Quang Minh
Well-known member
Đến hang Rục Mòn, chị Di thử thách bản thân bằng cú nhảy tự do từ vách đá xuống dòng nước, đu dây, leo bức vách cao cả trăm mét trong hang tối.
9
"Vương quốc hang động" Quảng Bình luôn có sức hút với những người mê du lịch mạo hiểm, không ngại vượt qua giới hạn bản thân. Chị Lê Hồ Uy Di, đang làm công việc sáng tạo nội dung tại TP HCM, chia sẻ đã quay lại Quảng Bình lần hai vào tháng 11 và dành 3 ngày 2 đêm khám phá hang động "chưa nổi trên bản đồ du lịch" - hang Rục Mòn.
Hang Rục Mòn nằm ở hai xã Trung Hóa và xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Hang có chiều dài 2.863 m, trần hang cao đến hơn 300 m, trong hang có nhiều dòng sông ngầm chảy quanh. Sở dĩ hang có tên Rục Mòn vì đây từng là nơi ở của người đồng bào dân tộc Rục và ''Mòn'' tức là dấu vết của người từng ở đây. Rục Mòn có nghĩa là nơi ở của người Rục, theo đại diện đơn vị tổ chức tour mạo hiểm khám phá hang Rục Mòn - Vietnam Expeditions.
Trong hình là khung cảnh "siêu thực" tựa dải Ngân Hà bên trong hang Rục Mòn.
Đoạn đường trekking vào cửa hang. Hang Rục Mòn nằm trên biên giới Việt - Lào nên có hai cửa vào hang. Hệ thống hang động này bao gồm động khô và động ướt. Người tham gia sẽ phải đi bộ đường dài, bơi qua lối vào, băng qua một số con sông và dòng chảy bao gồm cả những con sông trong hang động với sự hỗ trợ của dây thừng. Chị Di cho biết 3 ngày ăn uống, ngủ nghỉ trong hang cho chị trải nghiệm ''sống như người Rục''.
Ngày đầu, du khách đi xe từ Phong Nha đến xã Hoá Sơn. Từ đây bắt đầu hành trình trekking từ làng Hóa Sơn nằm sát vùng biên giới Việt Lào, men theo con đường mòn để đến cửa trước hang Rục Mòn. Người tham gia được làm quen với hang bằng các hoạt động bơi trong hang và khám phá sơ các tầng bên dưới của hang. Dòng nước tại đây luôn có màu xanh lục trong vắt, thấy rõ đáy khi trời không mưa. Chị Di chia sẻ đoàn khám phá có hơn nửa ngày để tìm kiếm các ngóc ngách ở gần cửa hang, chiêm ngưỡng các cột thạch nhũ và những hồ canxi màu xanh lục bảo.
Chị Di cho biết khác với lần đi hang Én trước, lần này chị khám phá hang tôi phải vượt qua những bức vách vôi hoá cao cả trăm mét bằng dây thừng với sự hỗ trợ kỹ thuật của chuyên gia hang động và các porter. Ngoài ra còn nhiều hoạt động khác như chui trong các hốc đá, nhảy tự do từ vách đá xuống sông, bơi trong dòng sông ngầm, lội qua các bể canxi ngắm thạch nhũ.
Ngày đầu chuyến đi kết thúc bằng một bữa BBQ rau rừng, cá suối ở cửa hang. Đây cũng là nơi đoàn cắm trại, nghỉ ngơi và chuẩn bị cho ngày khám phá tiếp theo.
Sau ngày đầu khởi động, ngày thứ hai chị Di và đoàn tiếp tục tiến sau vào hang Rục Mòn, tổng thời gian khám phá kéo dài khoảng 8 tiếng. Điểm đến quan trọng là chinh phục núi thạch nhũ Foggy cao hơn 400 m. Ở độ cao này, toàn bộ trần hang được bao phủ bởi một lớp sương mù dày đặc, bí ẩn. Tại đây, du khách được hướng dẫn viên và đội ngũ trợ lý an toàn hướng dẫn sử dụng dây và đai bảo hộ để leo núi an toàn.
Càng vào sâu, du khách càng dễ thấy được các cột thạch nhũ đã và đang trong quá trình hình thành. Có cả những cột thạch nhũ vì không chịu được sức nặng của bản thân mà đổ rạp, tăng độ khó cho người khám phá, cần nhiều sức để vượt qua những đoạn này.
''Trong hang tối, khi chiếu đèn sẽ thấy được những mảng màu trên các bức vách nhờ vào lượng khoáng chất đọng lại, tạo nên một khung cảnh như dải ngân hà'', chị Di nói.
Phần thưởng cho những người chinh phục được núi thạch nhũ Foggy là một vương quốc thạch nhũ ẩn giấu sau lớp sương mù. Đi gần đến trần hang, du khách sẽ thấy lăng mộ hóa thạch của Vua Rắn. Chinh phục xong ngọn núi trong hang du khách sẽ dùng bữa trưa, do các porter vận chuyển vào. Ăn xong sẽ tiếp tục bơi ra khỏi hang và kết thúc ngày khám phá thứ hai.
Chị Di gọi ngày cuối chinh phục hang Rục Mòn là ''ngày xả hơi'' vì các hoạt động nhẹ nhàng hơn hai ngày trước. Điểm cuối của hành trình sẽ là cửa sau hang Rục Mòn. Cửa sau của hang có chiều cao gần 100 m, bao phủ bởi thảm thực vật phong phú, cùng dòng nước xanh ngọc bích. Tại đây, du khách có thể thỏa thích đắm mình trong dòng nước hoặc thử cảm giác mạnh khi leo lên vách đá và nhảy xuống dòng sông bao quanh hang động.
Ngày cuối là ngày đáng nhớ nhất với chị Di khi phải nhảy tự do từ vách đá ở độ cao 5-6 m xuống dòng sông và thả trôi mình tự do ra khỏi hang. Đây là hoạt động không bắt buộc, du khách không muốn tham gia sẽ có thang chuẩn bị sẵn để bước xuống dòng nước.
''Đến lượt tôi xuống vách đá thì chiếc thang đã bị nước lớn cuốn trôi đi mất nên tôi buộc phải nhảy tự do. Tôi biết bơi và không sợ độ cao nhưng lại khá rén trước những hoạt động không có dây bảo hộ'', chị Di chia sẻ.
Trước cú nhảy, mọi người trong đoàn tập trung trấn an tinh thần và đưa chị Di xuống điểm nhảy thấp hơn của vách đá. Thử thách nhảy tự do hoàn thành khi chị Di được hướng dẫn viên nắm tay cùng nhảy xuống.
Ngày thứ ba kết thúc hành trình khám phá hang, du khách sẽ lên xe về lại Phong Nha. Chị Di cho biết tour khám phá hang Rục Mòn được đơn vị tổ chức xếp vào mức độ khó 4/4. Tuy nhiên, nữ du khách có thể lực trung bình vẫn hoàn thành tốt cả chặng. Các kỹ thuật dùng dây đã có chuyên gia hướng dẫn và giám sát an toàn. Những du khách sợ không gian hẹp và sợ độ cao nên cân nhắc vì sẽ có lúc phải leo lên bức vách cao hơn 100 m.
''Ai cũng có những nỗi sợ riêng nhưng quan trọng là không phải vì khó quá mà mình bỏ cuộc. Tôi nghĩ đây có thể là chuyến đi giúp mọi người đối mặt với các nỗi sợ rất hiệu quả. Như tôi, phải nhảy khỏi vực để không làm ảnh hưởng đến lịch trình và người khác'', chị Di nói.
Nữ du khách chia sẻ đây là chuyến đi theo tour, các hang động được phép khai thác du lịch ở Quảng Bình đều được quản lý nghiêm ngặt. Hiện tại tour khám phá này có mức giá từ 9,4 triệu đồng đến 11,9 triệu đồng tùy giai đoạn.
