Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Nghèo khó về tài chính không đáng sợ bằng nghèo khó trong tư duy. Nếu còn giữ mãi những suy nghĩ này sẽ khó thoát khỏi bế tắc trong cuộc sống.
Dưới đây là 4 suy nghĩ sai lầm mà nhiều người mắc phải, khiến bản thân khó có thể thành công và thoát nghèo.
Ảnh minh họa: xueqi
Làm việc chăm chỉ là con đường duy nhất trở nên giàu có
Từ khi còn nhỏ, ai cũng được dạy phải làm việc chăm chỉ mới đạt được thành công. Nhưng thực tế, "làm việc chăm chỉ" chưa bao giờ là đủ để đạt được ước mơ làm giàu.
Triệu phú tự thân, nhà sáng lập và giám đốc điều hành của VaynerMedia - Gary Vaynerchuk từng nói: "Nếu tất cả những gì bạn làm cả đời là chăm chỉ làm việc, bạn sẽ không bao giờ trở nên giàu có được. Bởi làm việc chăm chỉ chưa đủ để bạn kiếm tiền và tiết kiệm". Theo ông, ngoài chăm chỉ còn cần nhiều yếu tố khác để thành công như cơ hội, sự đổi mới, sáng tạo hay các mối quan hệ...
Dù chăm chỉ làm việc nhưng nếu không có tư duy đổi mới sáng tạo, không có tinh thần học hỏi và khả năng giao tiếp thì chỉ làm công ăn lương bình thường. Ngoài ra, nếu không biết phát triển các mối quan hệ, cả đời cũng sẽ tụt lùi lại phía sau.
Thực tế, hiệu quả lao động cũng chất lượng công việc không phụ thuộc vào thời gian làm việc. Những người thành công và giàu có luôn cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Họ tận dụng từng giây từng phút để nâng cao hiệu quả công việc, chăm sóc bản thân và mở rộng giao lưu, học hỏi thêm những kiến thức mới. Rõ ràng, bên cạnh sự cố gắng và chăm chỉ, còn rất nhiều yếu tố khác quyết định đến thành công của mỗi người.
Chỉ người có trình độ học vấn cao mới tìm được công việc ổn định
Theo quan niệm truyền thống, nhiều người vẫn cho rằng chỉ khi có bằng cấp hay trình độ học vấn mới có thể tìm được công việc tốt.
Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của các công ty, doanh nghiệp đối với nhân tài không chỉ là một tấm bằng tốt nghiệp. Quan trọng hơn cả, họ cần năng lực "thực chiến" của con người. So với tài năng thực sự và kinh nghiệm thực tế, bằng cấp chỉ là một tờ giấy.
Bằng cấp không có lỗi, lỗi là nhiều người nhận thức sai lầm chỉ cần bằng cấp là đủ để xin việc làm. Thực chất bằng cấp giống như một tấm vé vào cửa để bạn bước vào cuộc sống trưởng thành hơn, mà không có quyền năng đặc biệt đủ để có chỗ đứng trong xã hội. Khi vào đời, chẳng mấy ai nhớ tới "tấm vé" bằng cấp mà chính kiến thức, kỹ năng mềm mới là hành trang theo mỗi người tới suốt sự nghiệp. Do đó, luôn cần biết mình là ai, năng lực thế nào để chọn nghề phù hợp.
Nhiều của cải sẽ khiến con người có suy nghĩ sai lệch
Steve Siebold - tác giả của cuốn sách "Người giàu nghĩ thế nào" cho hay, người nghèo luôn nghĩ rằng người giàu là những kẻ kiêu căng, bởi vậy người giàu chỉ muốn kết giao với những người có tư tưởng giống mình. Người giàu không thể hiểu được thông điệp của sự bất hạnh và não nề, khi mà số đông lại xem đây là biểu hiện của thói hợm hĩnh.
Thực tế tư cách cũng như đạo đức của một người không được quyết định bởi việc họ có nhiều tiền hay không. Đa số người thành công, giàu có, có khối tài sản kếch xù vẫn luôn khiêm tốn. Họ dùng chính tài sản của mình để giúp đỡ người khác và cống hiến cho xã hội. Bởi vậy, không phải sự giàu có sẽ làm "biến chất" con người, mà sẽ giúp con người nâng cao hiểu biết, sử dụng của cải hiệu quả và ý nghĩa.
Nói về tiền bạc sẽ làm tổn thương cảm xúc
"Đề cập tới tiền bạc" là xu hướng nhiều người thường tránh né trong mọi mối quan hệ. Họ cho rằng, nhắc đến tiền sẽ khiến các mối quan hệ xa cách, bị tổn hại, thậm chí tan vỡ. Nhưng thực tế, tiền bạc rất quan trọng trong đời sống cũng như mọi mối quan hệ xã hội. Tiền không phân tốt hay xấu, ngược lại cách người ta dùng tiền mới khiến nó trở thành tốt hay xấu. Bàn về tiền một cách tự nhiên, nghiêm túc, rõ ràng, sòng phẳng, sẽ tốt cho cả hai bên. Thẳng thắn nhắc đến tiền càng dễ hòa hợp hơn là ngại ngùng.
Bởi vậy dù ở mối quan hệ nào, không cần ngại ngùng khi nhắc tới tiền. Thông qua đó, hai bên có thể thấu hiểu nhau về quan điểm cũng như mong muốn. Từ đó nâng cao sự hiểu biết, tạo sự tin tưởng hơn trong các mối quan hệ.
Dưới đây là 4 suy nghĩ sai lầm mà nhiều người mắc phải, khiến bản thân khó có thể thành công và thoát nghèo.
Ảnh minh họa: xueqi
Làm việc chăm chỉ là con đường duy nhất trở nên giàu có
Từ khi còn nhỏ, ai cũng được dạy phải làm việc chăm chỉ mới đạt được thành công. Nhưng thực tế, "làm việc chăm chỉ" chưa bao giờ là đủ để đạt được ước mơ làm giàu.
Triệu phú tự thân, nhà sáng lập và giám đốc điều hành của VaynerMedia - Gary Vaynerchuk từng nói: "Nếu tất cả những gì bạn làm cả đời là chăm chỉ làm việc, bạn sẽ không bao giờ trở nên giàu có được. Bởi làm việc chăm chỉ chưa đủ để bạn kiếm tiền và tiết kiệm". Theo ông, ngoài chăm chỉ còn cần nhiều yếu tố khác để thành công như cơ hội, sự đổi mới, sáng tạo hay các mối quan hệ...
Dù chăm chỉ làm việc nhưng nếu không có tư duy đổi mới sáng tạo, không có tinh thần học hỏi và khả năng giao tiếp thì chỉ làm công ăn lương bình thường. Ngoài ra, nếu không biết phát triển các mối quan hệ, cả đời cũng sẽ tụt lùi lại phía sau.
Thực tế, hiệu quả lao động cũng chất lượng công việc không phụ thuộc vào thời gian làm việc. Những người thành công và giàu có luôn cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Họ tận dụng từng giây từng phút để nâng cao hiệu quả công việc, chăm sóc bản thân và mở rộng giao lưu, học hỏi thêm những kiến thức mới. Rõ ràng, bên cạnh sự cố gắng và chăm chỉ, còn rất nhiều yếu tố khác quyết định đến thành công của mỗi người.
Chỉ người có trình độ học vấn cao mới tìm được công việc ổn định
Theo quan niệm truyền thống, nhiều người vẫn cho rằng chỉ khi có bằng cấp hay trình độ học vấn mới có thể tìm được công việc tốt.
Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của các công ty, doanh nghiệp đối với nhân tài không chỉ là một tấm bằng tốt nghiệp. Quan trọng hơn cả, họ cần năng lực "thực chiến" của con người. So với tài năng thực sự và kinh nghiệm thực tế, bằng cấp chỉ là một tờ giấy.
Bằng cấp không có lỗi, lỗi là nhiều người nhận thức sai lầm chỉ cần bằng cấp là đủ để xin việc làm. Thực chất bằng cấp giống như một tấm vé vào cửa để bạn bước vào cuộc sống trưởng thành hơn, mà không có quyền năng đặc biệt đủ để có chỗ đứng trong xã hội. Khi vào đời, chẳng mấy ai nhớ tới "tấm vé" bằng cấp mà chính kiến thức, kỹ năng mềm mới là hành trang theo mỗi người tới suốt sự nghiệp. Do đó, luôn cần biết mình là ai, năng lực thế nào để chọn nghề phù hợp.
Nhiều của cải sẽ khiến con người có suy nghĩ sai lệch
Steve Siebold - tác giả của cuốn sách "Người giàu nghĩ thế nào" cho hay, người nghèo luôn nghĩ rằng người giàu là những kẻ kiêu căng, bởi vậy người giàu chỉ muốn kết giao với những người có tư tưởng giống mình. Người giàu không thể hiểu được thông điệp của sự bất hạnh và não nề, khi mà số đông lại xem đây là biểu hiện của thói hợm hĩnh.
Thực tế tư cách cũng như đạo đức của một người không được quyết định bởi việc họ có nhiều tiền hay không. Đa số người thành công, giàu có, có khối tài sản kếch xù vẫn luôn khiêm tốn. Họ dùng chính tài sản của mình để giúp đỡ người khác và cống hiến cho xã hội. Bởi vậy, không phải sự giàu có sẽ làm "biến chất" con người, mà sẽ giúp con người nâng cao hiểu biết, sử dụng của cải hiệu quả và ý nghĩa.
Nói về tiền bạc sẽ làm tổn thương cảm xúc
"Đề cập tới tiền bạc" là xu hướng nhiều người thường tránh né trong mọi mối quan hệ. Họ cho rằng, nhắc đến tiền sẽ khiến các mối quan hệ xa cách, bị tổn hại, thậm chí tan vỡ. Nhưng thực tế, tiền bạc rất quan trọng trong đời sống cũng như mọi mối quan hệ xã hội. Tiền không phân tốt hay xấu, ngược lại cách người ta dùng tiền mới khiến nó trở thành tốt hay xấu. Bàn về tiền một cách tự nhiên, nghiêm túc, rõ ràng, sòng phẳng, sẽ tốt cho cả hai bên. Thẳng thắn nhắc đến tiền càng dễ hòa hợp hơn là ngại ngùng.
Bởi vậy dù ở mối quan hệ nào, không cần ngại ngùng khi nhắc tới tiền. Thông qua đó, hai bên có thể thấu hiểu nhau về quan điểm cũng như mong muốn. Từ đó nâng cao sự hiểu biết, tạo sự tin tưởng hơn trong các mối quan hệ.