Quang Minh
Well-known member
Ăn táo, bông cải xanh, hành tây, bí đỏ và uống trà xanh giảm khả năng mắc ung thư phổi do chúng chứa hợp chất thực vật ngăn khối u phát triển.
Táo cung cấp chống oxy hóa flavonoid, tăng cường miễn dịch. Theo nghiên cứu năm 2013 của Trung tâm Ung thư Quốc gia Hàn Quốc, trên hơn 1 triệu người, tăng lượng flavonoid tiêu thụ lên 20 mg mỗi ngày (khoảng 1-2 hai quả táo, tùy kích thước) giảm 10% nguy cơ phát triển ung thư phổi. Càng tiêu thụ nhiều flavonoid thì nguy cơ mắc bệnh này càng thấp.
Vỏ táo, nhất là loại màu sẫm, có hàm lượng flavonoid cao. Rửa sạch và ăn cả quả cung cấp hợp chất thực vật này nhiều hơn cho cơ thể.
Trà xanh có chứa chất chống oxy hóa mạnh là epigallocatechin gallate (EGCG) có tác dụng chống lại ung thư. Nghiên cứu năm 2015 của Trường Đại học Y Utah (Mỹ), trên gần 100.000 người, cho thấy uống trà xanh có liên quan đến giảm tỷ lệ mắc ung thư phổi và ung thư nói chung.
Bông cải xanh chứa glucosinat và các hợp chất khác chống lại tác động của các chất gây ung thư trong môi trường, giảm nguy cơ phát triển khối u ác tính ở phổi.
Nghiên cứu năm 2010 của Viện Ung thư Roswell Park (Mỹ), trên gần 2.700 người, cho thấy người hút thuốc lá ăn rau họ cải giảm khả năng ung thư phổi 32-55%, tùy vào lượng tiêu thụ thường xuyên.
Rau chân vịt (bina) và các loại rau lá xanh khác rất giàu vitamin A, C, K, carotenoid, lutein, axit folic. Người hút thuốc lá ăn nhiều rau bina và các loại rau tương tự giảm khả năng mắc ung thư phổi.
Lutein trong rau bina hoạt động như chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do gây ung thư.
Bí đỏ chứa beta-cryptoxanthin có tác dụng giảm khả năng ung thư phổi. Nghiên cứu công bố năm 2014 của Trường Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), trên hơn 18.000 người, cho thấy người ăn nhiều thực phẩm này có nguy cơ mắc ung thư phổi giảm 15-40%, nhất là ở người hút thuốc lá.
Tỏi làm tăng hoạt động của các tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK) và đại thực bào (tế bào bạch cầu có khả năng miễn dịch) nên có thể ngăn các tế bào ung thư phát triển. Ăn tỏi sống tốt hơn vì nấu hoặc ngâm làm giảm các hợp chất có lợi.
Người ăn tỏi sống hai lần trở lên mỗi tuần giảm 44% nguy cơ ung thư phổi. Đây là kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Y Nam Kinh (Trung Quốc), trên hơn 8.000 người, công bố năm 2013.
Hành tây có đặc tính chống oxy hóa và ngăn cản tế bào ung thư phát triển. Theo nghiên cứu năm 2019 của Trường Đại học Khoa học Y khoa Shiraz (Iran), hành tây có chứa chất quercetin, một flavonoid thực vật chống ung thư. Tiêu thụ nhiều hành tây làm giảm khả năng ung thư phổi.
Ớt đỏ chứa chất hóa học thực vật là capsaicin (tạo nên vị cay) góp phần ngăn bệnh ung thư phổi phát triển. Do chất này giúp loại bỏ các tế bào bất thường trước khi chúng phân chia và trở thành khối u ác tính.
Nghệ chứa chất curcumin, một hợp chất polyphenolic có đặc tính chống ung thư, bao gồm cả ung thư phổi. Đây là kết quả nghiên cứu năm 2016 của Trường Đại học Tôn Trung Sơn (Trung Quốc). Chiết xuất curcumin từ gia vị này còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Mầm lúa mì cung cấp vitamin E (alpha tocopherol) dồi dào. Nghiên cứu công bố năm 2014 của Trường Đại học Y Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc), trên 72.000 phụ nữ không hút thuốc, cho thấy người có chế độ ăn nhiều alpha-tocopherol có nguy cơ ung thư phổi thấp hơn 47% so với người không dùng thực phẩm có chứa alpha tocopherol.
