê bằng mực màu son, truyền đạt ý chỉ hay giải quyết các vấn đề trong quản trị đất nước.
Hiện châu bản còn lại 86.000 văn bản gốc của 11 triều vua, trong đó 10 vua để lại bút tích phê duyệt bằng mực son. Hai triều của hoàng đế Dục Đức và Hiệp Hòa không có châu bản. Tuy nhiên, trong một tọa đàm hồi tháng 4, đại diện Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I cho biết khối tài liệu đang xuống cấp, một số tập bị bết dính, đóng cục như gỗ.
Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được UNESCO vinh danh là tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, năm 2012. Ảnh: Nguyễn Thiện Nhân
Theo Cục Di sản Văn hóa, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, chùa Vĩnh Nghiêm là trung tâm xuất bản lớn của Phật giáo trong nước. Hiện nơi đây còn lưu giữ 34 đầu sách với gần 3.000 bản khắc, mỗi bản có hai mặt, mỗi mặt gồm hai trang sách (âm bản) khoảng 2.000 chữ Hán, Nôm. Cục Di sản Văn hóa nhận định mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đánh dấu quá trình phát triển của hệ thống văn tự Việt Nam, chuyển từ việc sử dụng chủ yếu chữ Hán sang coi trọng và chủ động dùng chữ Nôm.
Mộc bản Trường học Phúc Giang được công nhận là di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2016. Ảnh: Báo Chính phủ
Theo Cục Di sản Văn hóa, đây là khối mộc bản duy nhất và cổ nhất về giáo dục của một dòng họ ở Việt Nam từ thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20 còn lưu giữ, hiện được bảo quản tại tư gia dòng họ Nguyễn Huy (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) và bảo tàng Hà Tĩnh.
Mộc bản Trường Giang có 379 bản, được làm từ gỗ cây thị, kích thước dài 25-30 cm, rộng 15-18 cm, dày từ 1-2 cm, khắc chữ Hán ngược, in thành ba tập sách giáo khoa: ''Tính lý toản yếu đại toàn'', ''Ngũ kinh toản yếu đại toàn'' và ''Thư viện quy lệ'', phục vụ việc dạy và học của trường Phúc Giang (Hà Tĩnh).
Thơ văn được khảm cẩn ngà voi và xương ở nội thất điện Long An. Ảnh: Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình ký ức khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2016.
Hệ thống này gồm hàng nghìn bài thơ, văn, câu đối tuyển chọn từ tác phẩm của các hoàng đế, thân vương, quan lại triều Nguyễn, được chạm khắc, tráng men hay đắp nổi trong giai đoạn 1802-1945, với nhiều chất liệu khác nhau, như gỗ, đồng, ngà voi, xương, sành sứ. Cục Di sản Văn hóa thống kê hiện ở cung đình Huế còn 2.967 ô thơ văn chạm khắc, sơn thếp trên gỗ, 146 ô thơ văn viết tráng men thành pháp lam, 88 đơn vị ô hộc, câu đối, bài văn đắp ngõa sành sứ.
Sách ''Hoàng hoa sứ trình đồ'' tổng hợp đầy đủ hành trình đi sứ Trung Hoa của Sứ bộ Đại Việt thế kỷ 18 do Thám hoa Nguyễn Huy Oánh biên tập, hiệu đính và chú thích trong các năm 1765-1768. Tập tư liệu được Nguyễn Huy Triển sao chép lại năm 1887, hiện do dòng họ Nguyễn Huy lưu giữ. Năm 2018, cuốn sách được công nhận là di sản tư liệu của Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Cục Di sản Văn hóa
Bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng nhận bằng di sản tư liệu của Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2022. Ảnh: Bảo tàng Đà Nẵng
Đây là hệ thống gồm 76 bia bằng chữ Hán và hai bia chữ Nôm được khắc trên vách đá và hang động, có nội dung, hình thức độc đáo với nhiều thể loại như ngự bút, bia ký, thơ văn, đề từ, câu đối của vua, quan triều Nguyễn và bao thế hệ tao nhân, mặc khách từng dừng chân tại Ngũ Hành Sơn từ nửa đầu thế kỷ 19 đến thập niên 1960 của thế kỷ 20.
Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh cũng là di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Đức Hùng
Di sản gồm 48 văn bản chữ Hán, Nôm do ba dòng họ Nguyễn Huy, Trần Văn và Hoàng ở làng Trường Lưu, xã Trường Lộc cũ, nay là xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc sở hữu. Bộ sưu tập văn bản được viết bằng tay, gồm 26 sắc phong gốc được các vua triều Lê, Nguyễn ban tặng, 19 tờ văn bằng của chính quyền địa phương gửi làng Trường Lưu thời Nguyễn, ba bức trướng bằng lụa trao cho những cá nhân dịp mừng thọ, đỗ đạt.
UNESCO công nhận bản đúc nổi trên Cửu đỉnh ở Thế Tổ Miếu là di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương hôm 8/5.
''Cửu đỉnh'' là chín đỉnh đồng lớn, được đặt trước sân Thế Tổ Miếu, ứng với chín gian thờ của các hoàng đế triều Nguyễn, nhằm biểu thị sự trường tồn của triều đại, vẻ giàu đẹp và thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Vua Minh Mạng cho đúc bảo vật vào năm 1835, gồm 20.000 kg đồng, chì, kẽm, hoàn thành sau hai năm. Năm 2012, ''Cửu đỉnh'' là bảo vật quốc gia. Ảnh: Võ Thạnh
Bản ''Đại Nam nhất thống chí'', cung cấp tổng quát và đầy đủ những việc, sự tích của từng tỉnh, thành từ năm Thành Thái 18 (1906) trở về trước. Ảnh: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Việt Nam hiện có 10 tư liệu di sản được UNESCO công nhận, trong đó ba di sản tư liệu thế giới, bảy tư liệu thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Mộc bản triều Nguyễn nhận bằng di sản tư liệu thế giới đầu tiên vào năm 2009. Đây là những văn bản chữ Hán hoặc chữ Nôm khắc ngược trên gỗ để in thành sách, dùng phổ biến ở thời phong kiến.
Bản thảo trên mộc bản đều được hoàng đế trực tiếp ngự lãm, phê duyệt bằng bút tích trước khi giao cho thợ khắc lên gỗ quý. Tài liệu trong hồ sơ di sản viết: ''34.555 bản khắc mộc bản đã giúp lưu lại những tác phẩm chính văn, chính sử do triều Nguyễn biên soạn, các sách kinh điển và sách lịch sử. Ngoài mặt sử liệu, sách còn có giá trị về nghệ thuật, kỹ thuật chế tác".
Năm 2011, 82 bia tiến sĩ Văn Miếu nhận bằng di sản tư liệu thế giới. Ảnh: Văn Miếu Quốc tử Giám
82 chiếc bia tương ứng số khoa thi từ năm 1484 đến 1780, ghi tên các cá nhân đỗ đại khoa. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận định đây không chỉ là nguồn tư liệu phong phú, phản ánh giai đoạn lịch sử hơn 300 năm dưới triều Lê - Mạc mà còn tạo nên bức tranh sinh động về việc tuyển chọn, đào tạo nhân tài.
Châu bản năm Tự Đức thứ 12 (1859), cho thấy nỗi trăn trở của vua với các tướng sĩ nơi chiến trường. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I
Năm 2014, hồ sơ Châu bản triều Nguyễn của Việt Nam được công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ba năm sau, UNESCO tiếp tục vinh danh châu bản là di sản tư liệu thế giới.
Châu bản triều Nguyễn gồm các tập tấu, sớ, phụng thượng dụ, chiếu, chỉ dụ, tư trình, bẩm, truyền, sai, phó, khiển từ triều vua Gia Long năm 1802 đến cuối triều hoàng đế Bảo Đại năm 1945. Những văn bản được vua ngự lãm hoặc ngự phê bằng mực màu son, truyền đạt ý chỉ hay giải quyết các vấn đề trong quản trị đất nước.
Hiện châu bản còn lại 86.000 văn bản gốc của 11 triều vua, trong đó 10 vua để lại bút tích phê duyệt bằng mực son. Hai triều của hoàng đế Dục Đức và Hiệp Hòa không có châu bản. Tuy nhiên, trong một tọa đàm hồi tháng 4, đại diện Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I cho biết khối tài liệu đang xuống cấp, một số tập bị bết dính, đóng cục như gỗ.
Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được UNESCO vinh danh là tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, năm 2012. Ảnh: Nguyễn Thiện Nhân
Theo Cục Di sản Văn hóa, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, chùa Vĩnh Nghiêm là trung tâm xuất bản lớn của Phật giáo trong nước. Hiện nơi đây còn lưu giữ 34 đầu sách với gần 3.000 bản khắc, mỗi bản có hai mặt, mỗi mặt gồm hai trang sách (âm bản) khoảng 2.000 chữ Hán, Nôm. Cục Di sản Văn hóa nhận định mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đánh dấu quá trình phát triển của hệ thống văn tự Việt Nam, chuyển từ việc sử dụng chủ yếu chữ Hán sang coi trọng và chủ động dùng chữ Nôm.
