Thanh Thúy
Well-known member
Cuối tuần vừa rồi, mình đã có cơ hội được trải nghiệm MacBook Pro M4, chiếc laptop mới được Apple trình làng cuối tháng 10 vừa qua. So với chiếc MacBook Air M1 mình đang sử dụng, MacBook Pro M4 mang đến quá nhiều trải nghiệm từ hiệu năng cho đến các yếu tố nghe nhìn. Trên hết, sản phẩm đã khắc phục được những vấn đề trên chiếc MacBook hiện tại của mình.
Những vấn đề trên MacBook Air M1 của mình
Là một người làm sáng tạo nội dung (creator), công việc của mình chủ yếu liên quan đến việc gõ nội dung thông qua Google Docs hay WordPress. Đồng thời, mình vẫn có thêm một số nhu cầu khác như chỉnh sửa video qua CapCut Pro hay ảnh qua Adobe Photoshop.
Thành thật mà nói, MacBook Air M1 là một chiếc ultrabook tốt, đặc biệt khi mức giá đã xuống dưới mốc 20 triệu đồng. Với công việc của mình, thiết bị đáp ứng tốt nhu cầu cơ bản gồm giải trí, nghe nhạc và gõ nội dung. Thế nhưng, khi dùng các tác vụ nặng hơn, MacBook Air M1 đã tỏ rõ sự đuối sức.
Với ứng dụng CapCut Pro, MacBook Air M1 xuất hiện khá nhiều tình trạng giật, khựng khi kéo thanh thời gian, tách nền hay chỉnh sửa màu sắc. Đặc biệt, khi xuất video, ngay cả với những tệp tin Full HD không quá nặng, thiết bị vẫn nóng lên nhanh chóng. Tương tự, khi chỉnh ảnh cơ bản bằng Camera RAW trong Photoshop, MacBook Air M1 cũng xảy ra tình trạng giật, thiếu ổn định thường xuyên.
Đáng nói hơn cả, phiên bản tiêu chuẩn (base) của MacBook Air M1 chỉ có “vỏn vẹn” 8GB RAM. Con số này là quá ít đối với nhu cầu sử dụng của mình. Nếu muốn dùng Adobe Photoshop để chỉnh ảnh RAW, mình thường phải tắt hết các ứng dụng khác như Telegram để đảm bảo máy không bị tràn RAM.
Trải nghiệm sau khi dùng MacBook Pro M4
Vừa qua, mình đã có thời gian để trải nghiệm MacBook Pro M4 tiêu chuẩn thay cho chiếc MacBook Air M1. Khoan hãy bàn về điểm benchmark hay những thông số trên giấy tờ, MacBook Pro M4 đã mang đến cho mình rất nhiều trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng thực tế.
Hệ thống cổng kết nối là yếu tố có thể cảm nhận đầu tiên. So với MacBook Air M1, MacBook Pro M4 có thêm một cổng HDMI và khe cắm thẻ SD. Với mình, hai cổng này rất cần thiết vì:
Tiếp theo, hiệu năng cũng là điểm khác biệt rõ rệt giữa MacBook Pro M4 và MacBook Air M1. Điều này có thể lý giải ở bốn trải nghiệm sau:
Ngời dùng vẫn có thể sử dụng thêm SSD di động nếu cần
Trở lại thiết kế, chiếc MacBook Pro M4 mình trải nghiệm có tuỳ chọn màn hình 14 inch. Vì thế, so với MacBook Air M1, kích thước trên chiếc laptop này không chênh lệch quá nhiều. Ngoại trừ việc dày hơn, MacBook Pro M4 vẫn đem đến sự thoải mái, nhỏ gọn khi mang ra ngoài hay làm việc tại các quán cafe.
Thậm chí, mình còn có thể đặt vừa MacBook Pro M4 vào chiếc túi chống sốc của MacBook Air M1. Vì thế, với những người có ý định lên đời, họ có thể giữ nguyên túi chống sốc mà không cần bỏ đi.
Về màn hình, MacBook Pro M4 vẫn cho khả năng hiển thị tốt. Đặc biệt, nhờ độ sáng tối đa có thể đạt được 1.600 nits, người dùng có thể mang chiếc laptop này và sử dụng dưới những điều kiện ánh sáng phức tạp. Cuối tuần vừa rồi, mình có mang MacBook Pro M4 ra quán cafe để làm việc. Dù ngồi sát cửa sổ, thế nhưng màn hình máy vẫn rất sáng, ngay cả khi mình chỉ thiết lập độ sáng ở mức 70 – 80%.
