nguyenphuonganh
Well-known member
Việc điều chỉnh một số thói quen trong cuộc sống có thể khiến bạn hạnh phúc hơn.
Trên thực tế, hạnh phúc thường được tạo lập từ các thói quen nhỏ trong cuộc sống. Nó có thể bắt nguồn từ nụ cười, bài tập thể dục,…
1. Thói quen mỉm cười giúp bạn hạnh phúc
Khi mỉm cười, não bạn tiết ra dopamine khiến chúng ta hạnh phúc hơn. Dù chưa khẳng định, nhưng nghiên cứu cũng cho rằng mối liên hệ giữa nụ cười và hạnh phúc có thể do sự thay đổi cơ mặt, tác động lên cảm xúc của bạn.
Điều đó không có nghĩa bạn phải luôn nở nụ cười. Hãy tập nhìn mình trong gương và mỉm cười.
2. Tập thể dục
Bên cạnh sức khỏe thể chất, tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện triệu chứng trầm cảm, đồng thời gia tăng hạnh phúc.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách đi dạo sau bữa tối hoặc tập yoga. Hoặc có thể cân nhắc các hoạt động bản thân muốn thử như bowling, bơi lội,…
3. Lựa chọn thực phẩm theo tâm trạng
Một số thực phẩm có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Ví dụ: Carbohydrate giải phóng serotonin- một loại hormone “cảm thấy dễ chịu”. Các loại thức ăn như rau, đậu và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp bạn tránh suy sụp trong khi vẫn cung cấp serotonin.
Bên cạnh đó, thực phẩm chế biến sẵn hoặc chiên ngập dầu có xu hướng khiến bạn thấy chán nản và bỏ bữa hơn.
4. Thói quen biết ơn giúp bạn hạnh phúc hơn
Việc thực hành lòng biết ơn có thể tác động đến cảm giác hy vọng và hạnh phúc của bạn.
Khi bắt đầu một ngày của mình, hãy cân nhắc để mắt đến những điều thú vị trong cuộc sống như đang có ai đó yêu bạn, bạn có công việc tốt, hoặc đơn giản gia đình bạn đang khỏe mạnh.
Với một chút luyện tập, bạn có thể nhận thức rõ hơn về những điều tích cực xung quanh mình.
5. Thói quen đưa ra lời khen
Đưa ra lời khen chân thành là cách nhanh chóng và dễ dàng để làm tươi sáng ngày mới của ai đó, đồng thời giúp bạn hạnh phúc hơn. Hãy thử nghiệm, và bạn sẽ ngạc nhiên về cách chúng tác động đến bản thân mình.
6. Thở sâu
Thở sâu là cách đơn giản giúp giảm căng thẳng và cân bằng cảm xúc. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra thở chậm giúp bạn bớt lo âu hơn.
Lần tới, khi gặp khó khăn nào đó, hãy nhắm mắt lại và nghĩ đến kỷ niệm đẹp bạn từng trải qua. Hít một hơi chậm và sâu bằng mũi. Thở ra chậm rãi bằng miệng. Lặp lại nhiều lần cho đến khi bạn thấy bình tĩnh lại.
7. Chấp nhận những khoảnh khắc không vui trong cuộc sống
Những điều tồi tệ luôn xảy ra với mọi người. Đó là quy luật tất yếu của cuộc sống.
Nếu bạn nhận được tin xấu, hoặc phạm phải sai lầm, đừng cố giả vờ như bạn đang hạnh phúc. Hãy học cách thừa nhận, và trải nghiệm cảm xúc tệ hại đang tới. Sau đó, chuyển sự tập trung của bạn sang việc khắc phục hậu quả hoặc chăm sóc cảm xúc bản thân. Bạn cũng có thể tập hít thở sâu, hoặc đi dạo. Hãy nhớ không ai luôn luôn vui vẻ mỗi ngày.
