25 cuốn sách mà người đàn ông nào cũng nên đọc ít nhất một lần trong đời

Nguyệt Phan

Well-known member
Một trong những bài báo đầu tiên của trang Art of Manliness là “100 cuốn sách mà người đàn ông nào cũng phải đọc”. Bài viết đó là kết quả hợp tác giữa nhóm biên tập trang Art of Manliness và nhiều tác giả khách mời.

Đó là một danh sách khá hay để giới mày râu tìm đọc. Tuy nhiên, sau chín năm kể từ khi bài viết trên được đăng tải, nhóm biên tập Art of Manliness đã tiến hành một số chỉnh lý: loại bỏ một số cuốn và thay bằng một số cuốn sách khác đáng đọc hơn. Đó không chỉ là những cuốn sách mang đến niềm vui mà còn mở ra chân trời tri thức mới, mang bạn đến gần những tâm hồn vĩ đại, xây dựng trước mắt bạn những tượng đài trí tuệ và dẫn dắt bạn trở thành một người đọc sách có văn hoá, có thể tự tin tham gia vào các cuộc tranh luận lớn. Đó cũng là những tác phẩm khiến bạn không ngừng suy tưởng sau khi bạn đã đọc đến trang cuối cùng và gấp cuốn sách đó lại.
Và dưới đây là 25 tác phẩm đầu tiên trong danh sách 100 cuốn sách mà người đàn ông nào cũng nên đọc:

1. The Great Gatsby (Gatsby vĩ đại) - F. Scott Fitzgerald

Nằm trong số những thành phần ưu tú nhất của thành phố New York trong thời kỳ vàng son (Roaring Twenties – những năm 1920), cuốn sách này được xem là một trong những tác phẩm văn học vĩ đại nhất vì một lý do. Nhân vật chính trong truyện là Nick Carraway sau khi tốt nghiệp Đại học Yale, trở về từ Thế chiến 2 và đang làm nghề kinh doanh trái phiếu đến thuê nhà tại West Egg gần dinh thự hoành tráng của một triệu phú bí ẩn có tên là Jay Gastby. Sau một thời gian sống cạnh và có những cơ hội qua lại nhất định, Nick đã phát hiện ra mối quan hệ éo le giữa Jay và Daisy là chị họ của mình. Cuốn sách có lối viết hấp dẫn và chứa đựng nhiều bài học giá trị về việc rũ bỏ quá khứ khiến nó rất xứng đáng được đọc đi đọc lại.

2. The Prince (Quân vương) - Niccolo Machiavelli

Được viết vào đầu những năm 1500, cuốn sách này là hướng dẫn kinh điển về cách chiếm và duy trì sức mạnh chính trị (thậm chí những phương pháp này thi thoảng rất ghê tởm) – được gọi là “sách nhập môn cho các quân vương”.
Trích dẫn: “Bản chất con người là hay thay đổi. Thuyết phục thì dễ nhưng duy trì niềm tin mới là điều khó. Bởi vậy, cần phải đảm bảo rằng khi người ta không còn tin nữa thì phải dùng vũ lực buộc người ta phải tin”.
Cuốn sách này rất đáng đọc cho bất cứ cánh mày râu nào muốn có sự hiểu biết rõ ràng hơn về động cơ và hành động có xu hướng chiếm giữ các tư tưởng chính trị hiện đại.

3. Band of Brothers (Biệt kích lính dù) - Stephen Ambrose

Stephen Ambrose – người đã lội ngược dòng lịch sử để kể lại cho chúng ta những câu chuyện hay nhất xảy ra trong Thế chiến thứ 2, trong đó Biệt kích lính dù có lẽ là những con người tuyệt vời nhất. Họ là những người lính ở Sư đoàn lính dù 101, Đại đội Easy đã thực hiện các cuộc đổ bộ bằng dù xuống Normandy (Pháp), chiến dịch Market Garden đến những trận đánh ở Bastogne và kết thúc cuộc chiến ở Đức. Họ là những người lính sẵn sàng cùng chịu đói, chịu khát, chịu băng giá và hy sinh cùng nhau. Tinh thần của họ không chỉ được lan tỏa trong cuốn sách này mà còn cho tất cả những ai đang sống khác. Sách cũng đã được xây dựng thành phim truyền hình cùng tên do Tom Hanks và Steven Spielberg đạo diễn.

4. The Republic (Cộng hòa) - Plato

Cộng hòa là tác phẩm nổi tiếng nhất của Plato được viết vào khoảng năm 380 TCN bàn về nhiều lĩnh vực như thần học, đạo đức học, siêu hình học, tâm lý học, giáo dục học, chính trị học và lý thuyết về nghệ thuật. Đây đồng thời cũng là một trong những công trình có ảnh hưởng nhất đối với các học thuyết chính trị và triết học. Trong đó, Socrates và những người tham gia đối thoại khác cùng thảo luận về ý nghĩa của sự công bằng và kiểm tra liệu rằng một người đàn ông được đối đãi công bằng có hạnh phúc hơn một người bị đối xử bất công cũng như các lý thuyết về những hình thái, sự bất tử của tâm hồn và vai trò của các triết gia trong xã hội.

5. The Wealth of Nations (Sự giàu có của các quốc gia) - Adam Smith

Hoạt động cơ bản của các chính sách thị trường tự do: “Đó không phải từ lòng nhân từ của người bán thịt, nấu bia hay làm bánh – những thứ mà chúng ta mong sẽ có trong bữa tối mà là sự chú ý của họ đối với những mối quan tâm của riêng họ". Nếu bạn muốn tiếp cận kinh tế học thì cuốn sách này là khởi đầu tốt.

6. The Call of the Wild (Tiếng gọi nơi hoang dã) - Jack London

Chuyện kể về những chuyến phiêu lưu mạo hiểm của chú chó Bấc trung thành. Bấc đang sống trong trang trại của một gia đình giàu có thì bị bắt cóc, trở thành chó kéo xe cho những người đi tìm vàng ở khu Alaska lạnh giá. Bấc phải học cách đối diện với cuộc đấu tranh sinh tồn và trở thành thủ lĩnh của đàn chó. Thiên nhiên nguyên thủy đã đánh thức bản năng của Bấc.Sau một lần đi săn trở về, Bấc nhìn thấy cái chết thương tâm của Thoóctơn - người chủ nó thương yêu nhất. Tình yêu thương, sự trung thành mà Bấc dành cho Thoóctơn trở thành nỗi đau thống thiết, Bấc trở nên hoang dã hơn bao giờ hết…
Không còn mối liên hệ nào níu Bấc lại với con người, nó bị cuốn theo tiếng gọi nơi hoang dã, cuối cùng trở thành một con sói hoang.

7. Theodore Roosevelt Trilogy (Bộ ba tác phẩm Theodore Roosevelt) - Edmund Morris

Qua 3 tập và khoảng 2.500 trang, Edmund Morris đã đưa chúng ta bước vào cuộc sống của Tổng thống Theodore Roosevelt – một con người mà không thể có ai hoàn hảo hơn hay tràn trề sinh lực hơn được nữa. Từ những ngày thời trai trẻ với bộ dạng của một con người yếu đuối học cách rèn luyện để có được một cơ thể rắn chắc hơn cho tới những cú đánh phá cuối cùng của ông trong lĩnh vực chính trị. Morris đã thực sự đề cập được tất cả. Mặc dù khá thô lỗ nhưng bộ ba tác phẩm này rất đáng giá để bất cứ người đàn ông nào đã từng cảm thấy một chút thoảng qua của sự bồn chồn dành thời gian để đọc. Đọc về Theodore Roosevelt sẽ giúp bạn biến những lo lắng đó thành hành động.