Ngoài ra, MacBook Pro M4 còn có thêm một điểm nhấn khác là màn hình ProMotion 120Hz. Với những người có công việc chủ yếu liên quan đến đồ hoạ, dựng phim thì 120Hz có thể không phải nâng cấp lớn, nhưng với mình thì khác. Là một người sáng tạo nội dung, mình thường xuyên đọc báo hay các trang tin công nghệ. Khi đó, màn hình 120Hz phát huy tác dụng khi giúp hiệu ứng cuộn, chuyển trang mượt mà hơn rất nhiều.
Cuối cùng, dù là dòng Pro với hiệu năng cao nhưng MacBook Pro M4 vẫn đem lại thời lượng pin khá tốt. Cuối tuần vừa rồi, mình mang laptop để làm việc với khoảng 50% thời gian sử dụng CapCut và Photoshop. Khi này, thiết bị đạt được khoảng 6 giờ sử dụng liên tục, ngang ngửa so với chiếc MacBook Air M1 của mình.
Tạm kết
Tóm lại, sau một thời gian ngắn trải nghiệm, “hài lòng” là những cảm nhận của mình về MacBook Pro M4. Thành thật mà nói, MacBook Air M1 vẫn đem đến trải nghiệm sử dụng tốt, đặc biệt với những người làm sáng tạo nội dung. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu cao hơn như chỉnh sửa ảnh hay video nặng, MacBook Pro M4 sẽ là sự lựa chọn toàn diện hơn.
Là một người làm sáng tạo nội dung (creator), công việc của mình chủ yếu liên quan đến việc gõ nội dung thông qua Google Docs hay WordPress. Đồng thời, mình vẫn có thêm một số nhu cầu khác như chỉnh sửa video qua CapCut Pro hay ảnh qua Adobe Photoshop.
Thành thật mà nói, MacBook Air M1 là một chiếc ultrabook tốt, đặc biệt khi mức giá đã xuống dưới mốc 20 triệu đồng. Với công việc của mình, thiết bị đáp ứng tốt nhu cầu cơ bản gồm giải trí, nghe nhạc và gõ nội dung. Thế nhưng, khi dùng các tác vụ nặng hơn, MacBook Air M1 đã tỏ rõ sự đuối sức.
Với ứng dụng CapCut Pro, MacBook Air M1 xuất hiện khá nhiều tình trạng giật, khựng khi kéo thanh thời gian, tách nền hay chỉnh sửa màu sắc. Đặc biệt, khi xuất video, ngay cả với những tệp tin Full HD không quá nặng, thiết bị vẫn nóng lên nhanh chóng. Tương tự, khi chỉnh ảnh cơ bản bằng Camera RAW trong Photoshop, MacBook Air M1 cũng xảy ra tình trạng giật, thiếu ổn định thường xuyên.
Đáng nói hơn cả, phiên bản tiêu chuẩn (base) của MacBook Air M1 chỉ có “vỏn vẹn” 8GB RAM. Con số này là quá ít đối với nhu cầu sử dụng của mình. Nếu muốn dùng Adobe Photoshop để chỉnh ảnh RAW, mình thường phải tắt hết các ứng dụng khác như Telegram để đảm bảo máy không bị tràn RAM.
Trải nghiệm sau khi dùng MacBook Pro M4
Vừa qua, mình đã có thời gian để trải nghiệm MacBook Pro M4 tiêu chuẩn thay cho chiếc MacBook Air M1. Khoan hãy bàn về điểm benchmark hay những thông số trên giấy tờ, MacBook Pro M4 đã mang đến cho mình rất nhiều trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng thực tế.
Hệ thống cổng kết nối là yếu tố có thể cảm nhận đầu tiên. So với MacBook Air M1, MacBook Pro M4 có thêm một cổng HDMI và khe cắm thẻ SD. Với mình, hai cổng này rất cần thiết vì:
- Thứ nhất, mình là người thường xuyên chụp ảnh sản phẩm bằng máy ảnh, do đó cần đến thẻ nhớ SD. Khi sử dụng MacBook Air M1, mình mất đến hai công đoạn kết nối khi phải cắm thẻ SD vào đầu đọc, sau đó nối thêm vào hub chuyển đổi. Trong trường hợp đầu đọc thẻ hay hub gặp vấn đề, quá trình làm việc sẽ bị gián đoạn.
- Thứ hai, việc có thêm cổng HDMI cũng giúp mình có thể xuất trực tiếp MacBook ra màn hình rời mà không cần hub chuyển.
