10 tips giúp bạn cân bằng công việc và cuộc sống cá nhân

nguyenphuonganh

Well-known member
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân chưa bao giờ dễ dàng.


Học cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống là yếu tố cực kì quan trọng trong chế độ chăm sóc bản thân, khi chúng ta phải mang trên vai trách nhiệm của những công việc hằng ngày, cuộc sống gia đình, và các mối quan hệ xung quanh.

Vậy làm sao để làm điều đó một cách hiệu quả?

1. Cải thiện sự cân bằng trong công việc
HỌC CÁCH TỪ CHỐI ĐỂ CÂN BẰNG THỜI GIAN CỦA BẢN THÂN
Làm sao để nói “không” được xem là kĩ năng mềm khó học và áp dụng. Tuy nhiên, học cách từ chối là một phần trong việc giúp bạn tạo ra sự cân bằng.

Trước hết, bạn phải đánh giá được các khối lượng công việc trong ngày và ưu tiên hạng mục quan trọng. Bạn sẽ nhận ra sự hữu ích khi biết cách từ chối những việc trong mục ít được ưu tiên, từ đó có thêm năng lượng tập trung hạng mục quan trọng.


DÀNH CHO BẢN THÂN THỜI GIAN NGHỈ NGƠI
Mỗi 30 giây nghỉ ngơi ngắn, bạn có thể cải thiện sự tập trung, giảm căng thẳng, nâng cao sức khỏe và cảm thấy thích thú với công việc hơn. Bạn nên lưu ý điều này cũng rất quan trọng khi làm việc tại nhà.

Theo chuyên gia, 15 phút nghỉ ngơi sau 90 phút làm việc hay học tập sẽ giúp bộ não củng cố kiến thức.

TẬN DỤNG THỜI GIAN NGHỈ TRƯA
Điều này đồng nghĩa với việc bạn không cần làm việc xuyên bữa trưa. Bạn nên dùng thời gian đó tận hưởng một bữa ăn ngon lành, ngồi thiền, tập hít thở nếu cảm thấy mình bị căng thẳng.


YÊU CẦU SỰ LINH HOẠT TRONG CÔNG VIỆC
Bạn nên thường xuyên có những cuộc nói chuyên cởi mở, chân thật về mong muốn bản thân, của sếp và đội nhóm, từ đó đề xuất các giải pháp hiệu quả nhất cho công việc. Điều này bao gồm về sự linh hoạt thời gian, lịch trình làm việc trong tuần, những công việc được chia sẻ và phương án sáng tạo khác.

ĐẶT SỨC KHỎE Ở MỨC ƯU TIÊN
Bạn nên biết nhận thức sự quan trọng của việc duy trì sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Đây là bước đầu để bạn đặt điều đó là sự ưu tiên trong cuộc sống.

Để hỗ trợ những hoạt động trong ngày, bạn có thể tham khảo việc sắp xếp các thói quen và xây dựng hoạt động đơn giản. Ví dụ: Tập thiền, thực hiện bài tập thể dục, kết nối cộng đồng, thực hành lòng biết ơn và sử dụng thời gian nghỉ có lương.


HIỂU VỀ LÒNG TRẮC ẨN CỦA BẢN THÂN
Để đạt được cảm giác cân bằng trong cuộc sống và công việc, một trong những điều quan trọng nhất là từ bỏ chủ nghĩa hoàn hảo.

Chủ nghĩa hoàn hảo có thể giúp bạn tiếp cận một số thành công trong thời gian đi học hoặc khi bắt đầu sự nghiệp. Nhưng mặt trái của nó là sự tích tụ căng thẳng theo giời gian. Khi căng thẳng tăng, cảm xúc của bạn cũng thay đổi, dẫn đến trách nhiệm của bản thân cũng gia tăng.

Điều quan trọng là bạn phải nhận rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng. Mọi người đều có khó khăn và bạn không thể lúc nào cũng làm đúng được. Nếu nhận ra sự thật này, nó sẽ giúp bạn tạo ra thay đổi hướng bạn đến cảm giác dễ chịu hơn để phát triển và học hỏi trong công việc và cuộc sống.

2. Cách cân bằng công việc với cuộc sống cá nhân
NHẬN BIẾT RANH GIỚI BẠN CẦN NGẮT KẾT NỐI
Cài đặt và thông báo giờ làm việc của bạn cho đồng nghiệp cũng như khách hàng để xác định ranh giới, bao gồm thời gian bạn làm việc và bạn không có mặt để phản hồi. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách cài đặt tin nhắn hoặc thư trả lời tự động trong thời gian bạn ngoại tuyến.

Trong trường hợp không muốn bỏ sót thông tin quan trọng, bạn có thể để chế độ đặc biệt với cấp trên hoặc đối tác có tầm ảnh hưởng. Hãy linh hoạt và đảm bảo giữ chất lượng tốt trong cuộc sống và công việc.


Không thể thiếu thời gian cho gia đình
Để đạt được hiệu quả, mọi thành viên gia đình cũng nên ưu tiên khoảng thời gian này. Các thành viên có những cuộc nói chuyện hoặc bàn luận và thống nhất thời gian cụ thể để mọi người gặp gỡ, vui vẻ bên nhau.

Đối với những người sống xa nhà, thời gian này bạn có thể tận dụng để gọi điện với người thân.

BẮT ĐẦU TỪ NHỮNG ĐIỀU NHỎ
Những thói quen lành mạnh sẽ hỗ trợ cảm giác hạnh phúc của bản thân như duy trì hoạt động hoặc cải thiện thói quen ăn uống. Những điều nhỏ này sẽ giúp bạn thoải mái hơn nhiều.


YÊU CẦU SỰ GIÚP ĐỠ
Đừng nhận mọi lỗi lầm về mình và sợ yêu cầu giúp đỡ của bạn làm phiền người khác. Thay vào đó, bạn nên cân nhắc việc nhờ trợ giúp vì với người khác, “cho đi” cũng là món quà, và đó cũng là một phần của sự hỗ trợ. Điều này xây dựng lợi ích chung cho các mối quan hệ xung quanh.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên