Nguyễn Mai
Well-known member
Bạn hãy kiểm tra thử mình đang nuôi dạy con cái theo kiểu nào, có tích cực hay là tiêu cực?
1. Nuôi dạy con tích cực
Nuôi dạy con cái tích cực là rút ra những giá trị, hiểu biết sâu sắc từ một trong những ngành khoa học mới của tâm lý học gọi là tâm lý học tích cực. Đây là một bộ môn do nhà tâm lý học người Mỹ Martin Seligman sáng tạo ra vào năm 1998.
Tương tự như tâm lý học tích cực, nuôi dạy con cái tích cực là trao quyền cho trẻ em. Sự hỗ trợ vô điều kiện của cha mẹ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ lòng tự trọng của trẻ. Cha mẹ đóng vai trò là người hướng dẫn con cái thay vì “cầm tay chỉ việc”.
2. Nuôi dạy con gắn bó
Triết lý nuôi dạy con cái gắn bó dựa trên những nghiên cứu tiên tiến của nhà tâm lý học người Anh John Bowlby vào những năm 1940 và 1950, về hành vi chia ly sớm ở trẻ, sự đau buồn, sự gắn bó với người chăm sóc trẻ.
Mục đích của việc nuôi dạy con cái gắn bó là tăng cường mối gắn kết với người chăm sóc, điển hình là người mẹ và đứa trẻ. Kiểu nuôi dạy này bắt nguồn từ niềm tin rằng, nếu các nhu cầu về thể chất và tình cảm của trẻ sơ sinh được đáp ứng, đứa trẻ sẽ có một thái độ sống tích cực với niềm tin mình được yêu thương vô điều kiện, rằng thế giới là một nơi tốt đẹp.
3. Nuôi dạy con vô điều kiện
Thuật ngữ nuôi dạy con vô điều kiện do tác giả Alfie Kohn đặt ra, bắt nguồn từ cuốn sách cùng tên của ông. Đây là kiểu nuôi dạy con dựa trên các nguyên tắc tôn trọng tích cực vô điều kiện, có nghĩa là chấp nhận và hỗ trợ trẻ bất kể trẻ cư xử như thế nào hoặc trẻ nói gì.
Việc đe dọa, trừng phạt hay khen ngợi về cơ bản là những công cụ thao túng con cái bằng vũ khí tình yêu của cha mẹ. Có nghĩa là nếu con cư xử đúng mực, bố sẽ thể hiện tình yêu thương với con và nếu con không tốt thì sẽ không có tình yêu của bố.
Theo Alfie Kohn, các chiến lược thao túng của cha mẹ truyền thống như vậy tạo ra niềm tin trong tâm trí con cái chúng ta rằng, chúng phải nỗ lực vì tình cảm của cha mẹ và việc thể hiện tình yêu thương là có điều kiện.
4. Nuôi dạy con “chậm”
"Làm cha mẹ chậm chạp" là một thuật ngữ đã được tạo ra trên cơ sở cuốn sách của tác giả Carl Honoré “Dưới áp lực: Giải cứu con khỏi văn hóa nuôi dạy con cái thái quá”
Định nghĩa của Carl Honeré về "chậm" có nghĩa là không dạy con làm mọi thứ với tốc độ của con ốc sên mà làm với tốc độ phù hợp. Bằng cách này, Carl Honoré phản đối xu hướng hiện đại là cha mẹ liên tục hối thúc con cái làm gì cũng phải nhanh. Điều này có thể cản trở mong muốn khám phá thế giới của trẻ theo tốc độ của riêng chúng.
Mục tiêu của việc nuôi con kiểu này là tạo không gian cho trẻ tìm thấy sở thích riêng, từ đó để chúng phát triển thành phiên bản tốt nhất.
5. Nuôi dạy con có thẩm quyền
Nuôi dạy con cái có uy quyền là phong cách nuôi dạy con cái có sự nhất quán về lòng tự trọng cao, thành tích học tập tốt, kỹ năng xã hội tốt, kiểm soát cảm xúc tốt…
Về cơ bản, trẻ em được kỳ vọng sẽ làm như chúng được bảo. Vì vậy, chúng được nuôi dưỡng trong tinh thần tuân thủ kỷ luật và các quy tắc. Cha mẹ có sự kiểm soát hợp lý và có tính logic.
Phong cách nuôi dạy con cái này khuyến khích con cái có suy nghĩ độc lập, biết cho và nhận. Cha mẹ thường sẽ là người có tiếng nói cuối cùng. Cha mẹ biết thể hiện tình cảm, cố gắng đáp ứng các nhu cầu về thể chất cũng như tình cảm của trẻ
6. Nuôi dạy con độc đoán
Những đặc điểm điển hình của cách nuôi dạy con độc đoán là sự bảo thủ và áp đặt của cha mẹ lên con cái. Con cái phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt trong gia đình, có sự phục tùng với cha mẹ, không có cuộc thảo luận giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ hay nóng nảy, cứng nhắc, hà khắc, vô cảm với con mình.
7. Nuôi dạy con dễ dãi
Hậu quả của phong cách nuôi dạy con kiểu này ít nghiêm trọng hơn so với nuôi dạy độc đoán. Tuy nhiên, khi cha mẹ quá dễ dãi, nuông chiều con mình, trẻ sẽ trở nên hư hỏng, hách dịch, không biết điều.
Những đặc điểm điển hình của cách nuôi dạy con dễ dãi là:
- Ủng hộ con phát triển tự do và khuyến khích tư duy độc lập.
- Thể hiện sự bình đẳng không có thứ bậc giữa cha mẹ và con cái.
- Đáp ứng nhu cầu và ấm áp, đáp ứng và quan tâm của con cái.
- Không ủng hộ việc kiểm soát và trừng phạt công khai, mà tinh vi hơn và sử dụng các biện pháp kiểm soát mang tính thao túng như hối lộ và khen ngợi.
- Có xu hướng lảng tránh các xung đột, khuyến khích các cuộc thảo luận cho và nhận.
- Con cái không bị kỷ luật khi làm sai.
8. Nuôi dạy con cẩu thả
Đối với kiểu dạy con này, khả năng kiểm soát của cha mẹ thấp, khả năng đáp ứng tình cảm với con cái cũng thấp.
Cha mẹ có xu hướng đáp ứng nhu cầu vật chất của con cái mà bỏ qua nhu cầu về tình cảm. Họ có vẻ như xa cách về mặt tinh thần với con mình dưới một mái nhà.
9. Nuôi dạy con trực thăng
Đây là kiểu cha mẹ luôn muốn giữ và kiểm soát con cái ở cự ly gần, luôn đảm bảo con cái không bị tổn hại bất cứ điều gì.
Việc bảo vệ quá mức cần thiết khiến con cái không có khả năng tự lập. Cha mẹ cũng có xu hướng không tin vào con mình, họ lo sợ nếu không kiểm soát thì con cái sẽ hư hỏng. Họ rất khó để buông tay khi con mình lớn.
Cha mẹ trực thăng thường xuyên can thiệp vào cuộc sống của con cái họ và bao che cho những sai lầm của chúng. Họ thậm chí hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản như bài tập ở trường, đơn xin việc và gọi điện cho những đứa trẻ học đại học vào buổi sáng để đảm bảo rằng chúng dậy để đến lớp.
10. Nuôi dạy con độc hại
Nuôi dạy con độc hại về cơ bản là một thuật ngữ chung cho tất cả các kiểu nuôi dạy con cái khác nhau mang ý nghĩa tồi tệ.
Do đó, cách nuôi dạy con cái quá yêu bản thân, thậm chí cả cách nuôi dạy con cái trực thăng, có thể bị coi là độc hại vì nhu cầu của cha mẹ luôn cao hơn con cái.
Cách nuôi dạy độc hại bao gồm từ việc bỏ mặc nhu cầu của con cái cho đến lạm dụng thể chất, tình cảm và đôi khi thậm chí là lạm dụng tình dục.
Những đứa trẻ tin rằng, hành vi ngược đãi hoặc bỏ bê của cha mẹ chúng là sự phản ánh giá trị của chúng với tư cách là con người. Chúng thường tự đổ lỗi cho bản thân khi bị cha mẹ đối xử tệ, luôn mặc cảm tội lỗi và lòng tự trọng rất thấp.
