4 loại vi khuẩn nguy hiểm dễ phát triển trong tủ lạnh cần đề phòng

KIEUMY

Bùi Kiều My
4 loại vi khuẩn nguy hiểm dễ phát triển trong tủ lạnh
Vi khuẩn Listeria monocytogenes
Listeria monocytogenes là một loại vi khuẩn độc hại từ thực phẩm, có khả năng phát triển ở nhiệt độ thấp và trong môi trường có hoặc không có oxy. Nguy cơ nhiễm Listeria xảy ra khi tiêu thụ thực phẩm nhiễm khuẩn, như thịt nguội không được chế biến đúng cách hoặc sữa chưa tiệt trùng, và khi thực phẩm nhiễm khuẩn được lưu trữ trong tủ lạnh.

Vi khuẩn Listeria monocytogenes
Vi khuẩn Listeria monocytogenes

Triệu chứng của nhiễm Listeria bao gồm đau cơ, sốt, ớn lạnh, buồn nôn và tiêu chảy. Thời gian xuất hiện triệu chứng có thể kéo dài từ vài ngày đến hơn 30 ngày.

Hầu hết các trường hợp nhiễm Listeria thường có triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, có thể xảy ra biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng máu và viêm màng não. Nhóm người có nguy cơ cao bao gồm phụ nữ mang thai (có thể gây sảy thai hoặc sinh non), người cao tuổi (trên 65 tuổi) và những người có hệ miễn dịch yếu.

Vi khuẩn Salmonella
Salmonella sống trong ruột của động vật và con người và lây lan qua nước và thực phẩm bị ô nhiễm. Nguồn ô nhiễm bao gồm thịt gà, thịt, vỏ trứng và các nguyên liệu khác.

Vi khuẩn Salmonella
Vi khuẩn Salmonella

Salmonella có thể tồn tại trong tủ lạnh 2-3 tháng. Triệu chứng nhiễm Salmonella gồm tiêu chảy, đau bụng, sốt, buồn nôn và nôn mửa. Chủng Salmonella còn có thể gây nhiễm trùng trong nước tiểu, máu, xương, khớp và hệ thần kinh, với nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

Vi khuẩn Shigella
Vi khuẩn Shigella
Vi khuẩn Shigella

Vi khuẩn Shigella lây qua nước và thực phẩm ô nhiễm hoặc tiếp xúc với phân. Vi khuẩn này gây kích ứng ruột và triệu chứng chính là tiêu chảy, đau quặn bụng, buồn nôn và nôn.

Triệu chứng xuất hiện sau 1-2 ngày tiếp xúc và kéo dài từ 5-7 ngày. Có thể gây biến chứng như viêm khớp, nhiễm trùng máu, co giật và hội chứng tan máu - niệu.

Vi khuẩn Vibrio
Vi khuẩn Vibrio
Vi khuẩn Vibrio

Vi khuẩn Vibrio sống ở vùng nước ven biển, đặc biệt Vibrio parahaemolyticus gây bệnh phổ biến nhất. Chủ yếu tồn tại trong hải sản như , tôm, , cua...

Nhiễm khuẩn do ăn hải sản sống gây ra triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, sốt, chuột rút bụng, đau đầu và đi ngoài có máu. Phần lớn trường hợp nhiễm Vibrio nhẹ sẽ tự phục hồi trong 3 ngày, nhưng không chú ý và điều trị sai có thể gây biến chứng nguy hiểm.

2Cách ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm từ tủ lạnh
Để hạn chế sự phát triển vi khuẩn và ngộ độc thực phẩm, hãy tuân thủ những quy tắc dưới đây cho tủ lạnh:

  • Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, lau sạch các vết tràn ngay lập tức và làm sạch bề mặt kỹ lưỡng bằng chất tẩy rửa, sau đó rửa sạch.
  • Bọc kín thực phẩm bằng màng bọc thực phẩm (đối với thực phẩm chín) hoặc đóng trong hộp kín (đối với hải sản và thịt sống).
  • Sắp xếp thực phẩm phù hợp, tách rau củ sống, thịt sống, trái cây và thực phẩm chín. Điều này sẽ ngăn chặn sự lây lan vi khuẩn từ một loại thực phẩm sang loại khác.
  • Vứt bỏ thực phẩm dễ hỏng và đã hết hạn sử dụng, không để chúng trong tủ lạnh quá lâu. Thực phẩm đã nấu chín nên được bảo quản trong tủ lạnh không quá 4 ngày, thịt gia cầm sống và thịt xay không nên để quá 1-2 ngày.
  • Kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh ở mức phù hợp. Nhiệt độ ngăn đông đá nên dưới 0 độ C, ngăn mát nên dưới 5 độ C.
Cách ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm từ tủ lạnh
 
Bên trên