9
"Vương quốc hang động" Quảng Bình luôn có sức hút với những người mê du lịch mạo hiểm, không ngại vượt qua giới hạn bản thân. Chị Lê Hồ Uy Di, đang làm công việc sáng tạo nội dung tại TP HCM, chia sẻ đã quay lại Quảng Bình lần hai vào tháng 11 và dành 3 ngày 2 đêm khám phá hang động "chưa nổi trên bản đồ du lịch" - hang Rục Mòn.
Hang Rục Mòn nằm ở hai xã Trung Hóa và xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Hang có chiều dài 2.863 m, trần hang cao đến hơn 300 m, trong hang có nhiều dòng sông ngầm chảy quanh. Sở dĩ hang có tên Rục Mòn vì đây từng là nơi ở của người đồng bào dân tộc Rục và ''Mòn'' tức là dấu vết của người từng ở đây. Rục Mòn có nghĩa là nơi ở của người Rục, theo đại diện đơn vị tổ chức tour mạo hiểm khám phá hang Rục Mòn - Vietnam Expeditions.
Trong hình là khung cảnh "siêu thực" tựa dải Ngân Hà bên trong hang Rục Mòn.
Đoạn đường trekking vào cửa hang. Hang Rục Mòn nằm trên biên giới Việt - Lào nên có hai cửa vào hang. Hệ thống hang động này bao gồm động khô và động ướt. Người tham gia sẽ phải đi bộ đường dài, bơi qua lối vào, băng qua một số con sông và dòng chảy bao gồm cả những con sông trong hang động với sự hỗ trợ của dây thừng. Chị Di cho biết 3 ngày ăn uống, ngủ nghỉ trong hang cho chị trải nghiệm ''sống như người Rục''.
Ngày đầu, du khách đi xe từ Phong Nha đến xã Hoá Sơn. Từ đây bắt đầu hành trình trekking từ làng Hóa Sơn nằm sát vùng biên giới Việt Lào, men theo con đường mòn để đến cửa trước hang Rục Mòn. Người tham gia được làm quen với hang bằng các hoạt động bơi trong hang và khám phá sơ các tầng bên dưới của hang. Dòng nước tại đây luôn có màu xanh lục trong vắt, thấy rõ đáy khi trời không mưa. Chị Di chia sẻ đoàn khám phá có hơn nửa ngày để tìm kiếm các ngóc ngách ở gần cửa hang, chiêm ngưỡng các cột thạch nhũ và những hồ canxi màu xanh lục bảo.
Chị Di cho biết khác với lần đi hang Én trước, lần này chị khám phá hang tôi phải vượt qua những bức vách vôi hoá cao cả trăm mét bằng dây thừng với sự hỗ trợ kỹ thuật của chuyên gia hang động và các porter. Ngoài ra còn nhiều hoạt động khác như chui trong các hốc đá, nhảy tự do từ vách đá xuống sông, bơi trong dòng sông ngầm, lội qua các bể canxi ngắm thạch nhũ.
Ngày đầu chuyến đi kết thúc bằng một bữa BBQ rau rừng, cá suối ở cửa hang. Đây cũng là nơi đoàn cắm trại, nghỉ ngơi và chuẩn bị cho ngày khám phá tiếp theo.
Sau ngày đầu khởi động, ngày thứ hai chị Di và đoàn tiếp tục tiến sau vào hang Rục Mòn, tổng thời gian khám phá kéo dài khoảng 8 tiếng. Điểm đến quan trọng là chinh phục núi thạch nhũ Foggy cao hơn 400 m. Ở độ cao này, toàn bộ trần hang được bao phủ bởi một lớp sương mù dày đặc, bí ẩn. Tại đây, du khách được hướng dẫn viên và đội ngũ trợ lý an toàn hướng dẫn sử dụng dây và đai bảo hộ để leo núi an toàn.
