23 “bí kíp” tăng tương tác với fans trên Facebook

Bạn đang tìm kiếm những cách mới lạ, độc đáo để tăng tương tác với công chúng mục tiêu trên Facebook?

Các chiến lược tạo tương tác gần đây của bạn có cần thêm một chút sáng tạo và ưu thế?

Với Story Bump, việc tạo tương tác với fans trên Facebook đang ngày càng trở nên quan trọng.

*Story Bump: Đầu tháng 8, Facebook thông báo về sự thay đổi trong thuật toán, cho phép các bài viết có tương tác cao (nhiều like/comment/share) được “nảy lên” (bump up) trên News Feed.

Thay đổi này được gọi là Story Bump. Story Bump hiển thị các bài viết mà người dùng có thể chưa kịp thấy lúc nó vừa được tạo ra. Chẳng hạn, bạn mở Facebook, lướt 50 bài viết trên News Feed, bỏ qua những bài viết còn lại, trong số đó có bài viết nhận được nhiều tương tác. Vài giờ sau, bạn lại lướt News Feed và thấy bài viết nhiều tương tác kia nằm trên đầu News Feed, dù nó đã cũ.

Nếu Facebook fan-page của bạn đang bị giảm sự tương tác, sử dụng nhiều post với chủ đề khác nhau và thay đổi một chút về nội dung có thể cải thiện được tình trạng này.

Trong bài viết này, bạn sẽ tìm thấy 23 “bí kíp”, hướng dẫn từ A đến Z cho việc tạo tương tác trên Facebook fan-page.

1. Thu hút sự chú ý của người đọc vào một điểm trong bài viết

Người dùng nhìn thấy rất nhiều bài đăng trên news feed của họ trong một ngày và một tiêu đề nổi bật chưa chắc đã có thể thu hút công chúng mục tiêu quan tâm.

Khi bạn muốn fan biết và tạo tương tác với bài viết của mình, hãy đảm bảo rằng nội dung ngắn gọn, xúc tích và nên có câu hỏi để tăng lượng click, like, share hay comment.

Trong bài đăng dưới đây, người đọc đã chia sẻ cảm nghĩ của mình từ một bài viết khá thú vị và thu hút.



Hãy tạo điểm nhấn cho những quan điểm mà bạn cảm thấy quan trọng và có thể thu hút được người đọc quan tâm và tương tác.

2. Cân bằng nhiều loại nội dung

Nếu nội dung bạn đăng tải trên Facebook đều có cùng một hình thức và mang lại cùng một cảm nhận thì đó là lí do khiến fan bắt đầu bỏ qua chúng để đọc những nội dung khác lạ và thú vị hơn.

Để nội dung trở nên thu hút, hãy chia sẻ nội dung ra nhiều loại hình thức. Thử nghiệm với ảnh, những đoạn phim, đường dẫn hay câu hỏi, sau đó theo dõi sự tương tác trong Insights để xem những loại bài đăng nào có sức hút nhất (xem thêm ở điều #7). Chọn những post tốt nhất để áp dụng cho nội dung của bạn.

Để tránh việc tạo ra những nội dung mà người đọc đã từng theo dõi, Storify luôn post nội dung với hình ảnh, đoạn mô tả và đưỡng dẫn đến website của bài viết.



Storify đã tạo nội dung rất rõ ràng, ngắn ngọn với post của họ.



Đường dẫn bài viết với ảnh nhỏ hơn thêm sự thu hút cho bài viết

3. Tạo post để tăng lượng click

Đường dẫn khi được post trên Facebook fanpage của bạn, tự nó không thể thu hút được nhiều lượt xem.

Hãy hướng người hâm mộ từ Facebook tới ứng dụng hoặc nội dung bạn đang cần nói tới bằng với call to actions rõ ràng.

Nội dung Lowe’s gần đây đã khuyến khích người dùng click vào link để khám phá tính cách của họ thông qua màu sắc mà họ yêu thích.



Lowe's hứa hẹn sẽ cung cấp những thông tin giá trị cho người dùng với bộ câu hỏi của mình.

4. Phát triển những nội dung luôn có sức sống lâu dài

Nếu nội dung bạn đăng tải luôn chạy theo xu hướng, bạn sẽ thấy một khi xu hướng đi qua, nột dung của bạn cũng sẽ không còn thú vị như trước.

