linh_449
Linh Linhh
1Ngủ đủ giấc vào ban đêm
Cách tốt nhất để chống lại cảm giác buồn ngủ vào ban ngày là có một giấc ngủ ngon vào ban đêm. Ngủ không đủ giấc là nguyên nhân phổ biến nhất gây buồn ngủ. Hạn chế giấc ngủ sẽ càng làm tăng ham muốn ngủ của bạn và có thể khiến bạn buồn ngủ khi cần tỉnh táo.
Các chuyên gia khuyến khích người trưởng thành cần phải ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Có một giấc ngủ ngon và đầy đủ là điều kiện tiên quyết giúp cho một ngày của bạn thư thái và tỉnh táo hơn.[1]
Ngủ đủ 7 đến 9 tiếng một đêm
2Tránh xa giường ngủ khi làm việc
Thói quen xem tivi, điện thoại, đọc sách hay làm việc trên giường là không tốt vì giường ngủ là nơi đem đến cảm giác thư giãn, để ngủ và nghỉ ngơi. Những vật dụng có trên giường hầu hết được thiết kế để tạo sự thoải mái giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Vì vậy, bạn nên tránh xa khỏi giường ngủ khi làm việc để có thể hạn chế tình trạng buồn ngủ, giúp tăng hiệu suất làm việc của bản thân.
Tránh xa giường ngủ khi làm việc
3Đặt thời gian báo thức nhất quán
Lời khuyên dành cho những người có vấn đề về việc buồn ngủ là bạn nên điều chỉnh thời gian biểu một cách nhất quán, cố gắng ngủ và thức dậy vào cùng một thời gian mỗi ngày, kể cả cuối tuần.
Tuy nhiên, để dễ dàng hơn hãy bắt đầu bằng cách chỉ đặt thời gian báo thức và duy trì điều đó trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng đầu tiên để thiết lập và duy trì nhịp sinh.
Đặt thời gian báo thức nhất quán giờ ngủ
4Chuyển dần sang giờ đi ngủ sớm hơn
Một cách khác để có được một nhịp sinh học nhất quán là cố gắng đi ngủ sớm hơn 15 phút mỗi đêm trong bốn ngày liên tục. Sau đó duy trì với giờ đi ngủ của ngày cuối cùng. Điều chỉnh dần dần nhịp sinh học của bạn như thế này thường hiệu quả hơn là đột ngột cố gắng đi ngủ sớm hơn một giờ.
Chuyển dần sang giờ đi ngủ sớm hơn
5Duy trì giờ ăn uống phù hợp, lành mạnh
Bên cạnh việc thiết lập thời gian biểu đi ngủ đều đặn thì việc duy trì giờ ăn uống đều đặn cũng giúp điều chỉnh nhịp sinh học của chúng ta.
Ăn bữa sáng và bữa trưa lành mạnh đúng giờ, thay vì vội vàng với một chiếc bánh sandwich và cà phê trên đường đi làm, điều này giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu năng lượng trong ngày khiến bạn dễ cảm giác buồn ngủ trầm trọng. Ngoài ra nên ăn tối sớm và tránh ăn từ 2 - 3 giờ trước khi đi ngủ.
Duy trì giờ ăn uống phù hợp, lành mạnh
6Tập thể dục
Các hoạt động ít vận động cơ thể như ngồi trong phòng họp, lái xe đường dài hoặc ngồi ở bàn làm việc hàng giờ liền có thể dễ dàng khiến bạn buồn ngủ.
Tập thể dục thường xuyên trong 30 phút mỗi ngày giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Ngoài ra, vận động thể lực cũng cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn vào ban ngày và giúp bạn suy nghĩ sắc bén, tập trung vào công việc hơn.
