Hoàng Hải
Kỹ Thuật Viên
Không chỉ có điều hòa, tủ lạnh cũng tiêu thụ lượng lớn điện năng nếu bạn không biết sử dụng đúng cách.
Hóa đơn tiền điện tính theo phương pháp lũy kế vì vậy chỉ cần một thiết bị gây tốn điện là con số trên hóa đơn sẽ theo thế tăng phi mã. Đặc biệt là vào mùa hè khi nhu cầu làm mát của mọi người cao, việc sử dụng các thiết bị tăng vọt khiến cho hóa đơn điện trở thành cơn ác mộng. Điều hòa là một phần nguyên nhân nhưng những thiết bị gia dụng khác như tủ lạnh cũng âm thầm góp phần móc hầu bao của bạn.
Mở cửa tủ lạnh thường xuyên, quá lâu
Bạn thường khó chịu với lời nhắc nhở của bố mẹ “Mở tủ lạnh gì lâu thế”, “Đóng của tủ chắc chưa”, đó là vì bạn không phải tự trả hóa đơn tiền điện. Cứ tự trả hóa đơn điện, bạn sẽ hiểu vì sao bố mẹ lại luôn phàn nàn từ những điều nhỏ nhặt.
Bạn nghĩ là mở 1 tí thôi thì có làm sao? Nhưng việc mở tủ quá lâu, quá thường xuyên sẽ khiến cho tủ lạnh phải làm mát liên tục, gây ra việc lãng phí điện cực kì lớn. Cơ chế hoạt động của tủ lạnh sẽ tự ngắt vì đạt mức thiết lập. Việc mở - đóng sẽ khiến tủ mất nhiệt, liên tục phải khởi động lại.
Xác định đúng thứ mình cần lấy, không vừa tần ngần đứng trước tủ nghĩ ăn gì nhỉ?, không mở tủ lạnh theo đòi hỏi của trẻ con, sẽ giúp bạn tiết kiệm đc khá khá tiền điện.
Không biết điều chỉnh nhiệt độ
Tùy từng mẫu tủ lạnh sẽ có cách chế độ điều chỉnh nhiệt khác nhau. Thông thường các mẫu sẽ có núm xoay, tủ đời mới hơn sẽ dùng phím cảm ứng để điều chỉnh.
Khi bạn mua tủ lạnh về, nhà sản xuất đã tự set up nhiệt để bạn sử dụng. Vì vậy, nhiều người dù đã dùng tủ lạnh từ lúc sinh ra nhưng vẫn không biết cách điều chỉnh nhiệt độ. Nhưng đây là điểm cốt lõi gây ra tình trạng tiêu hoa năng lượng của tủ lạnh mà bạn cần nắm được.
Nhiệt độ không phù hợp sẽ khiến việc bảo quản thức ăn không đạt tiêu chuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe hay tính tiện lợi khi sử dụng. Ở nhiệt độ quá cao, các vi khuẩn dễ xâm nhập khiến thực phẩm nhanh bị hư hỏng, nhiệt độ quá thấp sẽ gây đông đá, úng nước ở các loại rau.
Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên set mức nhiệt từ 2-4 độ, tùy thuộc vào lượng đồ bạn để trong tủ đối với ngăn mát, ngăn đựng rau củ. Với ngăn đông, nhiệt độ tối ưu nằm ở mức -18 độ. Nếu không có nhiều đồ, chỉ để làm đá bạn có thể tăng nhiệt độ lên 1-2 độ.
Xếp quá nhiều đồ hoặc để tủ lạnh trống không
Nhét đồ kín mít là sai lầm phổ biến khiến tủ lạnh phải chạy hết công suất, khả năng làm lạnh kém do gió không thể lưu thông được. Đặc biệt thói quen của nhiều người bọc đồ bằng túi nilon, xếp chồng chất trong tủ, xếp sát cả vào thành tủ cũng gây ảnh hưởng lớn đến việc tản gió.
Không nên xếp quá nhiều đồ trong tủ nhưng liệu để tủ lạnh trống không có phải lựa chọn tốt? Theo các chuyên gia, việc để tủ lạnh trông cũng gây tốn điện không kém. Đặc biệt với ngăn đá. Kể cả không có nhu cầu sử dụng bạn cũng nên để 1 vài khay làm đá. Nhiệt độ của ngăn đá chênh lệch rất nhiều so với bên ngoài. Vì vậy, nếu ngăn này trống rỗng sẽ khiến máy nén phải hoạt động nhiều hơn để duy trì mức nhiệt.