Một nội dung có sức sống lâu dài sẽ vẫn còn phù hợp trong vòng ít nhất 6-12 tháng. Tạo ra một số những bài viết có sức sống lâu bền và bạn sẽ luôn có cái để duy trì sự thu hút trên fan-page.

Bài viết “36 blogs trên mạng xã hội mà mọi người nên đọc” của HubSpot được đăng vào mùa xuân 2010, nhưng đến nay vẫn rất hữu ích và được nhiều ngươi đón nhận.



Social Media Examiner, hoạt động từ tháng 10 năm 2009, đã lập nên danh sách này!

5. Tận dụng những icons

Một đoạn văn bản thuần túy không phải lúc nào cũng biểu đạt được cá tính, sự nhiệt thành hay cảm xúc mà người viết muốn truyền tải.

HubSpot báo cáo rằng “biểu tượng mặt cười trong bài đăng có thể làm tăng thêm 57% lượng like, 33% lượng bình luận và 33% lượng chia sẻ so với những bài đăng không có biểu tượng cảm xúc”

Hãy thể hiện cá tính của mình và khiến cho fans gắn kết với bạn bằng cách thêm những biểu tượng cảm xúc vào các post.

Một cập nhật mới đây của Zappos có một hình trái tim và đã nhận đc 718 like, 22 lượt chia sẻ và 8 bình luận trong vòng 22 giờ. So sánh với những bài đăng khác trong ngày của hãng này, bài đăng có hình trái tim được yêu thích nhiều hơn.



Fan của Zappos không chỉ thể hiện tình cảm đơn thuần với những đôi giày, họ thực sự yêu chúng.

6. Tìm và chia sẻ những nội dung mang tính thời sự

Sự tương tác là sự tương tác, không nhất thiết nội dung của nó được tạo ra từ chính bạn.

Nếu có một câu chuyện bạn biết rằng người đọc sẽ cảm thấy thích thú, hãy chia sẻ chi tiết với họ. Ví dụ, nếu bạn biết fan của mình đang rất quan tâm tới một sự kiện nào đó, hãy đăng những cập nhật và hình ảnh từ sự kiện đó để tăng cơ hội thu hút sự quan tâm.

Khi đội Red Sox thắng giải vô địch thế giới, The Boston Globe biết rằng độc giả của họ sẽ quan tâm đến sự kiện này, vì vậy họ đã chia sẻ những thông tin về cuộc diễu hành của đội Red Sox ở Boston. Trong ngày diễu hành, họ tiếp tục cung cấp các cập nhật và hình ảnh, biến chúng thành một nguồn thông tin tuyệt vời cho mọi người cập nhật về cuộc diễu hành.



The Boston Globe cung cấp những thông tin tổng quan trước ngày diễn ra sự kiện.

7. Tăng Insights từ dữ liệu FB

Những page mà có những bài đăng sáo rỗng, không có sự nghiên cứu về những điều mà công chúng mục tiêu quan tâm, chắc chắn sẽ thu về lượng tương tác cực kỳ yếu kém.

Page Insights của Fb cung cấp cho các doanh nghiệp những thông tin quan trọng để có thể đoán được loại nội dung nào đang thu hút sự quan tâm của công chúng mục tiêu nhất.

Sử dụng những dữ liệu từ Insights sẽ cho bạn biết nên phát triển nội dung nào và loại bỏ những nội dung nào.

Mari Smith cung cấp một bản tóm tắt khá rõ ràng về những đặc điểm mới của Insights.

8. Có kế hoạch dự phòng

Vài tháng trước khi website của tờ The New York Times bị sập, họ cần ngay lập tức một giải pháp cho tình hình này. Họ chuyển sang sử dụng Facebook Notes để đăng trọn vẹn nhiều bài viết trên fan-page của mình.

Trong khi, hầu hết công chúng mục tiêu không hề thích đọc một post với nội dung quá dài, nhưng điều quan trọng ở đây là: hãy luôn chuẩn bị cho mình một kế hoạch dự phòng. The New York Times đã biết tận dụng sự không may mắn của mình để làm tăng tương tác trên Facebook fan-page.



Tờ The New York Times đã rất nhanh chân và tiếp tực đưa tin tức đến với độc giả thông qua Facebook.

