4 bài học tài chính đắt giá từ 'Cha giàu Cha nghèo'

Hải Vy

Well-known member
(Techz.vn) “Rich Dad, Poor Dad” - Cha giàu, Cha nghèo là cuốn sách kinh điển về tài chính cá nhân.

Là đứa con tinh thần của tác giả Robert Kiyosaki Toyu - một nhà đầu tư, doanh nhân người Mỹ, Cha giàu Cha nghèo chia sẻ 2 góc nhìn về tài chính, tiết kiệm, thông qua đó rút ra được nhiều bài học ý nghĩa, phát triển bản thân và quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, đặc biệt là với người trẻ. Cùng khám phá 4 bài học tài chính đắt giá từ “hai người cha” trong bài viết dưới đây nhé!

Bài học 1: Người giàu luôn biết cách để tiền đẻ ra tiền
Xuyên suốt cuốn sách, khái niệm cơ bản "sống để làm việc hay làm việc để sống" luôn được đề cập để nhắc nhở, để ngẫm nghĩ.
Trên thực tế, hầu hết toàn bộ chúng ta chọn làm việc để sống, để tồn tại nên nếu công ty, ông chủ của chúng ta gặp khó khăn, họ sẽ sa thải chúng ta. Tuy nhiên, nhìn nhận dưới góc độ của tác giả Robert Kiyosaki Toyu thì đây chính là một vòng luẩn quẩn mà hầu hết những người nghèo, người trung lưu đều rơi vào.
Tuy nhiên, nhìn ở góc độ người cha giàu, những người giàu có thường có tư duy kiếm tiền và luôn tìm cách để tiền đẻ ra tiền thông qua tiết kiệm, đầu tư hay các kênh kiếm tiền thụ động. Họ luôn có lối suy nghĩ, quan sát để khám phá ra các cơ hội trong vô vàn vạn vật xung quanh, Hiểu đơn giản, họ mua tài sản để tạo ra thu nhập trong khi người nghèo không nhìn thấy hoặc bỏ qua cơ hội vì họ còn đang bận rộn, mải mê quan tâm đến việc kiếm tiền hay những sự bảo đảm trong công việc. Đây chính là bài học đắt giá nhất trong cuốn sách.
Bài học 2: Cố gắng cắt giảm chi tiêu của bạn càng nhiều càng tốt
Liên kết với những bài học đắt giá khác trong suốt cuốn sách, tác giả cũng khuyên bạn về xu hướng tiết kiệm tối giản, gắng càng ít nợ càng tốt bởi nợ nần chính là sự cản trở lớn nhất về tự do tài chính tương lai.
Sẽ không khó để bắt gặp cụm từ “Giảm nợ phải trả của bạn" trong suốt tác phẩm. Song, tác giả cũng khuyến cáo bạn phải ghi nhớ rằng có khoản nợ “âm” như các khoản vay nhanh, vay tín dụng tiêu dùng mua sắm nhưng cũng có khoản nợ “dương” cho các hoạt động đầu tư, thế chấp, làm ăn.
Bài học 3: Người giàu cũng cần được giáo dục các kiến thức về tài chính
Theo quan điểm trong cuốn sách này, tiền không phải là tài sản lớn nhất của chúng ta thay vào đó việc chuẩn bị, trau dồi sẵn sàng về kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính, một tâm trí học hỏi, cởi mở, chúng ta sẽ có tương lai sáng lạn và xu hướng giàu có hơn.
Những bài học tài chính này không đơn thuần chỉ dành cho người nghèo mà người giàu cũng cần trau dồi để tích lũy những kiến thức về chăm sóc tiền bạc, tài chính. Trong cuốn sách, tác giả Robert Kiyosaki Toyu còn cho biết: "Trí thông minh giải quyết vấn đề và tạo ra tiền, và tiền không có trí thông minh tài chính sẽ nhanh chóng bị mất đi". Dù đứng ở vạch đích hay không có gì trong tay thì những kiến thức tài chính kinh doanh hữu dụng như: kế toán, đầu tư, luật, đấu thầu, viết lách, chứng khoán, thị trường, tiếp thị, lãnh đạo, giao tiếp và nói trước đám đông luôn luôn thật sự cần thiết để bạn phát triển bản thân, hướng đến một cuộc sống an nhàn trong tương lai.
Bài học 4: Không nên dựa dẫm hoàn toàn vào các cố vấn tài chính
“Hãy học cách đầu tư vì không ai làm điều đó tốt hơn bạn” - Robert Kiyosaki Toyu. Trên góc độ của tác giả, mỗi cá nhân là một chỉnh thể, một cái tôi và một cách nhìn nhận riêng và sự hình thành tư duy tài chính phụ thuộc sâu sắc vào những hiểu biết của chính họ chứ không phải bất kỳ ai.
Dĩ nhiên, tác giả không phủ nhận sự hữu ích của các chuyên gia đầu tư, cố vấn tài chính song ông vẫn cho rằng việc hiểu biết để kiểm soát tiền của chính mình là bắt buộc phải có.
Tiết kiệm hay đầu tư đều là đích đến của hành trình quản lý tài chính cá nhân, đảm bảo chi tiêu cho chính bản thân, thậm chí là cả gia đình. Chính những bài học tài chính “đắt giá” này đã ghi lại doanh thu khủng cùng số lượng bán ấn tượng, hy vọng những tóm tắt, chia sẻ trên cũng đã “thức tỉnh” chính bạn và những người mất đi định hướng về quản lý tiền bạc để thành công hơn trong tương lai.
Tường Vy
 
Bên trên