Càng vào sâu, du khách càng dễ thấy được các cột thạch nhũ đã và đang trong quá trình hình thành. Có cả những cột thạch nhũ vì không chịu được sức nặng của bản thân mà đổ rạp, tăng độ khó cho người khám phá, cần nhiều sức để vượt qua những đoạn này.
''Trong hang tối, khi chiếu đèn sẽ thấy được những mảng màu trên các bức vách nhờ vào lượng khoáng chất đọng lại, tạo nên một khung cảnh như dải ngân hà'', chị Di nói.
Phần thưởng cho những người chinh phục được núi thạch nhũ Foggy là một vương quốc thạch nhũ ẩn giấu sau lớp sương mù. Đi gần đến trần hang, du khách sẽ thấy lăng mộ hóa thạch của Vua Rắn. Chinh phục xong ngọn núi trong hang du khách sẽ dùng bữa trưa, do các porter vận chuyển vào. Ăn xong sẽ tiếp tục bơi ra khỏi hang và kết thúc ngày khám phá thứ hai.
Chị Di gọi ngày cuối chinh phục hang Rục Mòn là ''ngày xả hơi'' vì các hoạt động nhẹ nhàng hơn hai ngày trước. Điểm cuối của hành trình sẽ là cửa sau hang Rục Mòn. Cửa sau của hang có chiều cao gần 100 m, bao phủ bởi thảm thực vật phong phú, cùng dòng nước xanh ngọc bích. Tại đây, du khách có thể thỏa thích đắm mình trong dòng nước hoặc thử cảm giác mạnh khi leo lên vách đá và nhảy xuống dòng sông bao quanh hang động.
Ngày cuối là ngày đáng nhớ nhất với chị Di khi phải nhảy tự do từ vách đá ở độ cao 5-6 m xuống dòng sông và thả trôi mình tự do ra khỏi hang. Đây là hoạt động không bắt buộc, du khách không muốn tham gia sẽ có thang chuẩn bị sẵn để bước xuống dòng nước.
''Đến lượt tôi xuống vách đá thì chiếc thang đã bị nước lớn cuốn trôi đi mất nên tôi buộc phải nhảy tự do. Tôi biết bơi và không sợ độ cao nhưng lại khá rén trước những hoạt động không có dây bảo hộ'', chị Di chia sẻ.
Trước cú nhảy, mọi người trong đoàn tập trung trấn an tinh thần và đưa chị Di xuống điểm nhảy thấp hơn của vách đá. Thử thách nhảy tự do hoàn thành khi chị Di được hướng dẫn viên nắm tay cùng nhảy xuống.
Ngày thứ ba kết thúc hành trình khám phá hang, du khách sẽ lên xe về lại Phong Nha. Chị Di cho biết tour khám phá hang Rục Mòn được đơn vị tổ chức xếp vào mức độ khó 4/4. Tuy nhiên, nữ du khách có thể lực trung bình vẫn hoàn thành tốt cả chặng. Các kỹ thuật dùng dây đã có chuyên gia hướng dẫn và giám sát an toàn. Những du khách sợ không gian hẹp và sợ độ cao nên cân nhắc vì sẽ có lúc phải leo lên bức vách cao hơn 100 m.
''Ai cũng có những nỗi sợ riêng nhưng quan trọng là không phải vì khó quá mà mình bỏ cuộc. Tôi nghĩ đây có thể là chuyến đi giúp mọi người đối mặt với các nỗi sợ rất hiệu quả. Như tôi, phải nhảy khỏi vực để không làm ảnh hưởng đến lịch trình và người khác'', chị Di nói.
Nữ du khách chia sẻ đây là chuyến đi theo tour, các hang động được phép khai thác du lịch ở Quảng Bình đều được quản lý nghiêm ngặt. Hiện tại tour khám phá này có mức giá từ 9,4 triệu đồng đến 11,9 triệu đồng tùy giai đoạn.