8. 1984 - George Orwell

1984 của George Orwell là cuốn tiểu thuyết về xã hội giả tưởng thuộc thể loại dystopia (Dạng sầu bi) xuất bản năm 1949, kể về câu chuyện của một người đàn ông tên Winston Smith. Tác phẩm miêu tả chế độ chuyên chế đang cai trị xã hội và bi kịch của nhân vật chính này do chế độ đó gây ra.
1984 đã được dịch ra hơn 60 thứ tiếng và từng bị xem như là một tác phẩm nguy hiểm về mặt chính trị đối với các chính thể. Liệu rằng bạn là một kẻ thích chạy theo đám đông và đâm đầu một cách mù quáng vào sự hủy hoại hay là một con người có tư duy độc lập?

9. Brave New World - Aldous Huxley

Tương tự 1984, Brave New World cũng đã từng bị cấm. Tuy nhiên, trong khi 1984 báo trước cho những thay đổi về thể chế chính trị thì cuốn sách của Aldous Huxley lại nhìn ra những thay đổi về mặt công nghệ sẽ làm xã hội dịch chuyển – những đứa trẻ được sinh ra trong phòng thí nghiệm, chủ nghĩa cá nhân lên ngôi, giải trí nhiều hơn là lan truyền giá trị và xã hội bị phân tầng một cách mạnh mẽ. Truyện xoay quanh nhân vật Bernard Marx – một con người thuộc tầng lớp thượng lưu của xã hội nhưng dường như không thể hòa hợp được. Chính vì vậy, anh đã dấn thân vào một kỳ nghỉ ngớ ngẩn chỉ để khám phá ra những thứ bất an mà anh đã từng chẳng màng đến.

10. How to Win Friends and Influence People (Đắc Nhân Tâm) - Dale Carnegie

“Đắc nhân tâm” của tác giả Dale Carnegie là cuốn sách duy nhất thuộc thể loại phát triển bản thân (self-help) liên tục dẫn đầu danh mục sách bán chạy nhất do The New York Times bình chọn suốt 10 năm qua. Tác phẩm có sức lan toả rộng khắp đến mức dù đi đến bất cứ quốc gia nào trên thế giới, chúng ta đều dễ dàng bắt gặp sự xuất hiện của cuốn sách này trên kệ của các hiệu sách. “Đắc nhân tâm” được xem là cuốn sách đầu tiên và hay nhất làm thay đổi cuộc đời của hàng triệu người trên thế giới.
Nội dung chính của cuốn sách là đưa ra lời khuyên về cách thức ứng xử, giao tiếp với mọi người để đạt được thành công trong cuộc sống. Sau ngày tác giả Dale Carnegie ra đi mãi mãi, những đứa con của ông từng nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung, thay thế các ví dụ quá cũ bằng nhiều dẫn chứng, câu chuyện mới cho phù hợp với thời đại và ý nghĩa hơn. Đây cũng là mong muốn của chính tác giả lúc sinh thời bởi ông luôn hy vọng, tác phẩm của mình mang hơi thở của cuộc sống hiện tại và có sức lan toả ngày càng mãnh liệt.

11. Roman Honor (tạm dịch: Danh dự của người La Mã) - Carlin Barton

Cuốn sách hay nhất về danh dự - không có ngoại lệ nào khác. Barton đã khám phá ra cách mà danh dự hình thành nên cuộc sống của những người La Mã cổ đại một cách xuất sắc từ những ngày đầu của nền Cộng hòa cho tới mọi con đường giúp họ xây dựng nên một đế chế cường mạnh. Bà đã chỉ ra việc những nhóm nhỏ, thân thiết với nhau đóng vai trò quan trọng như thế nào để duy trì danh dự và cách mà chủ nghĩa đế quốc đã hủy hoại nó. Thực tế, cuốn sách này rất khó đọc nhưng xứng đáng để nghiền ngẫm.