1. Nuôi dạy con tích cực
Nuôi dạy con cái tích cực là rút ra những giá trị, hiểu biết sâu sắc từ một trong những ngành khoa học mới của tâm lý học gọi là tâm lý học tích cực. Đây là một bộ môn do nhà tâm lý học người Mỹ Martin Seligman sáng tạo ra vào năm 1998.
Tương tự như tâm lý học tích cực, nuôi dạy con cái tích cực là trao quyền cho trẻ em. Sự hỗ trợ vô điều kiện của cha mẹ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ lòng tự trọng của trẻ. Cha mẹ đóng vai trò là người hướng dẫn con cái thay vì “cầm tay chỉ việc”.
2. Nuôi dạy con gắn bó
Triết lý nuôi dạy con cái gắn bó dựa trên những nghiên cứu tiên tiến của nhà tâm lý học người Anh John Bowlby vào những năm 1940 và 1950, về hành vi chia ly sớm ở trẻ, sự đau buồn, sự gắn bó với người chăm sóc trẻ.
Mục đích của việc nuôi dạy con cái gắn bó là tăng cường mối gắn kết với người chăm sóc, điển hình là người mẹ và đứa trẻ. Kiểu nuôi dạy này bắt nguồn từ niềm tin rằng, nếu các nhu cầu về thể chất và tình cảm của trẻ sơ sinh được đáp ứng, đứa trẻ sẽ có một thái độ sống tích cực với niềm tin mình được yêu thương vô điều kiện, rằng thế giới là một nơi tốt đẹp.
3. Nuôi dạy con vô điều kiện
Thuật ngữ nuôi dạy con vô điều kiện do tác giả Alfie Kohn đặt ra, bắt nguồn từ cuốn sách cùng tên của ông. Đây là kiểu nuôi dạy con dựa trên các nguyên tắc tôn trọng tích cực vô điều kiện, có nghĩa là chấp nhận và hỗ trợ trẻ bất kể trẻ cư xử như thế nào hoặc trẻ nói gì.
Việc đe dọa, trừng phạt hay khen ngợi về cơ bản là những công cụ thao túng con cái bằng vũ khí tình yêu của cha mẹ. Có nghĩa là nếu con cư xử đúng mực, bố sẽ thể hiện tình yêu thương với con và nếu con không tốt thì sẽ không có tình yêu của bố.
Theo Alfie Kohn, các chiến lược thao túng của cha mẹ truyền thống như vậy tạo ra niềm tin trong tâm trí con cái chúng ta rằng, chúng phải nỗ lực vì tình cảm của cha mẹ và việc thể hiện tình yêu thương là có điều kiện.
4. Nuôi dạy con “chậm”
"Làm cha mẹ chậm chạp" là một thuật ngữ đã được tạo ra trên cơ sở cuốn sách của tác giả Carl Honoré “Dưới áp lực: Giải cứu con khỏi văn hóa nuôi dạy con cái thái quá”
Định nghĩa của Carl Honeré về "chậm" có nghĩa là không dạy con làm mọi thứ với tốc độ của con ốc sên mà làm với tốc độ phù hợp. Bằng cách này, Carl Honoré phản đối xu hướng hiện đại là cha mẹ liên tục hối thúc con cái làm gì cũng phải nhanh. Điều này có thể cản trở mong muốn khám phá thế giới của trẻ theo tốc độ của riêng chúng.
Mục tiêu của việc nuôi con kiểu này là tạo không gian cho trẻ tìm thấy sở thích riêng, từ đó để chúng phát triển thành phiên bản tốt nhất.
5. Nuôi dạy con có thẩm quyền
Nuôi dạy con cái có uy quyền là phong cách nuôi dạy con cái có sự nhất quán về lòng tự trọng cao, thành tích học tập tốt, kỹ năng xã hội tốt, kiểm soát cảm xúc tốt…
Về cơ bản, trẻ em được kỳ vọng sẽ làm như chúng được bảo. Vì vậy, chúng được nuôi dưỡng trong tinh thần tuân thủ kỷ luật và các quy tắc. Cha mẹ có sự kiểm soát hợp lý và có tính logic.