Tập thể dục 30 phút mỗi ngày có lợi cho giấc ngủ của bạn
7Không đi ngủ cho đến khi buồn ngủ
Hãy phân biệt giữa cảm giác buồn ngủ và cảm giác mệt mỏi. Chỉ nên lên giường khi bạn thật sự thấy buồn ngủ, mắt sụp xuống và bạn cảm thấy như mình đang ngủ gật. Nếu bạn lầm tưởng cơ thể mệt mỏi và tranh thủ "chợp mắt" một chút, điều này sẽ làm giảm chất lượng thời gian ngủ buổi tối của bạn, từ đó nhịp sinh học của bạn cũng sẽ bị thay đổi theo.
Chỉ nên đi ngủ khi cảm thấy buồn ngủ
8Đừng ngủ trưa muộn
Ngủ trưa muộn có thể làm cho cơn buồn ngủ ban ngày trở nên tồi tệ hơn vì nó có thể cản trở giấc ngủ ban đêm dần tạo thói quen lười tập trung vào công việc. Thời gian để bạn ngủ trưa tốt nhất là khung giờ từ 12 giờ - 13 giờ cố định mỗi ngày.
Đừng ngủ trưa quá muộn
9Thư giãn trước khi ngủ
Một thói quen thư giãn trước khi đi ngủ có thể giúp bạn thả lỏng tinh thần khỏi một ngày hoạt động căng thẳng.
Một số thói quen tốt bạn có thể thử như thiền, ngâm mình hoặc ngâm chân với nước nóng, nghe nhạc êm dịu, đọc sách hay thư giãn bằng cách xông tinh dầu. Một tách trà túi lọc hoặc sữa ấm cũng có thể giúp xoa dịu, nhưng hãy cân nhắc bỏ qua những đề xuất trên nếu chúng khiến bạn thức dậy vào ban đêm để đi vệ sinh.
Thư giãn trước khi ngủ giúp thả lỏng tinh thần
10Không uống đồ uống có cồn trước khi ngủ
Mọi người thường nghĩ rằng rượu, bia có thể giúp ngủ ngon, nhưng nó thực sự là “thủ phạm” cướp đi giấc ngủ sâu của bạn. Cồn trong các đồ uống rượu bia có khả năng tác động lên hệ thần kinh trung ương, nhờ đó mang đến cho bạn cảm giác thư giãn dần dần các cơn buồn ngủ sẽ tới nhanh hơn.
Nhưng tác dụng này của cồn, chúng chỉ có hiệu quả trong những giai đoạn đầu của giấc ngủ. Và khi thức dậy, bạn sẽ cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, mất tinh thần trong làm việc. Vậy nên, hạn chế sử dụng các thức uống có cồn trước khi bắt đầu lên giường.
Không uống rượu bia trước khi đi ngủ
11Nghỉ giải lao thường xuyên
Đôi khi bạn phải chú ý và tập trung trong một thời gian dài, điều này có thể khiến bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Trên thực tế, chất lượng công việc của bạn có thể bị ảnh hưởng và bạn sẽ dễ mắc sai lầm hơn.
Để tránh điều này xảy ra, hãy thường xuyên nghỉ giải lao ngắn khi làm việc. Dành thời gian cho những khoảng nghỉ ngắn sẽ cho phép bạn tập trung tốt hơn khi quay lại làm việc. Nghỉ giải lao đặc biệt hữu ích nếu bạn cảm thấy buồn ngủ sau bữa ăn trưa.
Thường xuyên nghỉ ngơi để tinh thần thoải mái
12Tiêu thụ caffeine
Caffeine là một cách rất hiệu quả, ít tốn kém giúp tỉnh táo và minh mẫn. Đây là một chất kích thích tự nhiên có thể tăng cường năng lượng và sự tập trung của bạn. Cà phê, trà, sô cô la nóng và soda là những thức uống chứa caffein phổ biến.