Tiếp theo, hiệu năng cũng là điểm khác biệt rõ rệt giữa MacBook Pro M4 và MacBook Air M1. Điều này có thể lý giải ở bốn trải nghiệm sau:
- Khi chỉnh ảnh bằng Camera RAW trong Adobe Photoshop, MacBook Pro M4 xử lý rất mượt mà. Ngay cả khi chọn (select) nhiều vùng liên tục hay dùng Lens Correction, máy cũng không gặp tình trạng giật, khựng như MacBook Air M1.
- Tương tự, các thao tác nhập video 4K, cuộn thanh thời gian hay thêm hiệu ứng cho chữ trên CapCut cũng được MacBook Pro M4 xử lý rất tốt. Với một tác vụ khác là Premiere Pro, mình có thử xuất một video 4K cùng dung lượng khoảng 3,5 GB. Kết quả, Apple M4 cho thời gian xuất video nhanh gấp đôi.
Cấu hình | Thời gian render | |
MacBook Pro M4 | Apple M4, 16GB / 512GB | 9 phút 47 giây |
MacBook Air M1 | Apple M1, 8GB / 256GB | 17 phút 20 giây |
- Chưa hết, phiên bản tiêu chuẩn trên MacBook Pro M4 đã có sẵn 16GB RAM. Điều này giúp mình thoải mái hơn rất nhiều khi làm việc với nhiều ứng dụng cùng lúc. Mình có thể mở cả Photoshop, CapCut, Telegram lẫn trình duyệt mà không cần lo việc hiệu suất sẽ bị ảnh hưởng.
- Cuối cùng, MacBook Pro M4 cũng có sẵn 512GB SSD. Trên thực tế, chiếc MacBook Air M1 của mình chỉ có 256GB SSD và thường xuyên báo đầy bộ nhớ, ngay cả khi đã dùng kèm SSD gắn rời.
Trở lại thiết kế, chiếc MacBook Pro M4 mình trải nghiệm có tuỳ chọn màn hình 14 inch. Vì thế, so với MacBook Air M1, kích thước trên chiếc laptop này không chênh lệch quá nhiều. Ngoại trừ việc dày hơn, MacBook Pro M4 vẫn đem đến sự thoải mái, nhỏ gọn khi mang ra ngoài hay làm việc tại các quán cafe.
Thậm chí, mình còn có thể đặt vừa MacBook Pro M4 vào chiếc túi chống sốc của MacBook Air M1. Vì thế, với những người có ý định lên đời, họ có thể giữ nguyên túi chống sốc mà không cần bỏ đi.
Về màn hình, MacBook Pro M4 vẫn cho khả năng hiển thị tốt. Đặc biệt, nhờ độ sáng tối đa có thể đạt được 1.600 nits, người dùng có thể mang chiếc laptop này và sử dụng dưới những điều kiện ánh sáng phức tạp. Cuối tuần vừa rồi, mình có mang MacBook Pro M4 ra quán cafe để làm việc. Dù ngồi sát cửa sổ, thế nhưng màn hình máy vẫn rất sáng, ngay cả khi mình chỉ thiết lập độ sáng ở mức 70 – 80%.
Ngoài ra, MacBook Pro M4 còn có thêm một điểm nhấn khác là màn hình ProMotion 120Hz. Với những người có công việc chủ yếu liên quan đến đồ hoạ, dựng phim thì 120Hz có thể không phải nâng cấp lớn, nhưng với mình thì khác. Là một người sáng tạo nội dung, mình thường xuyên đọc báo hay các trang tin công nghệ. Khi đó, màn hình 120Hz phát huy tác dụng khi giúp hiệu ứng cuộn, chuyển trang mượt mà hơn rất nhiều.
Cuối cùng, dù là dòng Pro với hiệu năng cao nhưng MacBook Pro M4 vẫn đem lại thời lượng pin khá tốt. Cuối tuần vừa rồi, mình mang laptop để làm việc với khoảng 50% thời gian sử dụng CapCut và Photoshop. Khi này, thiết bị đạt được khoảng 6 giờ sử dụng liên tục, ngang ngửa so với chiếc MacBook Air M1 của mình.
Tóm lại, sau một thời gian ngắn trải nghiệm, “hài lòng” là những cảm nhận của mình về MacBook Pro M4. Thành thật mà nói, MacBook Air M1 vẫn đem đến trải nghiệm sử dụng tốt, đặc biệt với những người làm sáng tạo nội dung. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu cao hơn như chỉnh sửa ảnh hay video nặng, MacBook Pro M4 sẽ là sự lựa chọn toàn diện hơn.