4 ngôi chùa được mệnh danh là tứ đại danh thắng của xứ Đoài

Võ Xuân Trường

Well-known member
4 ngôi chùa được mệnh danh là tứ đại danh thắng của xứ Đoài

HÀ NỘI - Xứ Đoài xưa có những ngôi chùa cổ linh thiêng, với kiến trúc rất độc đáo, hàng năm thu hút rất đông du khách hành hương.
Xứ Đoài vốn là một vùng đất rộng lớn nằm ở phía Tây kinh đô Thăng Long, cái nôi của nền văn minh Việt cổ. Xứ Đoài tương ứng với các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì, Đan Phượng… của thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Chùa Trăm Gian, chùa Trầm, chùa Tây Phương và chùa Thầy là những ngôi chùa cổ, mang lối kiến trúc độc đáo được mệnh danh là “tứ đại danh thắng” của xứ Đoài xưa, cũng như Hà Nội ngày nay. Trải qua bao biến cố thăng trầm của thời gian, các di tích này đã bị ảnh hưởng và có dấu hiệu xuống cấp, nên đã được đầu tư, tu sửa mới.
Chùa Thầy
Chùa Thầy nép mình dưới chân núi Sài Sơn còn có tên là núi Thầy hay núi Phật Tích, huyện Quốc Oai, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20 km. Dưới thời nhà Lý, chùa được xây dựng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Du khách đến chùa Thầy dịp đầu xuân năm mới.