Cà phê, trà là những thức uống có nhiều caffeine
13Hít thở không khí trong lành
Môi trường phù hợp có thể giúp ích rất nhiều cho khả năng tỉnh táo của bạn. Nhịp sinh học của cơ thể bạn phụ thuộc vào việc tiếp xúc với các điều kiện tự nhiên, trong đó quan trọng nhất là ánh sáng. Bước ra ngoài để hít thở không khí trong lành khi bạn cảm thấy buồn ngủ có thể giúp bạn tỉnh táo hơn.
Hít thở không khí trong lành giúp tinh thần thư giãn
14Đánh một giấc ngủ ngắn
Nếu bạn đang chống chọi với cơn buồn ngủ quá mức, một giấc ngủ ngắn có thể đủ để nạp lại năng lượng cho bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những giấc ngủ ngắn có thể giúp học tập và ghi nhớ. Các chuyên gia tin rằng những giấc ngủ trưa ngắn kéo dài từ 15 đến 20 phút là cách tốt nhất để bạn được nghỉ ngơi hiệu quả.
Ngủ một giấc ngủ ngắn giúp lấy lại tinh thần
15Ăn nhẹ
Nếu bạn thường xuyên đối mặt với tình trạng buồn ngủ khi làm việc, hãy ăn trưa nhẹ để tiếp thêm năng lượng. Cố gắng tránh xa đồ ăn nhẹ có đường, nước ngọt hoặc carbohydrate và không ăn quá no vì điều này sẽ kích thích trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn của cơ thể, dễ dẫn đến buồn ngủ.
Ăn nhẹ giúp cơ thể nạp lại năng lượng tốt cho hiệu suất làm việc
16Giữ một môi trường mát mẻ
Môi trường của bạn có thể ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ và khả năng tỉnh táo của bạn. Giảm nhiệt độ xuống 20 độ C hoặc thậm chí mát hơn vài độ sẽ giúp bạn tăng sự tỉnh táo. Nếu không gian làm việc quá nóng dẫn tới các mùi ẩm mốc, điều này sẽ dễ khiến tinh thần bạn khó chịu, chán nản hiệu suất công việc ngày một giảm.
Môi trường làm việc mát mẻ giúp bạn tăng sự tỉnh táo
Cách tốt nhất để chống lại cảm giác buồn ngủ vào ban ngày là có một giấc ngủ ngon vào ban đêm. Ngủ không đủ giấc là nguyên nhân phổ biến nhất gây buồn ngủ. Hạn chế giấc ngủ sẽ càng làm tăng ham muốn ngủ của bạn và có thể khiến bạn buồn ngủ khi cần tỉnh táo.
Các chuyên gia khuyến khích người trưởng thành cần phải ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Có một giấc ngủ ngon và đầy đủ là điều kiện tiên quyết giúp cho một ngày của bạn thư thái và tỉnh táo hơn.[1]
Ngủ đủ 7 đến 9 tiếng một đêm
2Tránh xa giường ngủ khi làm việc
Thói quen xem tivi, điện thoại, đọc sách hay làm việc trên giường là không tốt vì giường ngủ là nơi đem đến cảm giác thư giãn, để ngủ và nghỉ ngơi. Những vật dụng có trên giường hầu hết được thiết kế để tạo sự thoải mái giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Vì vậy, bạn nên tránh xa khỏi giường ngủ khi làm việc để có thể hạn chế tình trạng buồn ngủ, giúp tăng hiệu suất làm việc của bản thân.
Tránh xa giường ngủ khi làm việc
3Đặt thời gian báo thức nhất quán
Lời khuyên dành cho những người có vấn đề về việc buồn ngủ là bạn nên điều chỉnh thời gian biểu một cách nhất quán, cố gắng ngủ và thức dậy vào cùng một thời gian mỗi ngày, kể cả cuối tuần.
Tuy nhiên, để dễ dàng hơn hãy bắt đầu bằng cách chỉ đặt thời gian báo thức và duy trì điều đó trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng đầu tiên để thiết lập và duy trì nhịp sinh.
