TRUONGTRINH
Well-known member
Đại diện 16 đội thuyết trình về quá trình phát triển sản phẩm, những điểm mới của công nghệ trước Hội đồng giám khảo Giải bình chọn Sản phẩm ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI Awards 2024).
Vòng thuyết trình Chung kết diễn ra trực tuyến xuyên suốt cả ngày 16/8. Tại buổi phỏng vấn, mỗi đội thi có 3 phút trình bày kết quả nghiên cứu và 7 phút trả lời câu hỏi của thành viên Hội đồng giám khảo. Các nhóm tập trung làm rõ những yếu tố còn mờ để các thành viên hội đồng giám khảo đưa ra quyết định chính xác nhất.
Để hiểu rõ về các dự án, trước khi bước vào vòng phỏng vấn, Ban tổ chức đã yêu cầu các đội thi làm rõ thông tin về mức độ ảnh hưởng của giải pháp đối với con người, xã hội, sản xuất kinh doanh; Tính độc đáo, sáng tạo về mặt công nghệ; khả năng ứng dụng; Tính hiệu quả; Ý nghĩa và điều kiện cần để triển khai sản phẩm trên diện rộng.
Là nhóm đầu tiên thực hiện phần thi, tác giả Nguyễn Đỗ Dũng từ Công ty Công nghệ Nông nghiệp Enfarm giới thiệu về "Công nghệ đo và tư vấn dinh dưỡng cho cây trồng". Đây là công nghệ cảm biến cầm tay tận dụng mô hình AI dựa trên phân tích tổng thể sự tương tác của 4 yếu tố: đất, nước, cây trồng và phân bón, từ đó phát triển những quy trình canh tác tối ưu sử dụng tài nguyên và cải thiện năng suất trong điều kiện bất kỳ về khí hậu. Sản phẩm hướng tới sử dụng phân bón hiệu quả và cung cấp công cụ đo dinh dưỡng trong đất chính xác, dễ dùng cho nông dân.
Nhóm sử dụng app enfarm đo dinh dưỡng cây trồng. Ảnh: Nhóm nghiên cứu
Với câu hỏi về các chỉ số đo thu thập và đối tượng cây trồng cụ thể từ giám khảo TS Nguyễn Kim Anh, CPO VinBigdata, đại diện đội thi cho biết trước mắt hướng tới các "cây trồng tỷ USD" với giá trị thương phẩm cao như cà phê, sầu riêng. Thông tin chỉ số cây được thu thập bằng đo N, P, K, độ pH, độ ẩm, độ dẫn điện và nhiệt độ hay đo độ cắt giảm nguồn dinh dưỡng để biết được cây sinh trưởng nhanh hay chậm. Hiện thiết bị được ứng dụng tại 70-80 vườn thực tế. Thiết bị có tuổi thọ 1 năm.
Giám khảo PGS.TS Nguyễn Phi Lê, Đại học Bách Khoa Hà Nội gợi ý nhóm tận dụng được yếu tố AI trong việc thu thập, phân tích dữ liệu cũng như đo chính xác các chỉ số, đồng thời chú ý đến biện pháp tăng tuổi thọ của thiết bị.
Tiếp sau đó là OmiBot - giải pháp từ đội thi Công ty cổ phần Minh Phúc Transformation với mục tiêu tận dụng sức mạnh của Generative AI để mang đến trải nghiệm vượt trội cho người dùng. Trợ lý ảo tổng đài được phát triển từ năm 2020, sử dụng công nghệ của LLM và Agentic Workflow để xây dựng bot tự động hóa cho phản hồi nhanh dưới 1 giây. Kết hợp với NLP truyền thống, OmiBot tạo kịch bản vừa linh hoạt, đảm bảo tính kiểm soát lớn.
Các chatbot sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) còn có giải pháp của BIDV ứng dụng hỗ trợ chăm sóc khách hàng hay giải pháp AI chatbot chăm sóc khách hàng trong lĩnh vực Y tế của AMstack Việt Nam phối hợp với bệnh viện Đại học Y dược TP HCM.