Táo cung cấp chống oxy hóa flavonoid, tăng cường miễn dịch. Theo nghiên cứu năm 2013 của Trung tâm Ung thư Quốc gia Hàn Quốc, trên hơn 1 triệu người, tăng lượng flavonoid tiêu thụ lên 20 mg mỗi ngày (khoảng 1-2 hai quả táo, tùy kích thước) giảm 10% nguy cơ phát triển ung thư phổi. Càng tiêu thụ nhiều flavonoid thì nguy cơ mắc bệnh này càng thấp.
Vỏ táo, nhất là loại màu sẫm, có hàm lượng flavonoid cao. Rửa sạch và ăn cả quả cung cấp hợp chất thực vật này nhiều hơn cho cơ thể.
Trà xanh có chứa chất chống oxy hóa mạnh là epigallocatechin gallate (EGCG) có tác dụng chống lại ung thư. Nghiên cứu năm 2015 của Trường Đại học Y Utah (Mỹ), trên gần 100.000 người, cho thấy uống trà xanh có liên quan đến giảm tỷ lệ mắc ung thư phổi và ung thư nói chung.
Bông cải xanh chứa glucosinat và các hợp chất khác chống lại tác động của các chất gây ung thư trong môi trường, giảm nguy cơ phát triển khối u ác tính ở phổi.
Nghiên cứu năm 2010 của Viện Ung thư Roswell Park (Mỹ), trên gần 2.700 người, cho thấy người hút thuốc lá ăn rau họ cải giảm khả năng ung thư phổi 32-55%, tùy vào lượng tiêu thụ thường xuyên.
Rau chân vịt (bina) và các loại rau lá xanh khác rất giàu vitamin A, C, K, carotenoid, lutein, axit folic. Người hút thuốc lá ăn nhiều rau bina và các loại rau tương tự giảm khả năng mắc ung thư phổi.
Lutein trong rau bina hoạt động như chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do gây ung thư.
Bí đỏ chứa beta-cryptoxanthin có tác dụng giảm khả năng ung thư phổi. Nghiên cứu công bố năm 2014 của Trường Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), trên hơn 18.000 người, cho thấy người ăn nhiều thực phẩm này có nguy cơ mắc ung thư phổi giảm 15-40%, nhất là ở người hút thuốc lá.
Tỏi làm tăng hoạt động của các tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK) và đại thực bào (tế bào bạch cầu có khả năng miễn dịch) nên có thể ngăn các tế bào ung thư phát triển. Ăn tỏi sống tốt hơn vì nấu hoặc ngâm làm giảm các hợp chất có lợi.
Người ăn tỏi sống hai lần trở lên mỗi tuần giảm 44% nguy cơ ung thư phổi. Đây là kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Y Nam Kinh (Trung Quốc), trên hơn 8.000 người, công bố năm 2013.
Hành tây có đặc tính chống oxy hóa và ngăn cản tế bào ung thư phát triển. Theo nghiên cứu năm 2019 của Trường Đại học Khoa học Y khoa Shiraz (Iran), hành tây có chứa chất quercetin, một flavonoid thực vật chống ung thư. Tiêu thụ nhiều hành tây làm giảm khả năng ung thư phổi.
Ớt đỏ chứa chất hóa học thực vật là capsaicin (tạo nên vị cay) góp phần ngăn bệnh ung thư phổi phát triển. Do chất này giúp loại bỏ các tế bào bất thường trước khi chúng phân chia và trở thành khối u ác tính.
Nghệ chứa chất curcumin, một hợp chất polyphenolic có đặc tính chống ung thư, bao gồm cả ung thư phổi. Đây là kết quả nghiên cứu năm 2016 của Trường Đại học Tôn Trung Sơn (Trung Quốc). Chiết xuất curcumin từ gia vị này còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Mầm lúa mì cung cấp vitamin E (alpha tocopherol) dồi dào. Nghiên cứu công bố năm 2014 của Trường Đại học Y Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc), trên 72.000 phụ nữ không hút thuốc, cho thấy người có chế độ ăn nhiều alpha-tocopherol có nguy cơ ung thư phổi thấp hơn 47% so với người không dùng thực phẩm có chứa alpha tocopherol.