Phong cách nuôi dạy con cái này khuyến khích con cái có suy nghĩ độc lập, biết cho và nhận. Cha mẹ thường sẽ là người có tiếng nói cuối cùng. Cha mẹ biết thể hiện tình cảm, cố gắng đáp ứng các nhu cầu về thể chất cũng như tình cảm của trẻ
6. Nuôi dạy con độc đoán
Những đặc điểm điển hình của cách nuôi dạy con độc đoán là sự bảo thủ và áp đặt của cha mẹ lên con cái. Con cái phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt trong gia đình, có sự phục tùng với cha mẹ, không có cuộc thảo luận giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ hay nóng nảy, cứng nhắc, hà khắc, vô cảm với con mình.
7. Nuôi dạy con dễ dãi
Hậu quả của phong cách nuôi dạy con kiểu này ít nghiêm trọng hơn so với nuôi dạy độc đoán. Tuy nhiên, khi cha mẹ quá dễ dãi, nuông chiều con mình, trẻ sẽ trở nên hư hỏng, hách dịch, không biết điều.
Những đặc điểm điển hình của cách nuôi dạy con dễ dãi là:
- Ủng hộ con phát triển tự do và khuyến khích tư duy độc lập.
- Thể hiện sự bình đẳng không có thứ bậc giữa cha mẹ và con cái.
- Đáp ứng nhu cầu và ấm áp, đáp ứng và quan tâm của con cái.
- Không ủng hộ việc kiểm soát và trừng phạt công khai, mà tinh vi hơn và sử dụng các biện pháp kiểm soát mang tính thao túng như hối lộ và khen ngợi.
- Có xu hướng lảng tránh các xung đột, khuyến khích các cuộc thảo luận cho và nhận.
- Con cái không bị kỷ luật khi làm sai.
8. Nuôi dạy con cẩu thả
Đối với kiểu dạy con này, khả năng kiểm soát của cha mẹ thấp, khả năng đáp ứng tình cảm với con cái cũng thấp.
Cha mẹ có xu hướng đáp ứng nhu cầu vật chất của con cái mà bỏ qua nhu cầu về tình cảm. Họ có vẻ như xa cách về mặt tinh thần với con mình dưới một mái nhà.
9. Nuôi dạy con trực thăng
Đây là kiểu cha mẹ luôn muốn giữ và kiểm soát con cái ở cự ly gần, luôn đảm bảo con cái không bị tổn hại bất cứ điều gì.
Việc bảo vệ quá mức cần thiết khiến con cái không có khả năng tự lập. Cha mẹ cũng có xu hướng không tin vào con mình, họ lo sợ nếu không kiểm soát thì con cái sẽ hư hỏng. Họ rất khó để buông tay khi con mình lớn.
Cha mẹ trực thăng thường xuyên can thiệp vào cuộc sống của con cái họ và bao che cho những sai lầm của chúng. Họ thậm chí hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản như bài tập ở trường, đơn xin việc và gọi điện cho những đứa trẻ học đại học vào buổi sáng để đảm bảo rằng chúng dậy để đến lớp.
10. Nuôi dạy con độc hại
Nuôi dạy con độc hại về cơ bản là một thuật ngữ chung cho tất cả các kiểu nuôi dạy con cái khác nhau mang ý nghĩa tồi tệ.
Do đó, cách nuôi dạy con cái quá yêu bản thân, thậm chí cả cách nuôi dạy con cái trực thăng, có thể bị coi là độc hại vì nhu cầu của cha mẹ luôn cao hơn con cái.
Cách nuôi dạy độc hại bao gồm từ việc bỏ mặc nhu cầu của con cái cho đến lạm dụng thể chất, tình cảm và đôi khi thậm chí là lạm dụng tình dục.
Những đứa trẻ tin rằng, hành vi ngược đãi hoặc bỏ bê của cha mẹ chúng là sự phản ánh giá trị của chúng với tư cách là con người. Chúng thường tự đổ lỗi cho bản thân khi bị cha mẹ đối xử tệ, luôn mặc cảm tội lỗi và lòng tự trọng rất thấp.