Du khách đến chùa Thầy dịp đầu xuân năm mới. Ảnh: Linh Boo


Chùa Thầy có chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự). Chùa Thầy bao gồm một hệ thống các ngôi chùa nhỏ được xây dựng vào thời gian khác nhau và các hang động nằm rải rác trên núi như hang Thánh Hóa, hang Bụt Mọc, hang Bò, hang Gió, đền Thượng, chùa Bối Am (chùa Một Mái).
Hang Thánh Hóa đề “Hương Hải am”, gợi nhớ đến nơi tu hành của Đức Thánh Từ dưới thời Lý. Truyền thuyết còn lưu truyền rằn Từ Đạo Hạnh thoát xác để hóa thân thành vua Lý Thần Tông. Trên hai hòn đá linh thiêng trong chùa được cho là có dấu vết do Ngài để lại khi hóa thân. Ngày nay, người dân và du khách đến chiêm bái thường đặt tay vào những hòn đá này để lấy may.
Các pho tượng quý tại chùa Thầy.
Các pho tượng quý tại chùa Thầy.
Thủy đình nằm giữa ao Long Chiểu là khu vực múa rối nước.
Thủy đình nằm giữa ao Long Chiểu là khu vực múa rối nước.
Phía trước chùa Thầy có một sân rộng tạo thành hàm của rồng, nhìn ra hồ Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Giữa ao Long Chiểu có một thủy đình, giống như viên ngọc giữa miệng rồng. Hàng năm, hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến mùng 7 tháng ba Âm lịch, thu hút hàng đông đảo du khách tới chiêm bái.
Chùa Trăm Gian
Chùa Trăm Gian còn có tên khác là chùa Quảng Nghiêm hay chùa Tiên Lữ, tọa lạc trên một quả đồi cao khoảng 50 m, thuộc thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chùa xây dựng từ năm 1185, dưới thời vua Lý Cao Tông nhà Lý, sau đó được trùng tu, mở rộng quy mô dần qua nhiều thời đại.
Chùa Trăm Gian đã được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia.
Chùa Trăm Gian đã được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia.
Chùa có tổng cộng 104 gian, chia thành 3 cụm kiến trúc chính. Hiện nay, ngôi chùa vẫn lưu giữ được nhiều di vật, bia, hoành phi, câu đối... và tượng quý có giá trị lịch sử như gác chuông hai tầng tám mái, đôi câu đối khảm trai từ thời nhà Hồ, 153 pho tượng bằng gỗ và đất nung, đặc biệt là tượng Tuyết Sơn, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát...
Với những giá trị lớn về mặt lịch sử và kiến trúc Phật Giáo, hàng năm chùa Trăm Gian thu hút hàng trăm ngàn lượt khách gần xa ghé tới.
Chùa Trầm
Chùa Trầm có địa thế đẹp, được bao quanh bởi nhiều ngọn núi nhỏ như Ninh Sơn, Đồng Lư, Tiên Lữ..., nằm ở địa phận thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Khu vực này thực ra là cả một cụm danh thắng với núi Trầm và ba ngôi chùa: chùa Trầm, chùa Hang và chùa Vô Vi.
Khuôn viên chùa Trầm.
Khuôn viên chùa Trầm.
Ngày nay, chùa Trầm dù đã qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn lưu giữ được nhiều tượng Phật mang phong cách nghệ thuật từ thế kỷ 18-19. Khuôn viên chùa có diện tích không quá lớn nhưng lại mang vẻ đẹp cổ kính, thâm nghiêm, với những tán cây cổ thụ rợp bóng mát.
Chùa Hang trong động Long Tiên.
Chùa Hang trong động Long Tiên.
Đài tưởng niệm nơi Đài tiếng nói Việt Nam phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đài tưởng niệm nơi Đài tiếng nói Việt Nam phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Du khách đến chùa Trầm còn được khám phá động Long Tiên. Ở gian rộng nhất của động là chùa Hang có ban thờ Phật và tượng của các vị phật, tiên, hộ pháp tạc bằng đá. Đây không chỉ là một di tích tâm linh mà còn lưu giữ giá trị lịch sử, một mốc son quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Động Long Tiên là nơi Đài tiếng nói Việt Nam đã chọn làm địa điểm sơ tán từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947. Chính tại đây, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được phát đi khắp mọi miền tổ quốc.
Du khách cũng có thể ghé thăm đền Mẫu nằm ở lưng chừng núi, nằm ngay cạnh động Long Tiên. Hàng năm, Lễ hội chùa Trầm được tổ chức vào ngày mùng 2 tháng 2 Âm lịch.
Chùa Tây Phương
Chùa Tây Phương nằm trên ngọn núi Tây Phương, thuộc thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Dưới thời nhà Tây Sơn, vào năm 1794, chùa được đại tu có tên mới là "Tây Phương Cổ Tự".
Chùa Tây Phương
Chùa Tây Phương
Lối lên cổng chính chùa Tây Phương gồm 239 bậc đá ong.
Lối lên cổng chính chùa Tây Phương gồm 239 bậc đá ong.
Thời điểm xây dựng chùa Tây Phương vẫn chưa được xác định rõ, có tài liệu ghi vào thời nhà Mạc, đầu thế kỷ 17, lại có thông tin chùa được thành lập từ thế kỷ 6 - 7, trải qua nhiều lần trùng tu.
Chùa Tây Phương là 1 quần thể gồm nhiều hạng mục nhỏ: Tam quan hạ, Tam quan thượng, Miếu Sơn Thần, Tiền đường, Trung đường, Thượng điện, nhà Tổ, nhà Mẫu và nhà khách.
Chùa Tây Phương được xây dựng với 3 nếp chùa đặt song song nhau theo hình chữ Tam.
Chùa Tây Phương được xây dựng với 3 nếp chùa đặt song song nhau theo hình chữ Tam.
Ngôi chùa cổ này không chỉ có giá trị về mặt tâm linh, mà còn sở hữu lối kiến trúc độc đáo, bề thế và những tác phẩm điêu khắc hiếm có, bao gồm chạm trổ, phù điêu, tạc tượng. Bất cứ chỗ nào trong chùa có gỗ đều được chạm trổ tinh xảo.
Từ các đầu bẩy, bức cổn, xà nách, ván long... đều được chạm họa tiết lá dâu, lá đề, hoa sen, hoa cúc, rồng, phượng, hổ phù... bởi các nghệ nhân làng mộc truyền thống Chàng Sơn nổi tiếng xứ Đoài. Lễ hội chùa Tây Phương diễn ra vào ngày mùng 6 – mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm, thu hút du khách thập phương tới chiêm bái, lễ phật.
 
Bên trên