Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Mỹ hiện nắm hơn 8.100 tấn vàng, gần bằng 3 quốc gia xếp sau là Đức, Italy và Pháp cộng lại, theo số liệu của Hiệp hội Vàng Thế giới.
Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết vàng là thành phần quan trọng trong khối dự trữ của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu, nhờ tính an toàn, thanh khoản cao và có thể sinh lời. Đây là ba mục tiêu đầu tư cơ bản của các ngân hàng trung ương. Vì vậy, các cơ quan này cũng là nhóm nắm giữ vàng lớn của thế giới, chiếm 20% số vàng được khai thác trên toàn cầu đến nay.
Sử dụng dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), WGC gần đây công bố danh sách các nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới, tính đến quý III năm nay.
1. Mỹ
Dự trữ vàng: 8.133 tấn
Lượng vàng dự trữ của Mỹ gần bằng 3 quốc gia đứng sau cộng lại. Số vàng này hiện có giá trị hơn 500 tỷ USD, chủ yếu được cất tại kho vàng Fort Knox và các hầm vàng ở Fed New York.
2. Đức
Dự trữ vàng: 3.352 tấn
Giai đoạn 2012 - 2017, Đức đã cho hồi hương lượng vàng dự trữ khổng lồ, khoảng gần 700 tấn, từ Paris và New York về Frankfurt. Hoạt động khai thác vàng tại Đức không sôi động. Số vàng trong kho của họ phần lớn do nhập khẩu hoặc tái chế trong nước.
3. Italy
Dự trữ vàng: 2.451 tấn
Số vàng này hiện cất giữ trong các hầm tại Rome, Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng trung ương Anh. Dù có nhiều thời điểm gặp khó khăn tài chính, chính phủ Italy chưa có ý định bán vàng dự trữ.
4. Pháp
Dự trữ vàng: 2.436 tấn
Phần lớn số vàng này được Pháp mua trong thập niên 50 và 60. Chúng được giữ trong các hầm vàng của Ngân hàng Trung ương Pháp. Số vàng dự trữ của nước này gần như không thay đổi trong vài năm qua.
5. Nga
Dự trữ vàng: 2.329 tấn
Năm 2022, Nga là nước sản xuất vàng lớn thứ ba thế giới, với khoảng 300 tấn một năm, sau Trung Quốc và Australia. Ngân hàng Trung ương Nga gần đây tăng cường tích trữ vàng, để đa dạng hóa tài sản, tránh phụ thuộc vào đôla Mỹ.
6. Trung Quốc
Dự trữ vàng: 2.113 tấn
Trung Quốc là người chơi lớn trên thị trường vàng, cả về sản xuất, tiêu thụ và dự trữ. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) gần đây tăng dự trữ vàng để phòng trừ lạm phát. Hiệp hội Vàng Trung Quốc cho biết nhu cầu tiêu thụ vàng tại nước này hiện cũng lớn nhất thế giới, với 835 tấn trong 3 quý đầu năm nay, nhờ tầng lớp trung lưu tăng.
7. Thụy Sĩ
Dự trữ vàng: 1.040 tấn
Thụy Sĩ - trung tâm tài chính của thế giới - hiện dự trữ số vàng giá trị khoảng 66,1 tỷ USD. Số vàng này được quản lý bởi Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ và đóng vai trò là trụ cột tài chính cho quốc gia này. Hoạt động khai thác vàng tại Thụy Sĩ khá hạn chế. Vì thế, số vàng họ sở hữu chủ yếu nhờ nhập khẩu. Năm 2022, họ là nước nhập khẩu vàng lớn nhất thế giới.
8. Nhật Bản
Dự trữ vàng: 845,9 tấn
Dự trữ vàng của Nhật Bản do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quản lý, hiện có giá trị 52 tỷ USD. Quốc gia này có mỏ vàng Hishikari nổi tiếng với chất lượng cao. Tuy nhiên, do trữ lượng trong nước hạn chế, Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu vàng.
9. Ấn Độ
Dự trữ vàng: 800 tấn
Năm 2022, Ấn Độ là nước tiêu thụ vàng lớn nhì thế giới. Phần lớn số vàng họ cần đều phải nhập khẩu. Các lễ hội và mùa cưới nước này luôn là thời điểm kinh doanh béo bở của các công ty vàng.
10. Hà Lan
Dự trữ vàng: 612 tấn
Năm 2014, Hà Lan cho hồi hương 20% vàng dự trữ từ các hầm của Cục Dự trữ liên bang Mỹ tại New York. Vài năm qua, dự trữ vàng của nước này không thay đổi.
Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết vàng là thành phần quan trọng trong khối dự trữ của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu, nhờ tính an toàn, thanh khoản cao và có thể sinh lời. Đây là ba mục tiêu đầu tư cơ bản của các ngân hàng trung ương. Vì vậy, các cơ quan này cũng là nhóm nắm giữ vàng lớn của thế giới, chiếm 20% số vàng được khai thác trên toàn cầu đến nay.
Sử dụng dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), WGC gần đây công bố danh sách các nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới, tính đến quý III năm nay.
1. Mỹ
Dự trữ vàng: 8.133 tấn
Lượng vàng dự trữ của Mỹ gần bằng 3 quốc gia đứng sau cộng lại. Số vàng này hiện có giá trị hơn 500 tỷ USD, chủ yếu được cất tại kho vàng Fort Knox và các hầm vàng ở Fed New York.
2. Đức
Dự trữ vàng: 3.352 tấn
Giai đoạn 2012 - 2017, Đức đã cho hồi hương lượng vàng dự trữ khổng lồ, khoảng gần 700 tấn, từ Paris và New York về Frankfurt. Hoạt động khai thác vàng tại Đức không sôi động. Số vàng trong kho của họ phần lớn do nhập khẩu hoặc tái chế trong nước.
3. Italy
Dự trữ vàng: 2.451 tấn
Số vàng này hiện cất giữ trong các hầm tại Rome, Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng trung ương Anh. Dù có nhiều thời điểm gặp khó khăn tài chính, chính phủ Italy chưa có ý định bán vàng dự trữ.
4. Pháp
Dự trữ vàng: 2.436 tấn
Phần lớn số vàng này được Pháp mua trong thập niên 50 và 60. Chúng được giữ trong các hầm vàng của Ngân hàng Trung ương Pháp. Số vàng dự trữ của nước này gần như không thay đổi trong vài năm qua.
5. Nga
Dự trữ vàng: 2.329 tấn
Năm 2022, Nga là nước sản xuất vàng lớn thứ ba thế giới, với khoảng 300 tấn một năm, sau Trung Quốc và Australia. Ngân hàng Trung ương Nga gần đây tăng cường tích trữ vàng, để đa dạng hóa tài sản, tránh phụ thuộc vào đôla Mỹ.
6. Trung Quốc
Dự trữ vàng: 2.113 tấn
Trung Quốc là người chơi lớn trên thị trường vàng, cả về sản xuất, tiêu thụ và dự trữ. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) gần đây tăng dự trữ vàng để phòng trừ lạm phát. Hiệp hội Vàng Trung Quốc cho biết nhu cầu tiêu thụ vàng tại nước này hiện cũng lớn nhất thế giới, với 835 tấn trong 3 quý đầu năm nay, nhờ tầng lớp trung lưu tăng.
7. Thụy Sĩ
Dự trữ vàng: 1.040 tấn
Thụy Sĩ - trung tâm tài chính của thế giới - hiện dự trữ số vàng giá trị khoảng 66,1 tỷ USD. Số vàng này được quản lý bởi Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ và đóng vai trò là trụ cột tài chính cho quốc gia này. Hoạt động khai thác vàng tại Thụy Sĩ khá hạn chế. Vì thế, số vàng họ sở hữu chủ yếu nhờ nhập khẩu. Năm 2022, họ là nước nhập khẩu vàng lớn nhất thế giới.
8. Nhật Bản
Dự trữ vàng: 845,9 tấn
Dự trữ vàng của Nhật Bản do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quản lý, hiện có giá trị 52 tỷ USD. Quốc gia này có mỏ vàng Hishikari nổi tiếng với chất lượng cao. Tuy nhiên, do trữ lượng trong nước hạn chế, Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu vàng.
9. Ấn Độ
Dự trữ vàng: 800 tấn
Năm 2022, Ấn Độ là nước tiêu thụ vàng lớn nhì thế giới. Phần lớn số vàng họ cần đều phải nhập khẩu. Các lễ hội và mùa cưới nước này luôn là thời điểm kinh doanh béo bở của các công ty vàng.
10. Hà Lan
Dự trữ vàng: 612 tấn
Năm 2014, Hà Lan cho hồi hương 20% vàng dự trữ từ các hầm của Cục Dự trữ liên bang Mỹ tại New York. Vài năm qua, dự trữ vàng của nước này không thay đổi.