12. Bẫy 22 - Joseph Heller

Trên một hòn đảo ngoài khơi nước Ý thời Thế chiến II có một liên đoàn không quân Mỹ. Một trong số lãnh đạo của họ là đại tá Cathcart, kẻ khao khát muốn gây ấn tượng với cấp trên bằng cách ép lính đi ném bom mỗi lúc một nhiều hơn. Nhân vật chính của chúng ta, Yossarian, mỗi lần đủ chỉ tiêu giải nhiệm thì lại phải đối mặt với chỉ tiêu mới. Trước sự chết chóc kinh hoàng của cuộc đại chiến, tất cả những gì y mong muốn là toàn mạng trở về. Nhưng mỗi khi chỉ tiêu ra trận tăng lên, xác suất sống sót của y lại giảm xuống. Y không có cách nào thoát ra, bởi ở đó có một cái bẫy. Bẫy-22.
Thứ logic vừa giản dị vừa điên rồ của Bẫy-22 chi phối suốt ngót 600 trang sách với hàng chục nhân vật, qua chiến trường qua đạn bom, qua bệnh viện quân y và nhà bếp hậu cần, qua tướng lĩnh và lính tráng, qua cả những số phận tan nát và những kẻ trục lợi từ chiến tranh. Sự điên rồ chảy qua mọi đối thoại, sự ngớ ngẩn thấm đẫm mọi nhân vật, cho tới tận cú nhảy kết cục cuối cùng. Bộ mặt của chiến tranh hiện ra khủng khiếp trong sự nực cười, phi lý. Bẫy-22 hài hước một cách trần trụi, một cách dữ dội, một cách cay đắng, một cách man rợ, nhưng những ai có thể chịu đựng được nó thì hẳn sẽ không thể nào lãng quên.

13. Slaughterhouse-Five (Lò sát sinh số 5) - Kurt Vonnegut

Slaughterhouse-Five, xuất bản năm 1969, là tác phẩm phản chiến mang ý nghĩa đả kích, châm biếm nổi tiếng của Vonnegut. Cuốn sách từng được coi là thánh kinh của những người Mỹ phản đối chiến tranh tại Việt Nam lúc bấy giờ. Bằng cách sử dụng lối viết có phần mang tính khoa học – giả tưởng, hài hước và tự sự, Vonnegut đã đưa độc giả bước vào một chuyến hành trình không mấy thoải mái về những sự thật và điều vô lý của chiến tranh.

14. The Brothers Karamazov (Anh em nhà Karamazov) – Fyodor Dostoevsky

Trong khi cốt truyện tập trung vào một người bố đã già, vô tư với 3 đứa con đã trưởng thành thì những gì mà bạn sẽ thu được khi đọc The Brothers Karamazov còn hơn thế nữa. Đây là cuốn tiểu thuyết cuối cùng và hay nhất của Dostoevsky, đề cập đến những tranh cãi và bi kịch về đạo đức và tinh thần liên quan đến Chúa, ý muốn tự do, luân thường đạo lý, phán xét, nghi ngờ, lý trí và nhiều hơn nữa. Đây là một tác phẩm triết học được che đậy dưới lớp áo là một cuốn tiểu thuyết giúp người đọc dễ dàng lĩnh hội những quan điểm sâu sắc của tác giả.

15. The Sun Also Rises (Mặt trời cũng mọc) - Ernest Hemingway

Mặt trời vẫn mọc là tác phẩm đã giúp Hemingway thành công và nổi tiếng khắp thế giới. Tiểu thuyết đưa người đọc theo chân của Jake Barnes và một nhóm bạn biệt xứ ở Tây Ban Nha và Pháp với những cuộc chèn chén say sưa và ẩu đả. The Sun Also Rise có chút thiên về nửa tự truyện khi nhân vật chính cố gắng giải quyết những vết thương chiến tranh – cả về thể chất lẫn tinh thần. Liệu Jake có tìm thấy hạnh phúc không? Bạn sẽ phải đọc nó để tìm ra câu trả lời.