Mộc bản Trường học Phúc Giang được công nhận là di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2016. Ảnh: Báo Chính phủ
Theo Cục Di sản Văn hóa, đây là khối mộc bản duy nhất và cổ nhất về giáo dục của một dòng họ ở Việt Nam từ thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20 còn lưu giữ, hiện được bảo quản tại tư gia dòng họ Nguyễn Huy (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) và bảo tàng Hà Tĩnh.
Mộc bản Trường Giang có 379 bản, được làm từ gỗ cây thị, kích thước dài 25-30 cm, rộng 15-18 cm, dày từ 1-2 cm, khắc chữ Hán ngược, in thành ba tập sách giáo khoa: ''Tính lý toản yếu đại toàn'', ''Ngũ kinh toản yếu đại toàn'' và ''Thư viện quy lệ'', phục vụ việc dạy và học của trường Phúc Giang (Hà Tĩnh).
Thơ văn được khảm cẩn ngà voi và xương ở nội thất điện Long An. Ảnh: Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình ký ức khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2016.
Hệ thống này gồm hàng nghìn bài thơ, văn, câu đối tuyển chọn từ tác phẩm của các hoàng đế, thân vương, quan lại triều Nguyễn, được chạm khắc, tráng men hay đắp nổi trong giai đoạn 1802-1945, với nhiều chất liệu khác nhau, như gỗ, đồng, ngà voi, xương, sành sứ. Cục Di sản Văn hóa thống kê hiện ở cung đình Huế còn 2.967 ô thơ văn chạm khắc, sơn thếp trên gỗ, 146 ô thơ văn viết tráng men thành pháp lam, 88 đơn vị ô hộc, câu đối, bài văn đắp ngõa sành sứ.
Sách ''Hoàng hoa sứ trình đồ'' tổng hợp đầy đủ hành trình đi sứ Trung Hoa của Sứ bộ Đại Việt thế kỷ 18 do Thám hoa Nguyễn Huy Oánh biên tập, hiệu đính và chú thích trong các năm 1765-1768. Tập tư liệu được Nguyễn Huy Triển sao chép lại năm 1887, hiện do dòng họ Nguyễn Huy lưu giữ. Năm 2018, cuốn sách được công nhận là di sản tư liệu của Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Cục Di sản Văn hóa
Bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng nhận bằng di sản tư liệu của Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2022. Ảnh: Bảo tàng Đà Nẵng
Đây là hệ thống gồm 76 bia bằng chữ Hán và hai bia chữ Nôm được khắc trên vách đá và hang động, có nội dung, hình thức độc đáo với nhiều thể loại như ngự bút, bia ký, thơ văn, đề từ, câu đối của vua, quan triều Nguyễn và bao thế hệ tao nhân, mặc khách từng dừng chân tại Ngũ Hành Sơn từ nửa đầu thế kỷ 19 đến thập niên 1960 của thế kỷ 20.
Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh cũng là di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Đức Hùng
Di sản gồm 48 văn bản chữ Hán, Nôm do ba dòng họ Nguyễn Huy, Trần Văn và Hoàng ở làng Trường Lưu, xã Trường Lộc cũ, nay là xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc sở hữu. Bộ sưu tập văn bản được viết bằng tay, gồm 26 sắc phong gốc được các vua triều Lê, Nguyễn ban tặng, 19 tờ văn bằng của chính quyền địa phương gửi làng Trường Lưu thời Nguyễn, ba bức trướng bằng lụa trao cho những cá nhân dịp mừng thọ, đỗ đạt.
UNESCO công nhận bản đúc nổi trên Cửu đỉnh ở Thế Tổ Miếu là di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương hôm 8/5.
''Cửu đỉnh'' là chín đỉnh đồng lớn, được đặt trước sân Thế Tổ Miếu, ứng với chín gian thờ của các hoàng đế triều Nguyễn, nhằm biểu thị sự trường tồn của triều đại, vẻ giàu đẹp và thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Vua Minh Mạng cho đúc bảo vật vào năm 1835, gồm 20.000 kg đồng, chì, kẽm, hoàn thành sau hai năm. Năm 2012, ''Cửu đỉnh'' là bảo vật quốc gia. Ảnh: Võ Thạnh