Đại diện dự án AI – GOV thuyết trình trực tuyến trước hội đồng giám khảo sáng 16/8. Ảnh: Chụp màn hình
Một giải pháp khác đến từ công ty công nghệ Promtete, AI - GOV, cung cấp dịch vụ công, hỗ trợ công chức, viên chức trong cải cách hành chính như trong hồ sơ thủ tục đất đai, tra cứu luật. Chatbot giải đáp thắc mắc cho người dân và doanh nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao sự chủ động trong việc tìm kiếm thông tin.
Phát triển trong vòng 2 năm, nhóm nghiên cứu cho hay điểm mới sản phẩm sử dụng generative AI để trò chuyện với ngôn ngữ tự nhiên như con người. Ngoài ra nhóm còn tự nghiên cứu thuật toán riêng giảm thiểu hiện tượng "ảo giác AI" (hallucination) để giảm sai sót và tăng cường độ chính xác trong câu trả lời của chatbot.
Thành viên Ban giám khảo, ông Vũ Anh Tú (CTO tập đoàn FPT) và TS Phi Lê đều thể hiện mối quan tâm đến tính chính xác của chatbot, yếu tố mô hình ứng dụng thực hiện để giảm thiểu hallucination. Ngoài khó khăn trong việc thu thập dữ liệu như sự thay đổi thông tư, nghị định, nhóm cũng cần lưu ý tới chi phí và cơ sở hạ tầng vận hành, thành viên Ban giám khảo - TS Võ Sỹ Nam, Giám đốc Khoa học kiêm Đồng sáng lập công ty GeneStory, khuyến nghị.
Năm nay ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng được nhiều đội xây dựng, như hệ thống Quản trị quan hệ khách hàng thông minh (WOWCRM) từ GMO-Zcom Runsystem. Theo đơn vị này, giải pháp chọn AI làm thế mạnh cạnh tranh, giúp quản trị quan hệ khách hàng cho doanh nghiệp (xử lý giấy tờ thủ công, ứng dụng giải pháp với các tính năng phục vụ bán hàng, phân tích và dự đoán hành vi mua sắm của khách). Tính độc đáo của dự án ở chỗ tích hợp công nghệ OCR và sử dụng chatbot AI dùng nguồn dữ liệu nội bộ và tìm hiểu thông tin qua chat bot tiếp cận.
Nhóm dự thi được PGS Lê yêu cầu giải thích về mô hình AI trên tệp dữ liệu thật, đồng thời chuẩn hóa cách đánh giá độ chính xác công cụ bóc tách OCR và sử dụng mô hình ra sao để giải quyết bài toán phát hiện cơ hội bán hàng và phân loại khách hàng chính xác.
Dự án của Công ty TNHH FPT IS tiên phong sử dụng AI tự động bóc tách dữ liệu từ cột bơm bơm xăng dầu, tự động hoàn thiện hóa đơn. Ảnh: Nhóm dự thi
Phần trình bày tiếp theo là giải pháp ứng dụng ngành ngân hàng quản lý an toàn kho quỹ là akaCam - nền tảng phân tích dữ liệu video ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đến từ Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo Quy Nhơn.
Theo nhóm nghiên cứu, các akaCam box nổi bật với công nghệ nhận diện khuôn mặt, nhận diện hành vi, cử chỉ, giúp quản lý được phiếu đăng ký, kiểm soát hành vi bất thường trong kho tiền hay kiểm đếm tiền đúng quy định. Nhóm được yêu cầu chia sẻ về mô hình nhận diện hành vi và phân tích cũng như các model sử dụng để chứng minh tính sáng tạo xử lý realtime và hỗ trợ liên kết nhiều loại cam.
Ở mỗi phần trình bày, Hội đồng giám khảo đặt câu hỏi với đại diện nhóm thi để thảo luận về mô hình và công nghệ lõi phát triển AI trong doanh nghiệp và cuộc sống. Các thành viên ban giám khảo cũng đưa ra ý kiến phản biện để các tác giả chứng minh được tính mới, tính sáng tạo của sản phẩm và việc ứng dụng AI rõ rệt như thế nào.
GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhìn nhận về mặt công nghệ AI, một số nhóm đang sử dụng chủ yếu ở mức độ sẵn có, chưa có nhiều đột phá, song đánh giá cao về mặt ý tưởng, quy mô thu thập dữ liệu.
Có thể kể đến Nền tảng số hóa, lưu trữ và tra cứu tiếng Nôm do FPT IS-IDA phát triển (Nôm-Easy). Giải pháp áp dụng công nghệ AI như xử lý ảnh và ngôn ngữ tự nhiên (NLP) để bóc tách và tái hiện dữ liệu chữ Nôm với độ chính xác cao. Theo nhóm nghiên cứu tổng số văn bản sử dụng là 60.000 văn bản Nôm, dựa số hóa từ điển Hán-Nôm. So với phương pháp truyền thống, việc ứng dụng công nghệ AI giúp giảm thiểu chi phí nhân sự và thiết bị trong quá trình bảo tồn và số hóa tài liệu. Trong phần trao đổi, nhóm cho biết cũng gặp khó về mặt công nghệ trong việc nhận diện lệch ký tự Hán-Nôm. Ban giám khảo cũng đưa ra góp ý trong thu thập dữ liệu, huấn luyện dữ liệu để tăng độ chính xác nhận dạng.
Tại vòng chung kết, các đội thi cũng được yêu cầu trực tiếp thử nghiệm công cụ trước sự chứng kiến của Hội đồng giám khảo để chứng minh tính khả thi sản phẩm.
Giao diện nền tảng Aiva của Aiva Group, một giải pháp trợ lý AI tiên phong tại Việt Nam. Ảnh: Nhóm dự thi
Sau phần thi, 5 thành viên Hội đồng chuyên môn gồm các nhà khoa học uy tín, chuyên gia lĩnh vực trí tuệ nhân tạo cùng lãnh đạo công nghệ trẻ từ tập đoàn, doanh nghiệp lớn sẽ chọn ra top 5 dự án xuất sắc và trao giải trong Ngày hội AI4VN.
Chủ nhân giải thưởng sẽ được vinh danh và nhận các lợi ích truyền thông trên Báo VnExpress trị giá 100.000.000 VNĐ, được kết nối tới các đối tác quan tâm để ứng dụng, mở rộng thị trường, kinh doanh sản phẩm.
Cuộc thi sẽ trao giải trong khuôn khổ chương trình Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2024 (AI4VN 2024) tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, ngày 23/8
Vòng thuyết trình Chung kết diễn ra trực tuyến xuyên suốt cả ngày 16/8. Tại buổi phỏng vấn, mỗi đội thi có 3 phút trình bày kết quả nghiên cứu và 7 phút trả lời câu hỏi của thành viên Hội đồng giám khảo. Các nhóm tập trung làm rõ những yếu tố còn mờ để các thành viên hội đồng giám khảo đưa ra quyết định chính xác nhất.
Để hiểu rõ về các dự án, trước khi bước vào vòng phỏng vấn, Ban tổ chức đã yêu cầu các đội thi làm rõ thông tin về mức độ ảnh hưởng của giải pháp đối với con người, xã hội, sản xuất kinh doanh; Tính độc đáo, sáng tạo về mặt công nghệ; khả năng ứng dụng; Tính hiệu quả; Ý nghĩa và điều kiện cần để triển khai sản phẩm trên diện rộng.
Là nhóm đầu tiên thực hiện phần thi, tác giả Nguyễn Đỗ Dũng từ Công ty Công nghệ Nông nghiệp Enfarm giới thiệu về "Công nghệ đo và tư vấn dinh dưỡng cho cây trồng". Đây là công nghệ cảm biến cầm tay tận dụng mô hình AI dựa trên phân tích tổng thể sự tương tác của 4 yếu tố: đất, nước, cây trồng và phân bón, từ đó phát triển những quy trình canh tác tối ưu sử dụng tài nguyên và cải thiện năng suất trong điều kiện bất kỳ về khí hậu. Sản phẩm hướng tới sử dụng phân bón hiệu quả và cung cấp công cụ đo dinh dưỡng trong đất chính xác, dễ dùng cho nông dân.
Nhóm sử dụng app enfarm đo dinh dưỡng cây trồng. Ảnh: Nhóm nghiên cứu
Với câu hỏi về các chỉ số đo thu thập và đối tượng cây trồng cụ thể từ giám khảo TS Nguyễn Kim Anh, CPO VinBigdata, đại diện đội thi cho biết trước mắt hướng tới các "cây trồng tỷ USD" với giá trị thương phẩm cao như cà phê, sầu riêng. Thông tin chỉ số cây được thu thập bằng đo N, P, K, độ pH, độ ẩm, độ dẫn điện và nhiệt độ hay đo độ cắt giảm nguồn dinh dưỡng để biết được cây sinh trưởng nhanh hay chậm. Hiện thiết bị được ứng dụng tại 70-80 vườn thực tế. Thiết bị có tuổi thọ 1 năm.
Giám khảo PGS.TS Nguyễn Phi Lê, Đại học Bách Khoa Hà Nội gợi ý nhóm tận dụng được yếu tố AI trong việc thu thập, phân tích dữ liệu cũng như đo chính xác các chỉ số, đồng thời chú ý đến biện pháp tăng tuổi thọ của thiết bị.
Tiếp sau đó là OmiBot - giải pháp từ đội thi Công ty cổ phần Minh Phúc Transformation với mục tiêu tận dụng sức mạnh của Generative AI để mang đến trải nghiệm vượt trội cho người dùng. Trợ lý ảo tổng đài được phát triển từ năm 2020, sử dụng công nghệ của LLM và Agentic Workflow để xây dựng bot tự động hóa cho phản hồi nhanh dưới 1 giây. Kết hợp với NLP truyền thống, OmiBot tạo kịch bản vừa linh hoạt, đảm bảo tính kiểm soát lớn.
Các chatbot sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) còn có giải pháp của BIDV ứng dụng hỗ trợ chăm sóc khách hàng hay giải pháp AI chatbot chăm sóc khách hàng trong lĩnh vực Y tế của AMstack Việt Nam phối hợp với bệnh viện Đại học Y dược TP HCM.
Đại diện dự án AI – GOV thuyết trình trực tuyến trước hội đồng giám khảo sáng 16/8. Ảnh: Chụp màn hình
Một giải pháp khác đến từ công ty công nghệ Promtete, AI - GOV, cung cấp dịch vụ công, hỗ trợ công chức, viên chức trong cải cách hành chính như trong hồ sơ thủ tục đất đai, tra cứu luật. Chatbot giải đáp thắc mắc cho người dân và doanh nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao sự chủ động trong việc tìm kiếm thông tin.
Phát triển trong vòng 2 năm, nhóm nghiên cứu cho hay điểm mới sản phẩm sử dụng generative AI để trò chuyện với ngôn ngữ tự nhiên như con người. Ngoài ra nhóm còn tự nghiên cứu thuật toán riêng giảm thiểu hiện tượng "ảo giác AI" (hallucination) để giảm sai sót và tăng cường độ chính xác trong câu trả lời của chatbot.
Thành viên Ban giám khảo, ông Vũ Anh Tú (CTO tập đoàn FPT) và TS Phi Lê đều thể hiện mối quan tâm đến tính chính xác của chatbot, yếu tố mô hình ứng dụng thực hiện để giảm thiểu hallucination. Ngoài khó khăn trong việc thu thập dữ liệu như sự thay đổi thông tư, nghị định, nhóm cũng cần lưu ý tới chi phí và cơ sở hạ tầng vận hành, thành viên Ban giám khảo - TS Võ Sỹ Nam, Giám đốc Khoa học kiêm Đồng sáng lập công ty GeneStory, khuyến nghị.
Năm nay ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng được nhiều đội xây dựng, như hệ thống Quản trị quan hệ khách hàng thông minh (WOWCRM) từ GMO-Zcom Runsystem. Theo đơn vị này, giải pháp chọn AI làm thế mạnh cạnh tranh, giúp quản trị quan hệ khách hàng cho doanh nghiệp (xử lý giấy tờ thủ công, ứng dụng giải pháp với các tính năng phục vụ bán hàng, phân tích và dự đoán hành vi mua sắm của khách). Tính độc đáo của dự án ở chỗ tích hợp công nghệ OCR và sử dụng chatbot AI dùng nguồn dữ liệu nội bộ và tìm hiểu thông tin qua chat bot tiếp cận.
Nhóm dự thi được PGS Lê yêu cầu giải thích về mô hình AI trên tệp dữ liệu thật, đồng thời chuẩn hóa cách đánh giá độ chính xác công cụ bóc tách OCR và sử dụng mô hình ra sao để giải quyết bài toán phát hiện cơ hội bán hàng và phân loại khách hàng chính xác.
Dự án của Công ty TNHH FPT IS tiên phong sử dụng AI tự động bóc tách dữ liệu từ cột bơm bơm xăng dầu, tự động hoàn thiện hóa đơn. Ảnh: Nhóm dự thi
Phần trình bày tiếp theo là giải pháp ứng dụng ngành ngân hàng quản lý an toàn kho quỹ là akaCam - nền tảng phân tích dữ liệu video ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đến từ Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo Quy Nhơn.
Theo nhóm nghiên cứu, các akaCam box nổi bật với công nghệ nhận diện khuôn mặt, nhận diện hành vi, cử chỉ, giúp quản lý được phiếu đăng ký, kiểm soát hành vi bất thường trong kho tiền hay kiểm đếm tiền đúng quy định. Nhóm được yêu cầu chia sẻ về mô hình nhận diện hành vi và phân tích cũng như các model sử dụng để chứng minh tính sáng tạo xử lý realtime và hỗ trợ liên kết nhiều loại cam.
Ở mỗi phần trình bày, Hội đồng giám khảo đặt câu hỏi với đại diện nhóm thi để thảo luận về mô hình và công nghệ lõi phát triển AI trong doanh nghiệp và cuộc sống. Các thành viên ban giám khảo cũng đưa ra ý kiến phản biện để các tác giả chứng minh được tính mới, tính sáng tạo của sản phẩm và việc ứng dụng AI rõ rệt như thế nào.
GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhìn nhận về mặt công nghệ AI, một số nhóm đang sử dụng chủ yếu ở mức độ sẵn có, chưa có nhiều đột phá, song đánh giá cao về mặt ý tưởng, quy mô thu thập dữ liệu.
Có thể kể đến Nền tảng số hóa, lưu trữ và tra cứu tiếng Nôm do FPT IS-IDA phát triển (Nôm-Easy). Giải pháp áp dụng công nghệ AI như xử lý ảnh và ngôn ngữ tự nhiên (NLP) để bóc tách và tái hiện dữ liệu chữ Nôm với độ chính xác cao. Theo nhóm nghiên cứu tổng số văn bản sử dụng là 60.000 văn bản Nôm, dựa số hóa từ điển Hán-Nôm. So với phương pháp truyền thống, việc ứng dụng công nghệ AI giúp giảm thiểu chi phí nhân sự và thiết bị trong quá trình bảo tồn và số hóa tài liệu. Trong phần trao đổi, nhóm cho biết cũng gặp khó về mặt công nghệ trong việc nhận diện lệch ký tự Hán-Nôm. Ban giám khảo cũng đưa ra góp ý trong thu thập dữ liệu, huấn luyện dữ liệu để tăng độ chính xác nhận dạng.
Tại vòng chung kết, các đội thi cũng được yêu cầu trực tiếp thử nghiệm công cụ trước sự chứng kiến của Hội đồng giám khảo để chứng minh tính khả thi sản phẩm.
Giao diện nền tảng Aiva của Aiva Group, một giải pháp trợ lý AI tiên phong tại Việt Nam. Ảnh: Nhóm dự thi
Sau phần thi, 5 thành viên Hội đồng chuyên môn gồm các nhà khoa học uy tín, chuyên gia lĩnh vực trí tuệ nhân tạo cùng lãnh đạo công nghệ trẻ từ tập đoàn, doanh nghiệp lớn sẽ chọn ra top 5 dự án xuất sắc và trao giải trong Ngày hội AI4VN.
Chủ nhân giải thưởng sẽ được vinh danh và nhận các lợi ích truyền thông trên Báo VnExpress trị giá 100.000.000 VNĐ, được kết nối tới các đối tác quan tâm để ứng dụng, mở rộng thị trường, kinh doanh sản phẩm.
Cuộc thi sẽ trao giải trong khuôn khổ chương trình Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2024 (AI4VN 2024) tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, ngày 23/8