Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Với việc một loạt hoạt động trải nghiệm được cho phép kinh doanh tại Hồ Tây, giới trẻ Hà Nội háo hức chờ đón những hoạt động giải trí cuối tuần tại đây. Ngoài những dịch vụ lướt ván, bay dù lượn..., Gen Z cũng ngóng chờ các sự kiện biểu diễn nghệ thuật sẽ ra mắt tại nơi hẹn hò lý tưởng nhất nhì Thủ đô này.
Sau thời gian dài xem xét, mới đây, UBND TP.Hà Nội đã đưa quyết định chính thức cho phép 10 loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và vui chơi giải trí trên khu vực quản lý Hồ Tây.
Các loại hình được cho phép bao gồm: Kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và nghệ thuật biểu diễn; kinh doanh sân tập golf trên mặt nước; hoạt động bơi thuyền, ca nô, xe đạp nước, lướt ván, ván buồm, khinh khí cầu, bay dù lượn; tổ chức các lễ hội truyền thống, các giải đua thuyền; hoạt động bơi, lặn. Tuy nhiên không cho phép lưu trú qua đêm.
Sân tập golf trên mặt nước là một trong những loại hình nghe lạ tai đối với nhiều người. Tuy nhiên, trước khi được cấp phép, một số cơ sở sân tập golf trên mặt nước đã được xây dựng và hoạt động. Vì vậy, tuy có thể là cái tên lạ với nhiều cư dân mạng nhưng đây không phải loại hình kinh doanh quá mới ở Hồ Tây. Trong khi đó, lặn và lướt ván lại được nhiều bạn trẻ quan tâm và tò mò. Không ít Gen Z mong đợi được trải nghiệm lướt ván ca nô tại Hồ Tây.
Trong các hoạt động kinh doanh được cho phép còn có hình thức biểu diễn nghệ thuật. Với sự gia tăng của các tour đêm, show trình diễn nghệ thuật ánh sáng từ cuối năm 2023 tới nay tại Hà Nội, cư dân mạng cũng đoán rằng khả năng cao sẽ có những buổi diễn nhạc nước hay nghệ thuật ánh sáng tổ chức tại Hồ Tây sắp tới.
Khu vực hồ Tây trở thành tâm điểm đêm Giao thừa với màn trình diễn của 2.024 chiếc drone trước thềm đón năm mới Giáp Thìn.
Quyết định cho phép nhiều hoạt động kinh doanh tại hồ Tây nhận về nhiều sự đồng tình và tán dương của người dân, đặc biệt là giới trẻ. Đây vốn dĩ là địa điểm hẹn hò, tới chụp ảnh, ngắm hoàng hôn... được nhiều người ghé tới. Việc mở rộng các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, văn hóa không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí ngày càng cao của người dân mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế, tạo sức hút cho du lịch.
Cũng trong quyết định trên, UBND TP.Hà Nội cũng đưa ra các yêu cầu về quản lý môi trường (bao gồm nước thải, nước trong hồ và mực nước, vệ sinh mặt hồ); môi trường không khí và các chất thải, rác thải; hạ tầng, quy hoạch, xây dựng và kiến trúc. UBND quận Tây Hồ đã được giao là đầu mối quản lý toàn diện, phối hợp với các sở, ngành thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác hồ Tây.
Sau thời gian dài xem xét, mới đây, UBND TP.Hà Nội đã đưa quyết định chính thức cho phép 10 loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và vui chơi giải trí trên khu vực quản lý Hồ Tây.
Các loại hình được cho phép bao gồm: Kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và nghệ thuật biểu diễn; kinh doanh sân tập golf trên mặt nước; hoạt động bơi thuyền, ca nô, xe đạp nước, lướt ván, ván buồm, khinh khí cầu, bay dù lượn; tổ chức các lễ hội truyền thống, các giải đua thuyền; hoạt động bơi, lặn. Tuy nhiên không cho phép lưu trú qua đêm.
Sân tập golf trên mặt nước là một trong những loại hình nghe lạ tai đối với nhiều người. Tuy nhiên, trước khi được cấp phép, một số cơ sở sân tập golf trên mặt nước đã được xây dựng và hoạt động. Vì vậy, tuy có thể là cái tên lạ với nhiều cư dân mạng nhưng đây không phải loại hình kinh doanh quá mới ở Hồ Tây. Trong khi đó, lặn và lướt ván lại được nhiều bạn trẻ quan tâm và tò mò. Không ít Gen Z mong đợi được trải nghiệm lướt ván ca nô tại Hồ Tây.
Trong các hoạt động kinh doanh được cho phép còn có hình thức biểu diễn nghệ thuật. Với sự gia tăng của các tour đêm, show trình diễn nghệ thuật ánh sáng từ cuối năm 2023 tới nay tại Hà Nội, cư dân mạng cũng đoán rằng khả năng cao sẽ có những buổi diễn nhạc nước hay nghệ thuật ánh sáng tổ chức tại Hồ Tây sắp tới.
Khu vực hồ Tây trở thành tâm điểm đêm Giao thừa với màn trình diễn của 2.024 chiếc drone trước thềm đón năm mới Giáp Thìn.
Quyết định cho phép nhiều hoạt động kinh doanh tại hồ Tây nhận về nhiều sự đồng tình và tán dương của người dân, đặc biệt là giới trẻ. Đây vốn dĩ là địa điểm hẹn hò, tới chụp ảnh, ngắm hoàng hôn... được nhiều người ghé tới. Việc mở rộng các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, văn hóa không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí ngày càng cao của người dân mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế, tạo sức hút cho du lịch.
Cũng trong quyết định trên, UBND TP.Hà Nội cũng đưa ra các yêu cầu về quản lý môi trường (bao gồm nước thải, nước trong hồ và mực nước, vệ sinh mặt hồ); môi trường không khí và các chất thải, rác thải; hạ tầng, quy hoạch, xây dựng và kiến trúc. UBND quận Tây Hồ đã được giao là đầu mối quản lý toàn diện, phối hợp với các sở, ngành thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác hồ Tây.