16. For Whom the Bell Tolls (Chuông nguyện hồn ai) - Ernest Hemingway

Chuông nguyện hồn ai là đỉnh cao trong cuộc đời sáng tác của Ernest Hemingway. Ông viết về cuộc nội chiến Tây Ban Nha bằng trái tim nhà văn và tấm lòng của người chiến sĩ trong hàng ngũ các Lữ đoàn Quốc tế tình nguyện chiến đấu cho nền Cộng hòa của xứ sở bò tót này. Nghĩa là ông không chỉ viết bằng bút mà cả bằng súng, đúng như lời công kích chủ nghĩa phát xít của ông tại Đại hội lần thứ hai các nhà văn Mỹ - 1937. Chuông nguyện hồn ai lập tức được cả thế giới đón nhận, và đến hôm nay hàng chục triệu bản với hàng chục thứ tiếng đã đến tay bạn đọc.
Nhưng… tháng Bảy năm 1961, Ernest Hemingway đã ra đi ở tuổi 62 không còn trẻ nữa nhưng cũng chưa thể gọi là già, nhất là với một nhà văn và một con người có sức khỏe, có đời sống gần gũi thiên nhiên như ông. Xuất thân làm báo và cả khi đã viết văn vẫn gắn bó với nghề báo, E. Hemingway thường sử dụng cách viết ngắn gọn, chính xác, giản dị và nhiều thông tin. Ông là tác giả có nhiều đóng góp cho lối hành văn hiện đại hôm nay. Các nhà nghiên cứu, phê bình xếp ông vào Thế hệ (các nhà văn) lạc lõng (Lost Generation) như F. Scott Fitzgerald, John Dos Passos, William Faulkner (Giải Nobel Văn học năm 1949).

17. On the Road (Trên đường) - Jack Kerouac

Cuộc phiêu lưu xuyên Mỹ của Sal Paradise và Dean Moriarty dựa trên những chuyến đi có thật của Jack Kerouac và Neal Cassady, hai trong số những gương mặt quan trọng nhất của Beat Generation. Đó thực chất là hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống và sự trải nghiệm đích thực. Được viết bằng sự pha trộn giữa cái nhìn buồn bã ngây thơ với sự phóng túng cuồng nhiệt, giữa tình yêu sâu sắc của Kerouac với nước Mỹ, lòng trắc ẩn của ông với con người và cảm thức về ngôn ngữ, coi nó như nhạc jazz.
Trên đường là một điển hình cho cách nhìn Mỹ về tự do và hy vọng, đặc biệt trong bối cảnh "Giấc mơ Mỹ" bắt đầu tan vỡ. Với Trên đường, Jack Kerouac đã bắt đầu phát triển một cách viết mà ông gọi là “Văn xuôi bột phát” (Spontaneuos Prose) với đặc điểm gồm rất nhiều các câu dài, kết cấu hình thức phóng khoáng, được viết ra ngay khi ý tưởng ập đến trong đầu, mang tính cá nhân rất cao.
Bất chấp những tranh cãi dữ dội từ khi mới ra đời, Trên đường là bằng chứng sống động nhất cho một giai đoạn trong lịch sử nước Mỹ, một phong trào trí thức. Cuốn sách được công nhận như một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất thế kỷ hai mươi của nền văn học Mỹ và thế giới.
Gilbert Millstein nhận định trên New York Times Book Review về tác phẩm này rằng: "Nếu như Mặt trời vẫn mọc của Hemingway trong thế kỷ hai mươi được coi như cuốn Kinh thánh của Thế hệ bỏ đi thì Trên đường của Jack Kerouac cũng đóng một vai trò như vậy với Thế hệ Beat. (…) Thế hệ Beat sinh ra đã vỡ mộng. Họ coi những nguy cơ xảy ra chiến tranh, sự trì trệ của hệ thống chính trị, thái độ thù địch của cộng đồng là hiển nhiên. Sự giàu có không làm họ ấn tượng. Họ không biết mình đang tìm kiếm nơi nào để nương tựa, nhưng họ vẫn không ngừng tìm kiếm."

