Võ Xuân Trường
Well-known member
3 món ăn nhất định phải thưởng thức khi đến miền Tây
Đặt chân đến miền Tây, du khách không chỉ có cơ hội ngắm nhìn khung cảnh sông nước hữu tình mà còn được thưởng thức những món ăn hấp dẫn.
Bánh xèo
Bánh xèo miền Tây mang một hương vị đậm đà, mộc mạc như chính con người nơi đây.
Vỏ bánh xèo được làm từ bột gạo pha thêm chút nghệ và nước cốt dừa. Nhờ đó, chiếc bánh có màu vàng ươm bắt mắt và mang hương vị beo béo.
Không giống với miền Trung, bánh xèo ở vùng sông nước này có kích thước lớn hơn, vỏ mỏng, giòn tan. Bên trong, nhân bánh xèo có thể là tôm, thịt ba chỉ hoặc thịt vịt xiêm băm nhuyễn kết hợp cùng đậu xanh, giá đậu, củ sắn hay củ hũ dừa.
Chiếc bánh xèo vàng ươm với đầy ấp nhân. Ảnh: Hàn Lâm
Để làm nên hương vị của chiếc bánh xèo thì không thể thiếu nước chấm cùng các loại rau ăn kèm như cải xanh, lá cách, lá xoài non, lá cóc, rau diếp cá, húng đất, rau thơm, cát lòi…
Vỏ bánh giòn tan, nóng hổi được gói gọn trong lá cải xanh tươi rói, thêm một ít nhân bánh chấm vào chén nước chấm chua chua ngọt ngọt dễ khiến du khách ăn một lần nhớ mãi.
Cơm tấm
Cơm tấm là một món ăn quen thuộc và bình dân của người miền Tây. Thông thường một phần cơm tấm sẽ bao gồm cơm, thịt/sườn heo nướng, bì lợn, nước mắm và một số món phụ ăn kèm.
Gạo để nấu thành món ăn này là gạo tấm có hạt nhuyễn hơn các loại gạo khác. Mỗi nơi sẽ có một bí quyết ướp thịt/sườn khác nhau, tạo nên điểm riêng thu hút thực khách đến thưởng thức. Thịt sau khi được tẩm ướp kỹ càng sẽ đem nướng trên bếp than thơm phức.
Nước chấm ăn cùng với cơm tấm thường có vị chua ngọt, đậm đà vừa phải. Tùy thuộc vào từng nơi bán mà món phụ ăn kèm thêm có thể là bì lợn, chả trứng, lạp xưởng, trứng ốp la, đồ chua, dưa leo…
Cơm tấm – món ăn bình dân của người miền Tây. Ảnh: Hàn Lâm
Bún cá
Bún cá nhìn đơn giản nhưng lại là sự phối hợp hài hòa của những gì được nuôi, trồng ở vùng đất miền Tây phì nhiêu màu mỡ.
Vị nước dùng ngọt thanh thơm mùi ngải bún, sả cây, đậm đà của mắm ruốc và những miếng cá vàng ươm màu nghệ tươi làm người ta không thể nào cưỡng lại được. Cá được chế biến rất kỹ càng, công phu để vừa giữ được độ tươi ngọt vừa không bị tanh khi nấu. Ngoài ra, bún cá còn được ăn kèm với hột vịt lộn, thịt heo quay, chả...
Đặc sản bún cá tại Châu Đốc, An Giang. Ảnh: Hàn Lâm
Khi thưởng thức bún cá, rau ăn kèm là điều không thể thiếu. Các loại rau ăn kèm quen thuộc thường là giá, rau muống và đặc biệt là bông điên điển – loài cây đặc trưng của miền Tây sông nước.
Đặt chân đến miền Tây, du khách không chỉ có cơ hội ngắm nhìn khung cảnh sông nước hữu tình mà còn được thưởng thức những món ăn hấp dẫn.
Bánh xèo
Bánh xèo miền Tây mang một hương vị đậm đà, mộc mạc như chính con người nơi đây.
Vỏ bánh xèo được làm từ bột gạo pha thêm chút nghệ và nước cốt dừa. Nhờ đó, chiếc bánh có màu vàng ươm bắt mắt và mang hương vị beo béo.
Không giống với miền Trung, bánh xèo ở vùng sông nước này có kích thước lớn hơn, vỏ mỏng, giòn tan. Bên trong, nhân bánh xèo có thể là tôm, thịt ba chỉ hoặc thịt vịt xiêm băm nhuyễn kết hợp cùng đậu xanh, giá đậu, củ sắn hay củ hũ dừa.
Chiếc bánh xèo vàng ươm với đầy ấp nhân. Ảnh: Hàn Lâm
Để làm nên hương vị của chiếc bánh xèo thì không thể thiếu nước chấm cùng các loại rau ăn kèm như cải xanh, lá cách, lá xoài non, lá cóc, rau diếp cá, húng đất, rau thơm, cát lòi…
Vỏ bánh giòn tan, nóng hổi được gói gọn trong lá cải xanh tươi rói, thêm một ít nhân bánh chấm vào chén nước chấm chua chua ngọt ngọt dễ khiến du khách ăn một lần nhớ mãi.
Cơm tấm
Cơm tấm là một món ăn quen thuộc và bình dân của người miền Tây. Thông thường một phần cơm tấm sẽ bao gồm cơm, thịt/sườn heo nướng, bì lợn, nước mắm và một số món phụ ăn kèm.
Gạo để nấu thành món ăn này là gạo tấm có hạt nhuyễn hơn các loại gạo khác. Mỗi nơi sẽ có một bí quyết ướp thịt/sườn khác nhau, tạo nên điểm riêng thu hút thực khách đến thưởng thức. Thịt sau khi được tẩm ướp kỹ càng sẽ đem nướng trên bếp than thơm phức.
Nước chấm ăn cùng với cơm tấm thường có vị chua ngọt, đậm đà vừa phải. Tùy thuộc vào từng nơi bán mà món phụ ăn kèm thêm có thể là bì lợn, chả trứng, lạp xưởng, trứng ốp la, đồ chua, dưa leo…
Bún cá
Bún cá nhìn đơn giản nhưng lại là sự phối hợp hài hòa của những gì được nuôi, trồng ở vùng đất miền Tây phì nhiêu màu mỡ.
Vị nước dùng ngọt thanh thơm mùi ngải bún, sả cây, đậm đà của mắm ruốc và những miếng cá vàng ươm màu nghệ tươi làm người ta không thể nào cưỡng lại được. Cá được chế biến rất kỹ càng, công phu để vừa giữ được độ tươi ngọt vừa không bị tanh khi nấu. Ngoài ra, bún cá còn được ăn kèm với hột vịt lộn, thịt heo quay, chả...
Khi thưởng thức bún cá, rau ăn kèm là điều không thể thiếu. Các loại rau ăn kèm quen thuộc thường là giá, rau muống và đặc biệt là bông điên điển – loài cây đặc trưng của miền Tây sông nước.