Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Châu Á là quê hương của những quốc gia đang phát triển với tốc độ nhanh nhất trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế đang làm nảy sinh nhiều thách thức, bao gồm nạn tắc nghẽn khủng khiếp ở các thành phố này khiến du khách đến đây không khỏi kinh ngạc.
Manila
Manila được xếp hạng là thành phố đông đúc nhất châu Á. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), vấn đề chủ yếu là do thiếu phương tiện giao thông công cộng hiệu quả và giá cả phải chăng. Thành phố luôn bị tắc nghẽn vào giờ cao điểm.
Thủ đô Kuala Lumpur
Thành phố Kuala Lumpur ở Malaysia là thành phố lâm vào nạn tắc nghẽn đứng thứ 2 ở châu Á. Có nghĩa là trung bình bạn phải mất khoảng 40 phút để di chuyển trong giờ cao điểm so với giờ thấp điểm. Trong thập kỷ qua, các đường cao tốc mới đã được xây dựng trên toàn thành phố để giảm tắc nghẽn giao thông. Tuy nhiên, đường cao tốc được thiết kế kém và góp phần gây ra mối đe dọa giao thông. Đường cao tốc tư nhân, hầu hết được xây dựng trong 10 năm qua, đều bị chỉ trích vì thiết kế kém.
Yangon
Yangon có mật độ dân số và phương tiện giao thông cao nhất Myanmar. Thành phố có điểm tắc nghẽn cao đến mức nếu bạn di chuyển trong giờ cao điểm sẽ phải mất nhiều hơn 38 phút so với giờ thấp điểm. Chính phủ Myanmar hiện đang lên kế hoạch xây dựng cầu vượt tại các giao lộ khác nhau dọc theo các tuyến đường có mật độ giao thông cao. Một số lượng đáng kể cư dân thành phố dựa vào xe buýt để đi lại.
Dhaka
Thành phố Dhaka ở Bangladesh là thành phố nhiều tắc nghẽn giao thông thứ 4 ở châu Á. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, thành phố mất 3,2 triệu giờ làm việc vì tắc đường, dẫn đến thất thu hàng tỷ USD, bản chất do quá trình đô thị hóa không có kế hoạch.
Bangalore
Bangalore là thành phố tắc nghẽn nhất ở Ấn Độ. Tại đây, nếu bạn di chuyển vào giờ cao điểm sẽ mất nhiều hơn 30 phút so với giờ thấp điểm. Theo các nghiên cứu trung bình một người dân thành phố mất 240 giờ kẹt xe mỗi năm. Người ta cũng ước tính rằng thành phố mất 950 triệu USD mỗi năm do tắc nghẽn.
Hà Nội
Ùn tắc giao thông cũng được cho là nguyên nhân gây ra mức độ ô nhiễm không khí cao ở Hà Nội. Các tòa nhà chung cư mới ở trung tâm thành phố được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng tắc đường, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Chính phủ hiện đang tìm cách cải thiện cơ sở hạ tầng để giảm bớt lưu lượng giao thông ở các khu vực đông dân cư.
Kolkata
Kolkata được xếp hạng là thành phố tắc nghẽn thứ 2 ở Ấn Độ và thứ 7 ở châu Á. Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đã dẫn đến nhu cầu di chuyển ngày càng tăng. Tuy nhiên, giao thông công cộng đã không thể đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, dẫn đến sự gia tăng sở hữu phương tiện. Tình hình giao thông ở Kolkata trở nên tồi tệ hơn do diện tích đường trong thành phố chỉ chiếm 6%, khá thấp so với các thành phố như Mumbai.
Delhi
Delhi trở thành thành phố tắc nghẽn thứ 8 ở châu Á. Các nghiên cứu đã tiết lộ rằng thành phố này có tốc độ giao thông thấp, vào cuối tuần thường xảy ra tình trạng tắc nghẽn cao đồng thời gây ô nhiễm không khí, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Ô nhiễm do các phương tiện bị kẹt xe đang cản trở nỗ lực kiểm soát khí thải trong thành phố nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống. Các chuyên gia tin rằng, tình trạng tắc nghẽn có thể được giảm bớt bằng cách phát triển các dịch vụ vận chuyển xe buýt và tàu điện ngầm với giá cả phải chăng, thoải mái và đáng tin cậy, đồng thời khuyến khích văn hóa đi xe đạp, đi bộ.
Pune
Pune là thành phố tắc nghẽn thứ 4 ở Ấn Độ. Các nghiên cứu về hiện trạng môi trường hằng năm cho thấy, thành phố đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể về mức độ ô nhiễm tiếng ồn và không khí. Pune bị thiếu hệ thống giao thông công cộng và cơ sở hạ tầng để giải quyết tình trạng này.
Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố này đã trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng trong những năm qua với sự mọc lên như nấm của các tòa nhà cao tầng trên khắp thành phố và hệ thống giao thông công cộng cũng được kỳ vọng sẽ đáp ứng số lượng hành khách cao hơn trong tương lai.
Manila
Manila được xếp hạng là thành phố đông đúc nhất châu Á. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), vấn đề chủ yếu là do thiếu phương tiện giao thông công cộng hiệu quả và giá cả phải chăng. Thành phố luôn bị tắc nghẽn vào giờ cao điểm.
Thủ đô Kuala Lumpur
Thành phố Kuala Lumpur ở Malaysia là thành phố lâm vào nạn tắc nghẽn đứng thứ 2 ở châu Á. Có nghĩa là trung bình bạn phải mất khoảng 40 phút để di chuyển trong giờ cao điểm so với giờ thấp điểm. Trong thập kỷ qua, các đường cao tốc mới đã được xây dựng trên toàn thành phố để giảm tắc nghẽn giao thông. Tuy nhiên, đường cao tốc được thiết kế kém và góp phần gây ra mối đe dọa giao thông. Đường cao tốc tư nhân, hầu hết được xây dựng trong 10 năm qua, đều bị chỉ trích vì thiết kế kém.
Yangon
Yangon có mật độ dân số và phương tiện giao thông cao nhất Myanmar. Thành phố có điểm tắc nghẽn cao đến mức nếu bạn di chuyển trong giờ cao điểm sẽ phải mất nhiều hơn 38 phút so với giờ thấp điểm. Chính phủ Myanmar hiện đang lên kế hoạch xây dựng cầu vượt tại các giao lộ khác nhau dọc theo các tuyến đường có mật độ giao thông cao. Một số lượng đáng kể cư dân thành phố dựa vào xe buýt để đi lại.
Dhaka
Thành phố Dhaka ở Bangladesh là thành phố nhiều tắc nghẽn giao thông thứ 4 ở châu Á. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, thành phố mất 3,2 triệu giờ làm việc vì tắc đường, dẫn đến thất thu hàng tỷ USD, bản chất do quá trình đô thị hóa không có kế hoạch.
Bangalore
Bangalore là thành phố tắc nghẽn nhất ở Ấn Độ. Tại đây, nếu bạn di chuyển vào giờ cao điểm sẽ mất nhiều hơn 30 phút so với giờ thấp điểm. Theo các nghiên cứu trung bình một người dân thành phố mất 240 giờ kẹt xe mỗi năm. Người ta cũng ước tính rằng thành phố mất 950 triệu USD mỗi năm do tắc nghẽn.
Hà Nội
Ùn tắc giao thông cũng được cho là nguyên nhân gây ra mức độ ô nhiễm không khí cao ở Hà Nội. Các tòa nhà chung cư mới ở trung tâm thành phố được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng tắc đường, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Chính phủ hiện đang tìm cách cải thiện cơ sở hạ tầng để giảm bớt lưu lượng giao thông ở các khu vực đông dân cư.
Kolkata
Kolkata được xếp hạng là thành phố tắc nghẽn thứ 2 ở Ấn Độ và thứ 7 ở châu Á. Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đã dẫn đến nhu cầu di chuyển ngày càng tăng. Tuy nhiên, giao thông công cộng đã không thể đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, dẫn đến sự gia tăng sở hữu phương tiện. Tình hình giao thông ở Kolkata trở nên tồi tệ hơn do diện tích đường trong thành phố chỉ chiếm 6%, khá thấp so với các thành phố như Mumbai.
Delhi
Delhi trở thành thành phố tắc nghẽn thứ 8 ở châu Á. Các nghiên cứu đã tiết lộ rằng thành phố này có tốc độ giao thông thấp, vào cuối tuần thường xảy ra tình trạng tắc nghẽn cao đồng thời gây ô nhiễm không khí, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Ô nhiễm do các phương tiện bị kẹt xe đang cản trở nỗ lực kiểm soát khí thải trong thành phố nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống. Các chuyên gia tin rằng, tình trạng tắc nghẽn có thể được giảm bớt bằng cách phát triển các dịch vụ vận chuyển xe buýt và tàu điện ngầm với giá cả phải chăng, thoải mái và đáng tin cậy, đồng thời khuyến khích văn hóa đi xe đạp, đi bộ.
Pune
Pune là thành phố tắc nghẽn thứ 4 ở Ấn Độ. Các nghiên cứu về hiện trạng môi trường hằng năm cho thấy, thành phố đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể về mức độ ô nhiễm tiếng ồn và không khí. Pune bị thiếu hệ thống giao thông công cộng và cơ sở hạ tầng để giải quyết tình trạng này.
Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố này đã trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng trong những năm qua với sự mọc lên như nấm của các tòa nhà cao tầng trên khắp thành phố và hệ thống giao thông công cộng cũng được kỳ vọng sẽ đáp ứng số lượng hành khách cao hơn trong tương lai.