8. Thói quen dọn dẹp
Đặt hẹn giờ trên điện thoại và dành 15 phút để dọn dẹp,… Đặt mọi thứ vào đúng vị trí của nó và vứt những thứ không còn giá trị sử dụng.
Bạn có thể thực hiện thói quen này mỗi tuần một lần, mỗi ngày một lần hoặc lúc nào bạn thấy không gian của mình bức bối, khó chịu.
9. Lên kế hoạch trong tuần
Hãy thử ngồi xuống vào Chủ Nhật và lập danh sách cho tuần tiếp theo. Có thể bạn không bám sát theo kế hoạch, nhưng việc sắp xếp thời gian để bạn có thể giặt giũ, đi chợ hoặc giải quyết các dự án làm việc có thể giúp bản thân tĩnh tâm.
Ngoài ra, bạn có thể tải các ứng dụng điện thoại giúp việc lên kế hoạch trở nên thoải mái và tiện dụng hơn.
10. Hòa mình với thiên nhiên
Theo một nghiên cứu, dành 30 phút mỗi tuần trong không gian xanh có thể giúp giảm huyết áp và nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Bạn có thể tìm đến thiên nhiên qua những nơi gần gũi như công viên, sân sau nhà hoặc sân thượng. Bên cạnh đó, tập thể dục ngoài trời cũng rất tốt cho cơ thể.
11. Thiền định
Có rất nhiều phương pháp thiền, và nó không hề phức tạp. Nó đơn giản như việc ngồi yên lặng với những suy nghĩ của bạn trong 5 phút. Ngay cả các bài tập thở sâu cũng được dùng như hình thức thiền định.
12. Tránh so sánh
Chúng ta dễ dàng so sánh bản thân với người khác, từ mạng xã hội, nơi làm việc đến phòng tập gym. Điều này khiến bạn bất mãn, lo lắng và thậm chí trầm cảm.
Bạn có thể vượt qua tình trạng trên bằng cách tự tin vào thế mạnh bản thân, hít thở sâu, viết nhật ký.
Trên thực tế, hạnh phúc thường được tạo lập từ các thói quen nhỏ trong cuộc sống. Nó có thể bắt nguồn từ nụ cười, bài tập thể dục,…
1. Thói quen mỉm cười giúp bạn hạnh phúc
Khi mỉm cười, não bạn tiết ra dopamine khiến chúng ta hạnh phúc hơn. Dù chưa khẳng định, nhưng nghiên cứu cũng cho rằng mối liên hệ giữa nụ cười và hạnh phúc có thể do sự thay đổi cơ mặt, tác động lên cảm xúc của bạn.
Điều đó không có nghĩa bạn phải luôn nở nụ cười. Hãy tập nhìn mình trong gương và mỉm cười.
2. Tập thể dục
Bên cạnh sức khỏe thể chất, tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện triệu chứng trầm cảm, đồng thời gia tăng hạnh phúc.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách đi dạo sau bữa tối hoặc tập yoga. Hoặc có thể cân nhắc các hoạt động bản thân muốn thử như bowling, bơi lội,…
3. Lựa chọn thực phẩm theo tâm trạng
Một số thực phẩm có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Ví dụ: Carbohydrate giải phóng serotonin- một loại hormone “cảm thấy dễ chịu”. Các loại thức ăn như rau, đậu và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp bạn tránh suy sụp trong khi vẫn cung cấp serotonin.
Bên cạnh đó, thực phẩm chế biến sẵn hoặc chiên ngập dầu có xu hướng khiến bạn thấy chán nản và bỏ bữa hơn.
4. Thói quen biết ơn giúp bạn hạnh phúc hơn
Việc thực hành lòng biết ơn có thể tác động đến cảm giác hy vọng và hạnh phúc của bạn.
Khi bắt đầu một ngày của mình, hãy cân nhắc để mắt đến những điều thú vị trong cuộc sống như đang có ai đó yêu bạn, bạn có công việc tốt, hoặc đơn giản gia đình bạn đang khỏe mạnh.