18. Walden (Một mình sống trong rừng) - Henry David Thoreau

“Walden” là một hồi tưởng đầy chiêm nghiệm suy tư về quãng đời “hai năm hai tháng hai ngày”Thoreau sống một mình trong một mảnh đất rừng bên cạnh đầm Walden, “Giọt nước của Trời”, “đáng yêu hơn kim cương” trong một ngôi nhà tự xây lấy, và bằng lao động của chính đôi tay mình. Cuốn sách là một sự phản chiếu đậm chất triết học về lối sống đơn giản, tự chủ, trầm tư, gần gũi thiên nhiên và vượt lên trên sinh tồn tuyệt vọng.

19. The Lord of the Flies (Chúa ruồi) - William Golding

Trong một cuộc chiến tranh nguyên tử, mấy chục đứa trẻ chưa đến tuổi thiếu niên “may mắn” sống sót trên một hoang đảo sau khi chiếc máy bay chở chúng đi sơ tán bị trúng đạn. Chúng tập họp dưới bầu trời Nam Thái Bình Dương nắng gắt, chia sẻ gánh nặng và đặt niềm tin vào thủ lĩnh. Nhưng rồi, cái đói và thiên nhiên khắc nghiệt từng bước vắt kiệt bọn trẻ. Bản năng sinh tồn đã dần bóp nghẹt sự ngây thơ - từ đây thực tại của chúng tan hòa vào ác mộng. Một câu truyện ngụ ngôn đau đớn và hãi hùng, ngập tràn những tư tưởng ẩn sâu dưới hàng hàng lớp lớp ẩn dụ và biểu tượng.
Với Chúa ruồi, một câu chuyện phiêu lưu đầy ám ảnh, một kiệt tác văn học kinh điển, William Golding đã khiến các nhà phê bình văn học hao tổn giấy mực chỉ để tranh luận về một vấn đề: Có thực "nhân chi sơ tính bản thiện” hay chăng là… ngược lại?
Tác phẩm xuất sắc này đã vinh dự được nhận giải thưởng Nobel năm 1983.

20. Into Thin Air (Tan Biến) - Jon Krakauer

Một đám mây cuồn cuộn xuất hiện không quá xa nơi đường chân trời nhưng khi đang đứng trên đỉnh Everest, nhà báo và cũng là người leo núi Jon Krakauer không hề thấy dấu hiệu nào cho biết sẽ có 1 trận bão lớn. Ông đã sai. Cơn bão lấy đi mạng sống của 5 người và khiến nhiều người khác - trong đó có Krakauer - vùi mình trong cảm giác tội lỗi đã là nguồn cảm hứng cho cuốn sách Into Thin Air - câu chuyện kể về thảm họa diễn ra vào tháng 5 năm 1996.

21. Pride & Prejudice (Kiêu hãnh và định kiến) - Jane Austen

Khắp làng trên xóm dưới Herfordshire xôn xao: Netherfield sắp có người thuê, mà còn là một quý ông chưa vợ với khoản lợi tức lên đến năm nghìn bảng mỗi năm. Chao ôi, quả là tin đáng mừng đối với gia đình ông bà Bennett, vốn có tới năm cô con gái cần phải gả chồng. Giữa những quay cuồng vũ hội cùng âm mưu toan tính của cả một xã hội ganh đua nhau tìm tấm chồng tốt cho các cô gái, nổi lên câu chuyện tình của cô con gái thứ cứng đầu Elizabeth và chàng quý tộc Darcy - nơi lòng Kiêu hãnh phải nhún nhường và Định kiến cần giải tỏa để có thể đi đến kết cục hoàn toàn viên mãn.
Suốt hơn 200 năm qua, Kiêu hãnh và Định kiến luôn nằm trong số những tiểu thuyết tiếng Anh được yêu mến nhất. Chính Jane Austen cũng coi tác phẩm xuất sắc này là "đứa con cưng" của bà. Tài năng của Austen quả thực đã biến câu chuyện tình sôi nổi nơi miền quê nước Anh thành một bản châm biếm sắc sảo hóm hỉnh và một viên ngọc quý trong kho tàng Anh ngữ.