Đặt thời gian báo thức nhất quán giờ ngủ
4Chuyển dần sang giờ đi ngủ sớm hơn
Một cách khác để có được một nhịp sinh học nhất quán là cố gắng đi ngủ sớm hơn 15 phút mỗi đêm trong bốn ngày liên tục. Sau đó duy trì với giờ đi ngủ của ngày cuối cùng. Điều chỉnh dần dần nhịp sinh học của bạn như thế này thường hiệu quả hơn là đột ngột cố gắng đi ngủ sớm hơn một giờ.
Chuyển dần sang giờ đi ngủ sớm hơn
5Duy trì giờ ăn uống phù hợp, lành mạnh
Bên cạnh việc thiết lập thời gian biểu đi ngủ đều đặn thì việc duy trì giờ ăn uống đều đặn cũng giúp điều chỉnh nhịp sinh học của chúng ta.
Ăn bữa sáng và bữa trưa lành mạnh đúng giờ, thay vì vội vàng với một chiếc bánh sandwich và cà phê trên đường đi làm, điều này giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu năng lượng trong ngày khiến bạn dễ cảm giác buồn ngủ trầm trọng. Ngoài ra nên ăn tối sớm và tránh ăn từ 2 - 3 giờ trước khi đi ngủ.
Duy trì giờ ăn uống phù hợp, lành mạnh
6Tập thể dục
Các hoạt động ít vận động cơ thể như ngồi trong phòng họp, lái xe đường dài hoặc ngồi ở bàn làm việc hàng giờ liền có thể dễ dàng khiến bạn buồn ngủ.
Tập thể dục thường xuyên trong 30 phút mỗi ngày giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Ngoài ra, vận động thể lực cũng cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn vào ban ngày và giúp bạn suy nghĩ sắc bén, tập trung vào công việc hơn.
Tập thể dục 30 phút mỗi ngày có lợi cho giấc ngủ của bạn
7Không đi ngủ cho đến khi buồn ngủ
Hãy phân biệt giữa cảm giác buồn ngủ và cảm giác mệt mỏi. Chỉ nên lên giường khi bạn thật sự thấy buồn ngủ, mắt sụp xuống và bạn cảm thấy như mình đang ngủ gật. Nếu bạn lầm tưởng cơ thể mệt mỏi và tranh thủ "chợp mắt" một chút, điều này sẽ làm giảm chất lượng thời gian ngủ buổi tối của bạn, từ đó nhịp sinh học của bạn cũng sẽ bị thay đổi theo.
Chỉ nên đi ngủ khi cảm thấy buồn ngủ
8Đừng ngủ trưa muộn
Ngủ trưa muộn có thể làm cho cơn buồn ngủ ban ngày trở nên tồi tệ hơn vì nó có thể cản trở giấc ngủ ban đêm dần tạo thói quen lười tập trung vào công việc. Thời gian để bạn ngủ trưa tốt nhất là khung giờ từ 12 giờ - 13 giờ cố định mỗi ngày.
Đừng ngủ trưa quá muộn
9Thư giãn trước khi ngủ
Một thói quen thư giãn trước khi đi ngủ có thể giúp bạn thả lỏng tinh thần khỏi một ngày hoạt động căng thẳng.
Một số thói quen tốt bạn có thể thử như thiền, ngâm mình hoặc ngâm chân với nước nóng, nghe nhạc êm dịu, đọc sách hay thư giãn bằng cách xông tinh dầu. Một tách trà túi lọc hoặc sữa ấm cũng có thể giúp xoa dịu, nhưng hãy cân nhắc bỏ qua những đề xuất trên nếu chúng khiến bạn thức dậy vào ban đêm để đi vệ sinh.
Thư giãn trước khi ngủ giúp thả lỏng tinh thần
10Không uống đồ uống có cồn trước khi ngủ
Mọi người thường nghĩ rằng rượu, bia có thể giúp ngủ ngon, nhưng nó thực sự là “thủ phạm” cướp đi giấc ngủ sâu của bạn. Cồn trong các đồ uống rượu bia có khả năng tác động lên hệ thần kinh trung ương, nhờ đó mang đến cho bạn cảm giác thư giãn dần dần các cơn buồn ngủ sẽ tới nhanh hơn.