Hóa đơn tiền điện tính theo phương pháp lũy kế vì vậy chỉ cần một thiết bị gây tốn điện là con số trên hóa đơn sẽ theo thế tăng phi mã. Đặc biệt là vào mùa hè khi nhu cầu làm mát của mọi người cao, việc sử dụng các thiết bị tăng vọt khiến cho hóa đơn điện trở thành cơn ác mộng. Điều hòa là một phần nguyên nhân nhưng những thiết bị gia dụng khác như tủ lạnh cũng âm thầm góp phần móc hầu bao của bạn.
Mở cửa tủ lạnh thường xuyên, quá lâu
Bạn thường khó chịu với lời nhắc nhở của bố mẹ “Mở tủ lạnh gì lâu thế”, “Đóng của tủ chắc chưa”, đó là vì bạn không phải tự trả hóa đơn tiền điện. Cứ tự trả hóa đơn điện, bạn sẽ hiểu vì sao bố mẹ lại luôn phàn nàn từ những điều nhỏ nhặt.
Bạn nghĩ là mở 1 tí thôi thì có làm sao? Nhưng việc mở tủ quá lâu, quá thường xuyên sẽ khiến cho tủ lạnh phải làm mát liên tục, gây ra việc lãng phí điện cực kì lớn. Cơ chế hoạt động của tủ lạnh sẽ tự ngắt vì đạt mức thiết lập. Việc mở - đóng sẽ khiến tủ mất nhiệt, liên tục phải khởi động lại.
Xác định đúng thứ mình cần lấy, không vừa tần ngần đứng trước tủ nghĩ ăn gì nhỉ?, không mở tủ lạnh theo đòi hỏi của trẻ con, sẽ giúp bạn tiết kiệm đc khá khá tiền điện.
Không biết điều chỉnh nhiệt độ
Tùy từng mẫu tủ lạnh sẽ có cách chế độ điều chỉnh nhiệt khác nhau. Thông thường các mẫu sẽ có núm xoay, tủ đời mới hơn sẽ dùng phím cảm ứng để điều chỉnh.
Khi bạn mua tủ lạnh về, nhà sản xuất đã tự set up nhiệt để bạn sử dụng. Vì vậy, nhiều người dù đã dùng tủ lạnh từ lúc sinh ra nhưng vẫn không biết cách điều chỉnh nhiệt độ. Nhưng đây là điểm cốt lõi gây ra tình trạng tiêu hoa năng lượng của tủ lạnh mà bạn cần nắm được.
Nhiệt độ không phù hợp sẽ khiến việc bảo quản thức ăn không đạt tiêu chuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe hay tính tiện lợi khi sử dụng. Ở nhiệt độ quá cao, các vi khuẩn dễ xâm nhập khiến thực phẩm nhanh bị hư hỏng, nhiệt độ quá thấp sẽ gây đông đá, úng nước ở các loại rau.
Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên set mức nhiệt từ 2-4 độ, tùy thuộc vào lượng đồ bạn để trong tủ đối với ngăn mát, ngăn đựng rau củ. Với ngăn đông, nhiệt độ tối ưu nằm ở mức -18 độ. Nếu không có nhiều đồ, chỉ để làm đá bạn có thể tăng nhiệt độ lên 1-2 độ.
Xếp quá nhiều đồ hoặc để tủ lạnh trống không
Nhét đồ kín mít là sai lầm phổ biến khiến tủ lạnh phải chạy hết công suất, khả năng làm lạnh kém do gió không thể lưu thông được. Đặc biệt thói quen của nhiều người bọc đồ bằng túi nilon, xếp chồng chất trong tủ, xếp sát cả vào thành tủ cũng gây ảnh hưởng lớn đến việc tản gió.
Không nên xếp quá nhiều đồ trong tủ nhưng liệu để tủ lạnh trống không có phải lựa chọn tốt? Theo các chuyên gia, việc để tủ lạnh trông cũng gây tốn điện không kém. Đặc biệt với ngăn đá. Kể cả không có nhu cầu sử dụng bạn cũng nên để 1 vài khay làm đá. Nhiệt độ của ngăn đá chênh lệch rất nhiều so với bên ngoài. Vì vậy, nếu ngăn này trống rỗng sẽ khiến máy nén phải hoạt động nhiều hơn để duy trì mức nhiệt.