Nguyệt Phan
Well-known member
Ngộ độc thực phẩm không chỉ do nguyên nhân từ thực phẩm mà do các dụng cụ chế biến thức ăn. Dù thớt gỗ, thớt kính hay thớt nhựa nhưng nếu không vệ sinh đúng cách có thể là nơi tồn tại vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm.
Mỗi gia đình nên sử dụng thớt thái đồ sống riêng và thớt thái đồ chín riêng. Trong trường hợp không có điều kiện sử dụng 2 loại thớt riêng, bạn vẫn có thể sử dụng một chiếc thớt nhưng cần vệ sinh sạch sau mỗi lần sử dụng.
Dưới đây là 4 bước sau sẽ giúp vệ sinh thớt sạch sẽ, tránh gây ngộ độc:
Ngộ độc thực phẩm không chỉ do nguyên nhân từ thực phẩm mà do các dụng cụ chế biến thức ăn.
Bước 1: Rửa thớt với nước nóng và xà phòng
Nếu sử dụng 1 chiếc thớt cho cả thịt sống và thịt chín, bạn nên rửa sạch hoàn toàn và khử trùng thớt sau mỗi lần sử dụng. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng sử dụng riêng thớt cho các mục đích khác nhau sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Nếu sau khi thái đồ sống rồi lại dùng thớt gỗ thái đồ chín thì nên rửa thớt giữa mỗi lần sử dụng là cách tốt nhất để làm giảm vi khuẩn trên bề mặt thớt và tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn.
Dù là thớt gỗ, thớt kính hay thớt nhựa, bạn nên rửa sạch sau mỗi lần sử dụng. Đầu tiên hãy làm sạch bề mặt thớt với nước nóng và xà phòng để loại bỏ các loại vụn thức ăn và vi khuẩn, sau đó xả sạch lại với nước để loại bỏ cặn xà phòng.
Rửa thớt với nước nóng và xà phòng
Bước 2: Phơi khô thớt trong không khí
Sau khi rửa, dùng khăn sạch lau khô bề mặt thớt và sau đó dựng hoặc treo thớt trong không khí để khô tự nhiên. Lưu ý rằng, khăn lau cần phải sạch. Nếu khăn không sạch có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn lên bề mặt thớt.
Nếu bạn phơi thớt trên bề mặt phẳng, với thớt gỗ, có thể sẽ làm cong một mặt thớt. Bạn nên để thớt khô hoàn toàn trước khi chuyển sang bước khử khuẩn tiếp theo.
Phơi khô thớt
Bước 3: Khử trùng thớt
Các nghiên cứu cho biết, tùy thuộc vào loại gỗ được sử dụng để làm thớt, kết cấu cũng như độ xốp và khả năng hấp thu nước của mỗi loại gỗ sẽ có chứa một số loại vi khuẩn đặc trưng. Việc khử trùng thớt để làm giảm lượng vi khuẩn trên bề mặt thớt cũng như giảm mùi là vô cùng quan trọng.
Rửa thớt bằng xà phòng rửa bát có thể sẽ không hiệu quả. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các loại nước có chứa acid latic như nước chanh hoặc giấm táo có thể giúp làm giảm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm trên bề mặt thớt.
Nên khử trùng thớt với công thức như sau: 15ml dung dịch tẩy rửa với 4.5 lít nước hoặc 5ml dung dịch tẩy rửa với 950ml nước.
Dưới đây là cách để khử trùng thớt gỗ:
Chà bề mặt gỗ của thớt bằng một miếng chanh hoặc xịt dung dịch khử trùng bạn đã pha lên bề mặt thớt.Để ngâm trong khoảng 1-5 phút.Xả sạch với nước và để khô tự nhiên trong không khí như bước 2.Nên khử trùng thớt ít nhất 1 lần mỗi tuần.
Nước chanh hoặc giấm táo có thể giúp làm giảm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm trên bề mặt thớt.
Bước 4: Bảo dưỡng thớt bằng dầu
Không nên ngâm thớt trong nước. Thớt gỗ rất xốp và có thể bị ngấm nước khi ngâm trong nước, dẫn đến nứt vỡ và giảm thời gian sử dụng.
Không cho thớt vào trong máy rửa bát trừ khi thớt được dán nhãn có thể sử dụng được cho máy rửa bát. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng máy rửa bát có thể làm lây nhiễm chéo vi khuẩn từ thớt vào bát đũa.
Sau một thời gian sử dụng, thớt gỗ thường dễ bị nứt, hỏng hoặc vỡ. Bạn nên cố gắng bảo dưỡng thớt định kỳ là cách tốt nhất để lưu giữ độ ẩm cũng như kéo dài thời gian sử dụng thớt. Bạn có thể sử dụng các loại dầu khoáng như dầu paraffin lỏng hoặc dầu phong.
Thoa một lớp dầu khoáng lên bề mặt của thớt sạch, khô
Sử dụng một chiếc chổi quét sơn loại nhỏ hoặc khăn để thoa dầu cho đến khi thớt ẩm
Ngâm thớt qua đêm hoặc trong vài giờ trước khi sử dụng.
Để có kết quả tốt nhất nên bảo dưỡng thớt gỗ 1 lần 1 tháng.
Không sử dụng dầu ăn thông thường để bảo dưỡng thớt vì có thể gây thối và dẫn đến có mùi khó chịu
Không sử dụng thớt gỗ đã bị vỡ hoặc nứt vì các rãnh nứt rất khó để làm sạch. Các vết nứt vỡ sẽ là nơi ẩn náu của vi khuẩn và có thể góp phần tạo ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Tốt nhất là nên thay thớt mới ngay lập tức.
Mỗi gia đình nên sử dụng thớt thái đồ sống riêng và thớt thái đồ chín riêng. Trong trường hợp không có điều kiện sử dụng 2 loại thớt riêng, bạn vẫn có thể sử dụng một chiếc thớt nhưng cần vệ sinh sạch sau mỗi lần sử dụng.
Dưới đây là 4 bước sau sẽ giúp vệ sinh thớt sạch sẽ, tránh gây ngộ độc:
Ngộ độc thực phẩm không chỉ do nguyên nhân từ thực phẩm mà do các dụng cụ chế biến thức ăn.
Bước 1: Rửa thớt với nước nóng và xà phòng
Nếu sử dụng 1 chiếc thớt cho cả thịt sống và thịt chín, bạn nên rửa sạch hoàn toàn và khử trùng thớt sau mỗi lần sử dụng. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng sử dụng riêng thớt cho các mục đích khác nhau sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Nếu sau khi thái đồ sống rồi lại dùng thớt gỗ thái đồ chín thì nên rửa thớt giữa mỗi lần sử dụng là cách tốt nhất để làm giảm vi khuẩn trên bề mặt thớt và tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn.
Dù là thớt gỗ, thớt kính hay thớt nhựa, bạn nên rửa sạch sau mỗi lần sử dụng. Đầu tiên hãy làm sạch bề mặt thớt với nước nóng và xà phòng để loại bỏ các loại vụn thức ăn và vi khuẩn, sau đó xả sạch lại với nước để loại bỏ cặn xà phòng.
Rửa thớt với nước nóng và xà phòng
Bước 2: Phơi khô thớt trong không khí
Sau khi rửa, dùng khăn sạch lau khô bề mặt thớt và sau đó dựng hoặc treo thớt trong không khí để khô tự nhiên. Lưu ý rằng, khăn lau cần phải sạch. Nếu khăn không sạch có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn lên bề mặt thớt.
Nếu bạn phơi thớt trên bề mặt phẳng, với thớt gỗ, có thể sẽ làm cong một mặt thớt. Bạn nên để thớt khô hoàn toàn trước khi chuyển sang bước khử khuẩn tiếp theo.
Phơi khô thớt
Bước 3: Khử trùng thớt
Các nghiên cứu cho biết, tùy thuộc vào loại gỗ được sử dụng để làm thớt, kết cấu cũng như độ xốp và khả năng hấp thu nước của mỗi loại gỗ sẽ có chứa một số loại vi khuẩn đặc trưng. Việc khử trùng thớt để làm giảm lượng vi khuẩn trên bề mặt thớt cũng như giảm mùi là vô cùng quan trọng.
Rửa thớt bằng xà phòng rửa bát có thể sẽ không hiệu quả. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các loại nước có chứa acid latic như nước chanh hoặc giấm táo có thể giúp làm giảm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm trên bề mặt thớt.
Nên khử trùng thớt với công thức như sau: 15ml dung dịch tẩy rửa với 4.5 lít nước hoặc 5ml dung dịch tẩy rửa với 950ml nước.
Dưới đây là cách để khử trùng thớt gỗ:
Chà bề mặt gỗ của thớt bằng một miếng chanh hoặc xịt dung dịch khử trùng bạn đã pha lên bề mặt thớt.Để ngâm trong khoảng 1-5 phút.Xả sạch với nước và để khô tự nhiên trong không khí như bước 2.Nên khử trùng thớt ít nhất 1 lần mỗi tuần.
Nước chanh hoặc giấm táo có thể giúp làm giảm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm trên bề mặt thớt.
Bước 4: Bảo dưỡng thớt bằng dầu
Không nên ngâm thớt trong nước. Thớt gỗ rất xốp và có thể bị ngấm nước khi ngâm trong nước, dẫn đến nứt vỡ và giảm thời gian sử dụng.
Không cho thớt vào trong máy rửa bát trừ khi thớt được dán nhãn có thể sử dụng được cho máy rửa bát. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng máy rửa bát có thể làm lây nhiễm chéo vi khuẩn từ thớt vào bát đũa.
Sau một thời gian sử dụng, thớt gỗ thường dễ bị nứt, hỏng hoặc vỡ. Bạn nên cố gắng bảo dưỡng thớt định kỳ là cách tốt nhất để lưu giữ độ ẩm cũng như kéo dài thời gian sử dụng thớt. Bạn có thể sử dụng các loại dầu khoáng như dầu paraffin lỏng hoặc dầu phong.
Thoa một lớp dầu khoáng lên bề mặt của thớt sạch, khô
Sử dụng một chiếc chổi quét sơn loại nhỏ hoặc khăn để thoa dầu cho đến khi thớt ẩm
Ngâm thớt qua đêm hoặc trong vài giờ trước khi sử dụng.
Để có kết quả tốt nhất nên bảo dưỡng thớt gỗ 1 lần 1 tháng.
Không sử dụng dầu ăn thông thường để bảo dưỡng thớt vì có thể gây thối và dẫn đến có mùi khó chịu
Không sử dụng thớt gỗ đã bị vỡ hoặc nứt vì các rãnh nứt rất khó để làm sạch. Các vết nứt vỡ sẽ là nơi ẩn náu của vi khuẩn và có thể góp phần tạo ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Tốt nhất là nên thay thớt mới ngay lập tức.