Nhưng tác dụng này của cồn, chúng chỉ có hiệu quả trong những giai đoạn đầu của giấc ngủ. Và khi thức dậy, bạn sẽ cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, mất tinh thần trong làm việc. Vậy nên, hạn chế sử dụng các thức uống có cồn trước khi bắt đầu lên giường.
Không uống rượu bia trước khi đi ngủ
11Nghỉ giải lao thường xuyên
Đôi khi bạn phải chú ý và tập trung trong một thời gian dài, điều này có thể khiến bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Trên thực tế, chất lượng công việc của bạn có thể bị ảnh hưởng và bạn sẽ dễ mắc sai lầm hơn.
Để tránh điều này xảy ra, hãy thường xuyên nghỉ giải lao ngắn khi làm việc. Dành thời gian cho những khoảng nghỉ ngắn sẽ cho phép bạn tập trung tốt hơn khi quay lại làm việc. Nghỉ giải lao đặc biệt hữu ích nếu bạn cảm thấy buồn ngủ sau bữa ăn trưa.
Thường xuyên nghỉ ngơi để tinh thần thoải mái
12Tiêu thụ caffeine
Caffeine là một cách rất hiệu quả, ít tốn kém giúp tỉnh táo và minh mẫn. Đây là một chất kích thích tự nhiên có thể tăng cường năng lượng và sự tập trung của bạn. Cà phê, trà, sô cô la nóng và soda là những thức uống chứa caffein phổ biến.
Cà phê, trà là những thức uống có nhiều caffeine
13Hít thở không khí trong lành
Môi trường phù hợp có thể giúp ích rất nhiều cho khả năng tỉnh táo của bạn. Nhịp sinh học của cơ thể bạn phụ thuộc vào việc tiếp xúc với các điều kiện tự nhiên, trong đó quan trọng nhất là ánh sáng. Bước ra ngoài để hít thở không khí trong lành khi bạn cảm thấy buồn ngủ có thể giúp bạn tỉnh táo hơn.
Hít thở không khí trong lành giúp tinh thần thư giãn
14Đánh một giấc ngủ ngắn
Nếu bạn đang chống chọi với cơn buồn ngủ quá mức, một giấc ngủ ngắn có thể đủ để nạp lại năng lượng cho bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những giấc ngủ ngắn có thể giúp học tập và ghi nhớ. Các chuyên gia tin rằng những giấc ngủ trưa ngắn kéo dài từ 15 đến 20 phút là cách tốt nhất để bạn được nghỉ ngơi hiệu quả.
Ngủ một giấc ngủ ngắn giúp lấy lại tinh thần
15Ăn nhẹ
Nếu bạn thường xuyên đối mặt với tình trạng buồn ngủ khi làm việc, hãy ăn trưa nhẹ để tiếp thêm năng lượng. Cố gắng tránh xa đồ ăn nhẹ có đường, nước ngọt hoặc carbohydrate và không ăn quá no vì điều này sẽ kích thích trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn của cơ thể, dễ dẫn đến buồn ngủ.
Ăn nhẹ giúp cơ thể nạp lại năng lượng tốt cho hiệu suất làm việc
16Giữ một môi trường mát mẻ
Môi trường của bạn có thể ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ và khả năng tỉnh táo của bạn. Giảm nhiệt độ xuống 20 độ C hoặc thậm chí mát hơn vài độ sẽ giúp bạn tăng sự tỉnh táo. Nếu không gian làm việc quá nóng dẫn tới các mùi ẩm mốc, điều này sẽ dễ khiến tinh thần bạn khó chịu, chán nản hiệu suất công việc ngày một giảm.
Môi trường làm việc mát mẻ giúp bạn tăng sự tỉnh táo