22. The Art of War (Binh pháp Tôn Tử) – Tôn Tử

Có thể Binh pháp Tôn Tử đến từ thế kỉ thứ V trước Công nguyên, nhưng nó vẫn có giá trị đến ngày nay.Cuốn sách này ban đầu được viết bởi quân sư Tôn Tử để giải thích cách dụng binh để giành chiến thắng. Tuy nhiên, qua thời gian, chúng ta nhận ra rằng những mưu kế được mô tả trong sách như “Biết người, biết ta” có thể giúp con người thành công trong những tranh đấu của cuộc sống hằng ngày.
Cuốn sách bao gồm 13 chương, mỗi chương nói về một khía cạnh của chiến tranh, và đã được áp dụng bởi các huấn luyện viên thể thao, người trong ngành luật, và cả giới thương gia nhờ những lời khuyên hữu ích.

23. After Virtue (tạm dịch: Phía sau trinh tiết) - Alasdair MacIntyre

MacIntyre – nhà triết học người Scottish tranh cãi rằng ngôn ngữ của trinh tiết và sự hiểu biết đúng đắn về đạo đức đã dần mất đi trong thế giới hiện đại. Trong khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta hiểu đạo đức là gì thì đơn giản là chúng ta lướt nhanh qua những mảnh vụn còn sót lại. Kết quả là một đống hỗ độn vô lý, khó hiểu nơi mà các cuộc tranh luận về nhiều vấn đề đạo đức trở nên nhức óc và không thể giải quyết. Điều cần thiết đó là một sự thống nhất của đạo đức và lý do tại sao – mục tiêu cuối cùng của cuộc sống con người – được đưa ra trong triết học của chủ nghĩa Aristotle.

24. To Kill A Mockingbird (Giết con chim nhại) - Harper Lee

Nội dung tác phẩm Giết con chim nhại của Harper Lee xoay quanh số phận nhân vật Tom Robinson. Anh là một người đàn ông da đen bần hàn bị vu khống cưỡng hiếp một cô gái da trắng, cô gái ấy luôn tìm nhiều cách “mồi chài” anh nhưng không có kết quả. Và đương nhiên ở cái xã hội xem thường người da màu, anh bị coi là thứ nhơ nhuốc và bị kết án. Anh chẳng có cơ hội nào chứng minh mình vô tội. Cuối cùng, anh trốn khỏi ngục và bỏ mạng dưới tay cảnh sát.
Ông Atticus, luật sư bào chữa cho Tom Robinson biết chắc rằng, khả năng được thả tự do cho thân chủ mình gần như là con số không. Tuy vậy, ông vẫn dạy những đứa con của mình rằng, đôi khi không phải những gì chúng ta cố gắng đều sẽ được đền đáp và cuộc đời chẳng phải lúc nào cũng theo ý muốn của ta. Nhưng nếu chúng ta cố gắng hết khả năng thì chúng ta vẫn còn có vài phần thắng. Còn nếu chúng ta buông xuôi thì thất bại đã nằm chắc trong tay ta.
Ngoài ra, ở phần cuối tác phẩm, từ câu chuyện của người hàng xóm lập dị, bị mọi người xa lánh, độc giả còn tự ngẫm được bài học là đừng nên vội vàng phán xét ai đó khi ta chưa hiểu rõ người đó và cuộc sống của họ. Mỗi chúng ta hãy nên yêu thương và giúp đỡ người khác để tâm hồn được thanh thản.

25. The Thin Red Line (Lằn ranh đỏ mong manh) - James Jones

Cuốn sách này là mô tả của James Jones về chiến dịch Guadalcanal trong Thế chiến 2. Sau trận đó, một vài người nhận được huy chương vàng, số khác sẵn sàng làm mọi thứ để được đưa về nhà trước khi phải nằm trong mộ. Và tất cả họ đều nhận ra rằng có một lằn ranh đỏ mong manh phân chia giữa các đúng đắn và sự hỗn loạn.
 
Bên trên