Nguyễn May
Well-known member
Uống nước ép nho, cam, trà gừng, húng quế giàu vitamin C, B, magie hỗ trợ giảm viêm và làm dịu cơn đau đầu.
Đau đầu rất thường gặp, xảy ra do nhiều yếu tố như căng thẳng, sinh hoạt, nghỉ ngơi chưa khoa học hoặc các bệnh lý khác.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức, Trưởng khoa Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết điều trị đau đầu cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ có thể kê các loại thuốc, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh nghỉ ngơi điều độ kết hợp dùng thực phẩm, nước uống để hỗ trợ cải thiện triệu chứng.
Nước chanh, cam giảm đau đầu, nhất là khi căng thẳng. Vitamin C trong chanh, cam có thể thúc đẩy cân bằng nước trong cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch, giảm viêm.
Cà phê chứa caffeine, tăng cường tỉnh táo và nhanh bớt đau đầu. Tuy nhiên, tiêu thụ cà phê quá mức có thể gây tác dụng phụ như tăng nhịp tim và lo âu. Nên dùng một lượng cà phê vừa đủ và tránh uống vào buổi chiều tối.
Trà gừng có tính chống viêm, hữu ích khi đau đầu liên quan đến viêm nhiễm.
Trà hoa cúc giúp tinh thần thư thái, hỗ trợ cải thiện tình trạng này. Bên cạnh uống trà, người bệnh có thể đặt các túi chườm ấm có trà hoa cúc lên vùng trán, cổ, vai gáy... để cải thiện cơn đau.
Trà xanh cũng có caffeine nhưng nồng độ thấp hơn cà phê, giúp giảm đau đầu và ít để lại tác dụng phụ.
Trà bạc hà làm dịu và giảm căng thẳng. Một tách trà bạc hà nóng có tác dụng giãn cơ và cải thiện cơn đau do căng thẳng.
Trà bạc hà có lợi cho người bệnh đau đầu. Ảnh: Freepik
Nước húng quế sử dụng khi buồn nôn, chán ăn, đầy hơi, táo bón... Thức uống này có thể dùng 2-3 lần mỗi tuần để cải thiện đau đầu.
Sinh tố rau cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, nhất là vitamin B9 (folate), tốt cho người bệnh. Bạn có thể kết hợp nhiều loại rau như cần tây, cải xoăn, rau bina... Hạn chế cho đường cũng như các chất làm ngọt bổ sung để đạt hiệu quả giảm đau tốt nhất.
Nước ép nho chứa hàm lượng magie dồi dào. Khi cơ thể thiếu hụt magie, các mạch máu trong não nhanh chóng giãn nở hoặc co lại và gây đau đầu.
Nước lọc tránh mất nước và duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Đôi khi tình trạng này xảy ra do mất nước, nên uống 1,8-2,2 lít nước mỗi ngày tùy theo cân nặng.
Bác sĩ Minh Đức cho biết hiệu quả của các loại đồ uống có thể thay đổi tùy theo nguyên nhân và cơ địa của mỗi người, chỉ hỗ trợ giảm đau, không điều trị bệnh. Nếu thường xuyên đau đầu hoặc triệu chứng kéo dài, người bệnh không nên tự điều trị tại nhà, tốt nhất nên đến bác sĩ khám, điều trị phù hợp.
Đau đầu rất thường gặp, xảy ra do nhiều yếu tố như căng thẳng, sinh hoạt, nghỉ ngơi chưa khoa học hoặc các bệnh lý khác.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức, Trưởng khoa Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết điều trị đau đầu cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ có thể kê các loại thuốc, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh nghỉ ngơi điều độ kết hợp dùng thực phẩm, nước uống để hỗ trợ cải thiện triệu chứng.
Nước chanh, cam giảm đau đầu, nhất là khi căng thẳng. Vitamin C trong chanh, cam có thể thúc đẩy cân bằng nước trong cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch, giảm viêm.
Cà phê chứa caffeine, tăng cường tỉnh táo và nhanh bớt đau đầu. Tuy nhiên, tiêu thụ cà phê quá mức có thể gây tác dụng phụ như tăng nhịp tim và lo âu. Nên dùng một lượng cà phê vừa đủ và tránh uống vào buổi chiều tối.
Trà gừng có tính chống viêm, hữu ích khi đau đầu liên quan đến viêm nhiễm.
Trà hoa cúc giúp tinh thần thư thái, hỗ trợ cải thiện tình trạng này. Bên cạnh uống trà, người bệnh có thể đặt các túi chườm ấm có trà hoa cúc lên vùng trán, cổ, vai gáy... để cải thiện cơn đau.
Trà xanh cũng có caffeine nhưng nồng độ thấp hơn cà phê, giúp giảm đau đầu và ít để lại tác dụng phụ.
Trà bạc hà làm dịu và giảm căng thẳng. Một tách trà bạc hà nóng có tác dụng giãn cơ và cải thiện cơn đau do căng thẳng.
Trà bạc hà có lợi cho người bệnh đau đầu. Ảnh: Freepik
Nước húng quế sử dụng khi buồn nôn, chán ăn, đầy hơi, táo bón... Thức uống này có thể dùng 2-3 lần mỗi tuần để cải thiện đau đầu.
Sinh tố rau cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, nhất là vitamin B9 (folate), tốt cho người bệnh. Bạn có thể kết hợp nhiều loại rau như cần tây, cải xoăn, rau bina... Hạn chế cho đường cũng như các chất làm ngọt bổ sung để đạt hiệu quả giảm đau tốt nhất.
Nước ép nho chứa hàm lượng magie dồi dào. Khi cơ thể thiếu hụt magie, các mạch máu trong não nhanh chóng giãn nở hoặc co lại và gây đau đầu.
Nước lọc tránh mất nước và duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Đôi khi tình trạng này xảy ra do mất nước, nên uống 1,8-2,2 lít nước mỗi ngày tùy theo cân nặng.
Bác sĩ Minh Đức cho biết hiệu quả của các loại đồ uống có thể thay đổi tùy theo nguyên nhân và cơ địa của mỗi người, chỉ hỗ trợ giảm đau, không điều trị bệnh. Nếu thường xuyên đau đầu hoặc triệu chứng kéo dài, người bệnh không nên tự điều trị tại nhà, tốt nhất nên đến bác sĩ khám, điều trị phù hợp.