Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Đầu tôm, vỏ tôm là những bộ phận ai cũng nghĩ là rất bổ dưỡng, xong thực tế lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho cơ thể.
Cho đến nay, không ít người vẫn giữ thói quen "ăn tôm sẽ ăn cả vỏ cho nhiều canxi". Ngoài phần vỏ tôm, nhiều người cũng cho rằng phần đầu tôm có chứa nhiều gạch và chất bổ dưỡng, không nên bỏ phí. Chính vì vậy họ thường sử dụng đầu tôm giã rồi lọc lấy nước nấu canh.
Trên thực tế, phần đầu của con tôm có rất ít chất dinh dưỡng. Đây cũng là nơi chứa túi thải. Do đó việc rất nhiều người quan niệm tận dụng đầu tôm giã để nấu canh hay ăn mắt tôm sẽ giúp bổ mắt là một quan niệm sai lầm. Không những thế, tình trạng đau mắt sẽ trầm trọng hơn nếu ăn tôm khi bản thân đang mắc bệnh đau mắt đỏ.
Ảnh minh họa
Không chỉ đầu tôm, vỏ tôm cũng không giàu canxi như nhiều người nghĩ. Lý do vỏ tôm cứng là do có thành phần chính của chúng là kitin, là dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. Ăn vỏ tôm không hề giúp bạn tăng canxi, thậm chí nếu không nhai kỹ có thể bị rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, nếu tiêu thụ quá nhiều vỏ tôm còn có thể gây ra các phản ứng hoặc triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, sưng cổ họng, lưỡi hay môi, khó thở, đau dạ dày và chuột rút...
Ngoài ra, đường chỉ màu đen ở lưng tôm cũng được khuyến cáo không nên ăn. Thực chất, đây chính là đường tiêu hóa chứa dạ dày và đại tràng của tôm. Vì vậy nó không hề sạch sẽ như nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, ăn đường chỉ tôm cũng không có hại gì đến sức khỏe, bởi các vi khuẩn trong chỉ tôm sẽ bị giết chết ở nhiệt độ cao khi nấu.
4 nhóm thực phẩm được khuyến cáo không kết hợp cùng tôm vì gây hại sức khỏe
Ảnh minh họa
Không ăn cùng thực phẩm giàu vitamin C
Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giàu vitamin C hoặc ăn các loại quả giàu vitamin C ngay sau khi ăn tôm vì tôm chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5. Chất này không gây độc cho cơ thể, nhưng khi ta ăn các loại thực phẩm này mà uống vitamin C hoặc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua, nho, mướp đắng, rau ngót... lại có thể làm cho asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3 (tức chất thạch tín) là chất rất độc có thể gây chết người.
Không uống trà trước và sau khi ăn tôm
Thịt tôm có nhiều canxi, nên nếu uống trà trước và sau khi ăn tôm sẽ gây ra phản ứng với axit tanic trong trà, sẽ tạo thành canxi không hoà tan, nếu lặp lại nhiều và thời gian dài sẽ gây kích ứng đến dạ dày.
Không uống bia và ăn tôm cùng nhau
Trong bia có nhiều vitamin B1 kết hợp với các chất đạm trong tôm tạo ra kết tủa, nếu ăn thường xuyên sẽ tích tụ trong cơ thể dẫn đến sỏi thận. Uống nhiều bia trong khi ăn tôm sẽ khiến cơ thể sản xuất axit uric ảnh hưởng đến thận, dễ bị gút.
Không ăn khi chưa chế biến kỹ
Trong hải sản sống vẫn có nguy cơ có ấu trùng giun. Do vậy, ăn tôm hay hải sản sống hay chưa chế biến kỹ, kể cả nguồn nguyên liệu sạch, vẫn có nguy cơ lây nhiễm vi trùng, ký sinh trùng trong quá trình bảo quản, chế biến.
Cho đến nay, không ít người vẫn giữ thói quen "ăn tôm sẽ ăn cả vỏ cho nhiều canxi". Ngoài phần vỏ tôm, nhiều người cũng cho rằng phần đầu tôm có chứa nhiều gạch và chất bổ dưỡng, không nên bỏ phí. Chính vì vậy họ thường sử dụng đầu tôm giã rồi lọc lấy nước nấu canh.
Trên thực tế, phần đầu của con tôm có rất ít chất dinh dưỡng. Đây cũng là nơi chứa túi thải. Do đó việc rất nhiều người quan niệm tận dụng đầu tôm giã để nấu canh hay ăn mắt tôm sẽ giúp bổ mắt là một quan niệm sai lầm. Không những thế, tình trạng đau mắt sẽ trầm trọng hơn nếu ăn tôm khi bản thân đang mắc bệnh đau mắt đỏ.
Ảnh minh họa
Không chỉ đầu tôm, vỏ tôm cũng không giàu canxi như nhiều người nghĩ. Lý do vỏ tôm cứng là do có thành phần chính của chúng là kitin, là dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. Ăn vỏ tôm không hề giúp bạn tăng canxi, thậm chí nếu không nhai kỹ có thể bị rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, nếu tiêu thụ quá nhiều vỏ tôm còn có thể gây ra các phản ứng hoặc triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, sưng cổ họng, lưỡi hay môi, khó thở, đau dạ dày và chuột rút...
Ngoài ra, đường chỉ màu đen ở lưng tôm cũng được khuyến cáo không nên ăn. Thực chất, đây chính là đường tiêu hóa chứa dạ dày và đại tràng của tôm. Vì vậy nó không hề sạch sẽ như nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, ăn đường chỉ tôm cũng không có hại gì đến sức khỏe, bởi các vi khuẩn trong chỉ tôm sẽ bị giết chết ở nhiệt độ cao khi nấu.
4 nhóm thực phẩm được khuyến cáo không kết hợp cùng tôm vì gây hại sức khỏe
Ảnh minh họa
Không ăn cùng thực phẩm giàu vitamin C
Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giàu vitamin C hoặc ăn các loại quả giàu vitamin C ngay sau khi ăn tôm vì tôm chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5. Chất này không gây độc cho cơ thể, nhưng khi ta ăn các loại thực phẩm này mà uống vitamin C hoặc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua, nho, mướp đắng, rau ngót... lại có thể làm cho asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3 (tức chất thạch tín) là chất rất độc có thể gây chết người.
Không uống trà trước và sau khi ăn tôm
Thịt tôm có nhiều canxi, nên nếu uống trà trước và sau khi ăn tôm sẽ gây ra phản ứng với axit tanic trong trà, sẽ tạo thành canxi không hoà tan, nếu lặp lại nhiều và thời gian dài sẽ gây kích ứng đến dạ dày.
Không uống bia và ăn tôm cùng nhau
Trong bia có nhiều vitamin B1 kết hợp với các chất đạm trong tôm tạo ra kết tủa, nếu ăn thường xuyên sẽ tích tụ trong cơ thể dẫn đến sỏi thận. Uống nhiều bia trong khi ăn tôm sẽ khiến cơ thể sản xuất axit uric ảnh hưởng đến thận, dễ bị gút.
Không ăn khi chưa chế biến kỹ
Trong hải sản sống vẫn có nguy cơ có ấu trùng giun. Do vậy, ăn tôm hay hải sản sống hay chưa chế biến kỹ, kể cả nguồn nguyên liệu sạch, vẫn có nguy cơ lây nhiễm vi trùng, ký sinh trùng trong quá trình bảo quản, chế biến.