9. Thêm ứng dụng Facebook

Từ những cuộc thi cho đến lên danh sách sự kiện và đăng kí email, các ứng dụng của facebook có thể đáp ứng được hết những điều này, tuy nhiên, vẫn còn có những thương hiệu chưa tận dụng được điểm lợi thế này.

Andrea Vahl cung cấp 8 ứng dụng mà người dùng có thể dùng để thu hút sự chú ý của công chúng mục tiêu. Sử dụng chúng để tăng lượng truy cập và tạo sự tương tác khi bạn link trực tiếp với họ từ một status, blog….

Social Media Examiner sử dụng Heyo trên Fb để giới thiệu fan đên với podcast của họ.



Ứng dụng podcast của SME cung cấp đường dẫn và phản hồi của người nghe.

10. Tham gia các cuộc trò chuyện

Phần lớn những phương tiện truyền thông thành công là nhờ việc duy trì các cuộc hội thoại với công chúng mục tiêu. Bởi nếu không làm như vậy, bạn sẽ dễ dàng bị lạc lõng giữa những câu chuyện trên fan-page, thậm chí không hiểu fan đang nói và làm cái gì.

Những người quản trị Facebook không cần phải ngồi cố định tại bàn để đăng cập nhật hay phản hồi với fans. Ứng dụng Quản lí trang FB trên iOS hay Android sẽ giúp bạn kiểm tra những hoạt động trên trang, hiển thị Insights và phản hồi với fan ngay trên điện thoại.



Cập nhật liên tục ngay khi bạn nghĩ tới điều gì bạn muốn truyền đạt.

11. Biết rõ nên đưa gì vào những bức ảnh.

Các fan-page hiện nay hầu hết đều biết kết hợp hình ảnh và text trong 1 post để tăng tương tác. Nhưng sẽ còn tốt hơn nếu bạn biết được cụ thể kiểu hình ảnh nào sẽ tạo được tương tác ở mức độ nào.

Một nghiên cứu thú vị được thực hiện bởi Taggs gợi ý những hãng bán lẻ cần những chiến lược sử dụng nội dung hình ảnh để thể hiện những đặc điểm độc đáo, mục tiêu và công chúng mục tiêu của thương hiệu.

Báo cáo của Tagg:

- Người dùng Fb muốn thấy hình ảnh của các sản phẩm bán lẻ (không có người), họ sẽ dễ dàng hình dung khi họ mặc hoặc có trong tay sản phẩm đang đc quảng cáo đó.

- Những bức ảnh thông thường có một phần của cơ thể như bàn tay hay chân thì nhận được nhiều like hơn trên FB

- Nếu thương hiệu của bạn có tài sản thương hiệu độc đáo như những người mẫu nổi tiếng của Victoria’s Secret và A&F, chắc chắn hình ảnh của những người này nhất định sẽ giúp tăng cường sự lôi cuốn.

Nghiên cứu với các hình ảnh về sản phẩm khi đăng lên của bạn mà không có người mẫu, sử dụng chúng để tăng sự thu hút trên Facebook. Nhớ rằng phải so sánh về mức độ thu hút của cả 2 loại hình ảnh trong Insights và thay đổi phù hợp.

Trong 2 ví dụ này từ hãng Old Navy, có một sự khác biệt rõ rệt trong mức độ thu hút.



Cập nhật này của Old Navy nhận đc 11275 like và 137 lượt chia sẻ.



Một cập nhật khác của Old Navy với những bức ảnh có người chỉ nhận được 1315 like và 48 lượt chia sẻ.

12. Tiến hành một chiến dịch mang tính cạnh tranh
FB là nơi mà các thương hiệu có thể biết các thương hiệu khác đang làm cái gì và có thể cung cấp những thông tin giá trị, mang tính cạnh tranh.

Bạn có thể xem các đối thủ của mình sử dụng Facebook như thế nào và khách hàng của họ thích và chia sẻ điều gì, sau đó áp dụng những chiến lược đó vào fan-page của mình.

Ví dụ Krispy Kreme Doughnuts đã có một post để cho ra mắt sản phẩm với hương liệu bí ngô, cùng với nội dung chào đón tháng 11 tới. Chỉ một vài ngày sau đó, Dunkin Donuts đã “bắt chước” với post Ngày bí ngô quốc gia và nhận được rất nhiều tương tác.