Với một chút luyện tập, bạn có thể nhận thức rõ hơn về những điều tích cực xung quanh mình.
5. Thói quen đưa ra lời khen
Đưa ra lời khen chân thành là cách nhanh chóng và dễ dàng để làm tươi sáng ngày mới của ai đó, đồng thời giúp bạn hạnh phúc hơn. Hãy thử nghiệm, và bạn sẽ ngạc nhiên về cách chúng tác động đến bản thân mình.
6. Thở sâu
Thở sâu là cách đơn giản giúp giảm căng thẳng và cân bằng cảm xúc. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra thở chậm giúp bạn bớt lo âu hơn.
Lần tới, khi gặp khó khăn nào đó, hãy nhắm mắt lại và nghĩ đến kỷ niệm đẹp bạn từng trải qua. Hít một hơi chậm và sâu bằng mũi. Thở ra chậm rãi bằng miệng. Lặp lại nhiều lần cho đến khi bạn thấy bình tĩnh lại.
7. Chấp nhận những khoảnh khắc không vui trong cuộc sống
Những điều tồi tệ luôn xảy ra với mọi người. Đó là quy luật tất yếu của cuộc sống.
Nếu bạn nhận được tin xấu, hoặc phạm phải sai lầm, đừng cố giả vờ như bạn đang hạnh phúc. Hãy học cách thừa nhận, và trải nghiệm cảm xúc tệ hại đang tới. Sau đó, chuyển sự tập trung của bạn sang việc khắc phục hậu quả hoặc chăm sóc cảm xúc bản thân. Bạn cũng có thể tập hít thở sâu, hoặc đi dạo. Hãy nhớ không ai luôn luôn vui vẻ mỗi ngày.
8. Thói quen dọn dẹp
Đặt hẹn giờ trên điện thoại và dành 15 phút để dọn dẹp,… Đặt mọi thứ vào đúng vị trí của nó và vứt những thứ không còn giá trị sử dụng.
Bạn có thể thực hiện thói quen này mỗi tuần một lần, mỗi ngày một lần hoặc lúc nào bạn thấy không gian của mình bức bối, khó chịu.
9. Lên kế hoạch trong tuần
Hãy thử ngồi xuống vào Chủ Nhật và lập danh sách cho tuần tiếp theo. Có thể bạn không bám sát theo kế hoạch, nhưng việc sắp xếp thời gian để bạn có thể giặt giũ, đi chợ hoặc giải quyết các dự án làm việc có thể giúp bản thân tĩnh tâm.
Ngoài ra, bạn có thể tải các ứng dụng điện thoại giúp việc lên kế hoạch trở nên thoải mái và tiện dụng hơn.
10. Hòa mình với thiên nhiên
Theo một nghiên cứu, dành 30 phút mỗi tuần trong không gian xanh có thể giúp giảm huyết áp và nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Bạn có thể tìm đến thiên nhiên qua những nơi gần gũi như công viên, sân sau nhà hoặc sân thượng. Bên cạnh đó, tập thể dục ngoài trời cũng rất tốt cho cơ thể.
11. Thiền định
Có rất nhiều phương pháp thiền, và nó không hề phức tạp. Nó đơn giản như việc ngồi yên lặng với những suy nghĩ của bạn trong 5 phút. Ngay cả các bài tập thở sâu cũng được dùng như hình thức thiền định.
12. Tránh so sánh
Chúng ta dễ dàng so sánh bản thân với người khác, từ mạng xã hội, nơi làm việc đến phòng tập gym. Điều này khiến bạn bất mãn, lo lắng và thậm chí trầm cảm.
Bạn có thể vượt qua tình trạng trên bằng cách tự tin vào thế mạnh bản thân, hít thở sâu, viết nhật ký.
Chỉnh sửa lần cuối: