Nguyễn Mai
Well-known member
Muốn chọn được đũa ăn cơm an toàn cần ghi nhớ nguyên tắc "5 không" dưới đây.
Không nên chọn đũa màu sắc sặc sỡ
Để thu hút khách hàng, nhiều nhà sản xuất thêm chất nhuộm màu hoặc sơn vẽ họa tiết bắt mắt lên đũa ăn.
Theo nguyên tắc, vật dụng dùng trực tiếp để ăn uống như đũa, bát, đĩa... không được phép sơn màu bởi các chất này có thể bị thôi ra trong một điều kiện hay nhiệt độ nào đó. Sơn và vecni dùng tạo màu, họa tiết trên đũa đều là các hợp chất hữu cơ có thành phần gây độc cho sức khỏe con người. Thậm chí chúng sẽ bong tróc sau một thời gian sử dụng rồi rơi vào thức ăn.
Khi chọn mua đũa, ưu tiên đầu tiên là chọn loại đơn giản, chất liệu tự nhiên để giảm nguy cơ tiếp xúc với hóa chất. Trước khi sử dụng lần đầu, phải rửa kỹ với nước rửa bát, hoặc có thể dùng cồn để lau sạch lớp hóa chất bên ngoài rồi rửa lại với nước sạch.
Không nên chọn đũa nhựa
Dù có ưu điểm nhẹ, hình thức đẹp và chống mốc nhưng đũa nhựa vẫn có thể gây hại tới sức khỏe.
Đũa nhựa đa phần được làm từ nhựa PP, ABS hoặc nylon PA. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể sinh ra chất Bisphenol A (BPA). Đây là hóa chất công nghiệp thường dùng trong sản xuất nhựa và các sản phẩm nhựa cứng, nhưng gây lo ngại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao vì có thể phân tách ra và thẩm thấu vào thức ăn. BPA có thể ảnh hưởng xấu đến nội tiết, làm rối loạn hormone, gây hại cho sức khỏe tim mạch, thậm chí tăng nguy cơ một số bệnh mãn tính.
Bên cạnh đó, hầu hết các loại đũa nhựa đều rất mềm, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao dễ bị biến đổi hình dạng, tuổi thọ sử dụng không dài.
Không nên chọn đũa có mùi hắc
Để khiến đũa trông sạch trắng, chống ẩm mốc, nhiều nhà sản xuất đã sử dụng lưu huỳnh công nghiệp để hun đũa. Lưu huỳnh công nghiệp là hóa chất độc hại, nếu sử dụng đũa chứa chất này trong thời gian dài có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa.
Đũa ngâm tẩm trong lưu huỳnh thường có mùi hắc nồng. Vì vậy khi mua, nếu ngửi thấy mùi lạ, nên loại bỏ để bảo vệ sức khỏe.
Không nên chọn đũa inox
Đũa inox có vẻ ngoài sáng bóng, sang trọng, lại không phản ứng với các chất có trong thức ăn, an toàn cho sức khỏe. Độ bền của loại đũa này cũng cao hơn đũa tre và đũa nhựa bởi khó gãy và biến dạng. Khi vệ sinh lại dễ dàng, nhanh chóng.
Tuy nhiên do chất liệu kim loại nên đũa inox dẫn nhiệt tốt, gắp thức ăn nóng dễ gây bỏng miệng. Bề mặt đũa inox thường trơn, khiến việc gắp thức ăn khó khăn hơn.
Không chỉ vậy, chất liệu inox cũng có nhiều loại. Nếu là thép 304, 316, 420 hoặc 430 thì chất lượng đạt chuẩn. Nhưng một số nhà sản xuất lại sử dụng thép 201, loại này chứa ít niken, kém bền với môi trường ăn mòn và có thể giải phóng kim loại nặng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu dùng lâu dài.
Không nên chọn đũa màu sắc sặc sỡ
Để thu hút khách hàng, nhiều nhà sản xuất thêm chất nhuộm màu hoặc sơn vẽ họa tiết bắt mắt lên đũa ăn.
Theo nguyên tắc, vật dụng dùng trực tiếp để ăn uống như đũa, bát, đĩa... không được phép sơn màu bởi các chất này có thể bị thôi ra trong một điều kiện hay nhiệt độ nào đó. Sơn và vecni dùng tạo màu, họa tiết trên đũa đều là các hợp chất hữu cơ có thành phần gây độc cho sức khỏe con người. Thậm chí chúng sẽ bong tróc sau một thời gian sử dụng rồi rơi vào thức ăn.
Khi chọn mua đũa, ưu tiên đầu tiên là chọn loại đơn giản, chất liệu tự nhiên để giảm nguy cơ tiếp xúc với hóa chất. Trước khi sử dụng lần đầu, phải rửa kỹ với nước rửa bát, hoặc có thể dùng cồn để lau sạch lớp hóa chất bên ngoài rồi rửa lại với nước sạch.
Không nên chọn đũa nhựa
Dù có ưu điểm nhẹ, hình thức đẹp và chống mốc nhưng đũa nhựa vẫn có thể gây hại tới sức khỏe.
Đũa nhựa đa phần được làm từ nhựa PP, ABS hoặc nylon PA. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể sinh ra chất Bisphenol A (BPA). Đây là hóa chất công nghiệp thường dùng trong sản xuất nhựa và các sản phẩm nhựa cứng, nhưng gây lo ngại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao vì có thể phân tách ra và thẩm thấu vào thức ăn. BPA có thể ảnh hưởng xấu đến nội tiết, làm rối loạn hormone, gây hại cho sức khỏe tim mạch, thậm chí tăng nguy cơ một số bệnh mãn tính.
Bên cạnh đó, hầu hết các loại đũa nhựa đều rất mềm, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao dễ bị biến đổi hình dạng, tuổi thọ sử dụng không dài.
Không nên chọn đũa có mùi hắc
Để khiến đũa trông sạch trắng, chống ẩm mốc, nhiều nhà sản xuất đã sử dụng lưu huỳnh công nghiệp để hun đũa. Lưu huỳnh công nghiệp là hóa chất độc hại, nếu sử dụng đũa chứa chất này trong thời gian dài có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa.
Đũa ngâm tẩm trong lưu huỳnh thường có mùi hắc nồng. Vì vậy khi mua, nếu ngửi thấy mùi lạ, nên loại bỏ để bảo vệ sức khỏe.
Không nên chọn đũa inox
Đũa inox có vẻ ngoài sáng bóng, sang trọng, lại không phản ứng với các chất có trong thức ăn, an toàn cho sức khỏe. Độ bền của loại đũa này cũng cao hơn đũa tre và đũa nhựa bởi khó gãy và biến dạng. Khi vệ sinh lại dễ dàng, nhanh chóng.
Tuy nhiên do chất liệu kim loại nên đũa inox dẫn nhiệt tốt, gắp thức ăn nóng dễ gây bỏng miệng. Bề mặt đũa inox thường trơn, khiến việc gắp thức ăn khó khăn hơn.
Không chỉ vậy, chất liệu inox cũng có nhiều loại. Nếu là thép 304, 316, 420 hoặc 430 thì chất lượng đạt chuẩn. Nhưng một số nhà sản xuất lại sử dụng thép 201, loại này chứa ít niken, kém bền với môi trường ăn mòn và có thể giải phóng kim loại nặng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu dùng lâu dài.