Dựa vào phản hồi mà Dunkin Donuts nhận đc, công bằng mà nói Krispy Kreme cần cân nhắc về Ngày bí ngô quốc gia vào năm 2014.



Krispy Kreme Doughnuts đã nhận được 3,344 likes and 282 shares.

13. Quản lí những hình ảnh cập nhật

Khi nhắc đến sự thu hút trên FB thì hình ảnh yêu cầu nhiều sự chú ý, nhưng cách bạn đăng hình ảnh trên Fb có thể làm cho fans thấy hứng thú hoặc thất vọng.

Darren Rowse thấy rằng fan của ông phản hồi tốt nhất khi ông gộp nhiều hình ảnh thành một album.



Album ảnh của Digital Photography School đã nhận được 610 likes and 113 shares.

14. Chú ý thời gian mà fan hay online

Nếu bạn đăng bài trong khoảng thời gian fan không online, chắc chắn sẽ tạo tương tác cực thấp.

Một trong những thông tin hữu dụng nhất mà bạn thu thập đc từ Facebook Insights đó là thời gian fan bạn online. Để tìm hiểu, nhấp chuột vào Insights -> Posts.

Trong ví dụ này, biểu đồ bên dưới cho thấy lượng fan của fan-page này online nhiều hơn trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 11 giờ đêm.



Những bài post của page này nên sau 10 giờ sáng

15. Tối ưu hóa social media tags cho Facebook

Bằng việc tối ưu hóa những bài đăng trên blog với social media tag, những bài đăng của bạn sẽ có thể xuất hiện tối ưu trên kết quả tìm kiếm, từ đó tăng mức độ thu hút của bạn.

Khi fan chia sẻ bài viết của bạn và bạn muốn có sự kiểm soát với điều này, hãy thêm “metadata” tới page của bạn.

4 đặc tính được yêu cầu của tất cả các page là tiêu đề, loại đối tượng, hình ảnh và URL.

Chú ý: FB yêu cầu ảnh kích thước tối thiểu 200×200 pixels nên hãy chắc chắn hình thu nhỏ ít nhất có kích thước như vậy.



Bài đăng này đầy đủ mọi thông tin cần thiết để tối ưu hóa trên Facebook.

16. Sử dụng nhiều “call to actions” khác nhau

Không có một giải pháp chung nhất nào cho việc tạo ra “call to actions” để mong muốn fan thực hiện theo những gì bạn mong muốn.

Những “call to actions” khác nhau sẽ có thể có tác dụng tốt hơn với fan. Hãy chắc chắn “call to actions” của bạn phù hợp với mục tiêu bạn đặt ra cho công chúng mục tiêu.

Jayson Demers đã liệt kê một số mẫu “call to actions” khác nhau để đạt được những mục tiêu chuyển đổi khác nhau.

- “call to actions” để tăng sự thu hút: “Hãy dành một phút để lại lời bình luận hay suy nghĩ của bạn”

- “call to actions” để hướng độc giả đến 1 nội dung khác: “Để có cái nhìn sâu hơn, hãy đăng kí để tải tài liệu của chúng tôi”

- “call to actions” để tăng lượng đăng kí: “Để nhận được cập nhật thường xuyên, hãy đăng kí để nhận thư hàng tuần của chúng tôi”

- “call to actions” để gây tò mò: “Xem đoạn phim này để tìm hiểu sâu hơn về sản phẩn này có thể giúp cải thiện việc kinh doanh của bạn như thế nào”

- “call to actions” để bán hàng: “Để đăng kí ngay vào khóa huấn luyện này và nhận được ưu đãi, hãy nhấp chuột vào đây”

Hãy nhìn vào Facebook Insights của bạn để xác định mối tương quan giữa các bài viết đã tạo ra nhiều “call to actions” thu hút và các từ ngữ bạn sử dụng trong cập nhật của mình.



Một ví dụ về "Call to actions"

17. Hỏi fan của bạn về sở thích của họ

Rất khó để có thể trò chuyện với người đối diện khi bạn không biết bất cứ điều gì về họ.

Để tìm hiểu nhiều hơn về fan và khuyến khích họ kết nối với fan-page, hãy hỏi những câu về chia sẻ sở thích hoặc những việc họ thích làm vào thời gian rảnh.

Trong một cập nhật Ngày hội đọc sách gia đình quốc gia, SME đã đăng “Hãy chia sẻ với chúng tôi bạn đã đọc gì vào cuối tuần này.”



Đặt ra những câu hỏi mà tạo được sự tương tác giữa bạn và fan

18. Tìm hiểu những người khác đang làm gì trên Facebook

Social media marketing vừa là nghệ thuật mà vừa là khoa học. Dành một chút thời gian để xem những doanh nghiệp khác làm gì, cũng như những cố gắng, điểm mạnh của họ trên Facebook luôn luôn hữu ích và cần thiết.

Có nhiều nguồn thú vị để đọc về các thương, bao gồm:

- Facebook Says These Are the 20 Best Brands on the Social Network
- 6 Best Things Companies Do on Facebook Today
- Five Facebook Tactics from Brands Doing it Right
- What the 5 “Buzziest” Brands Are Doing with Facebook

Một ví dụ tuyệt vời là chiến dịch kỉ niệm sinh nhật lần thứ 100 của bánh quy Oreo đc tạo nên mởi DraftFCB khi họ tạo một cập nhật hàng ngày cho đến 100 ngày và tương tác FB đã tăng 195%

19. Tạo survey trên Facebook

Hầu hết mọi ng đều thích chia sẻ ý kiến của mình. Những bản khảo sát cho phép bạn vừa giúp fan bày tỏ ý kiến mà lại tăng được tương tác trên facebook.

Hãy hỏi mọi thứ, tuy nhiên không được xa rời công chúng mục tiêu mà bạn đã xác định ban đầu.

Có nhiều ứng dụng khảo sát dễ sử dụng, bao gồm Polldaddy và Poll.



Ví dụ về tạo survey từ Poll

20. Thử đăng các đoạn video lên FB

Video càng ngày càng trở nên quan trọng đối với các thương hiệu muốn kết nối với công chúng mục tiêu.

Đầu năm nay, Socialbakers thấy rằng bài đăng kèm với vide trực tiếp trên Facebook nhận được nhiều sự quan tâm hơn 40% so với bài đăng kèm đường dẫn của video trên Youtube

Thử nghiệm với việc bạn đăng video ở nhiều nơi và chọn ra nơi nào là phù hợp nhất.



Video này được đưa trực tiếp lên Facebook

21. Cập nhật mô tả về fan-page của bạn

Một mô tả trang không hoàn chỉnh hay lỗi thời sẽ tạo một ấn tượng rằng có điều gì đó không ổn đối với fan tiềm năng hay thậm chí đối với fan hiện tại. Nếu việc đó xảy ra, mức độ tương tác sẽ giảm xuống.

Xem lại phần mô tả của mình thường xuyên để có những thay đổi cần thiết như thêm vào địa chỉ email mới, cập nhật sản phẩm hay sự kiện.



Social Media Examiner đã thêm thông tin về lễ kỷ niệm 4 năm vào phần thông tin page của họ

22. Mở rộng tầm nội dung vào ngày cuối tuần

Nếu công chúng mục tiêu của bạn online vào thời gian rảnh cuối tuần, cần có những post nội dung để tăng sự tương tác với họ. Mọi câu trả lời nên dành vào ngày thứ 2 và nếu có thể, bạn cần một người để theo dõi sự tương tác của fan vào những ngày cuối tuần.

Để lên lịch một bài viết, chỉ cần nhấp chuột vào hình đồng hồ ở cập nhật trạng thái.



Cách đặt lịch post bài rất dễ dàng

23. Kiểm tra các bình luận và chia sẻ

Những nghiên cứu cho thấy like, chia sẻ và bình luận thường xuất hiện trong vòng những giờ đầu tiên sau khi đăng cập nhật.

Kiểm tra lại thường xuyên xem người dùng đã quan tâm đến cập nhật của bạn hay chưa để có thể trả lời bất cứ câu hỏi nào và khuyến khích những sự tương tác.



Chỉ 6 phút sau khi fan bình luận, Zappos đã có phản hồi!

Kết luận
Trên đây là 23 cách giúp bạn có thể tăng sự tương tác của fan-page với công chúng mục tiêu. Bạn đã thực hiện những cách này? Sự tương tác có như ý muốn? Hãy chia sẻ với chúng tôi.
 
Bên trên