Quang Minh
Well-known member
Vĩnh Long tiện di chuyển vì gần TP HCM, là vùng đất nhiều vườn cây trái và các làng nghề truyền thống.
Cách TP HCM khoảng 100 km về phía nam, Vĩnh Long nằm ở trung tâm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, giữa hai nhánh sông Tiền và sông Hậu. Nơi này có các vườn cây ăn trái và làng nghề gốm Mang Thít nổi tiếng. Cuộc sống ở đây không ồn ào mà mang vẻ bình dị với nhiều nét đặc sắc của các dân tộc Hoa, Chăm, Khmer.
Hành trình 48 giờ khám phá Vĩnh Long theo gợi ý của anh Chí Tài, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Vĩnh Long, và nhóm du khách đến từ TP HCM.
Ngày 1
Buổi sáng
Ăn sáng trong thành phố Vĩnh Long với các món như phở Trưng Vương, phở 91, xôi mặn 69, quán ăn Tài Có, cháo ếch Trần Nam. Các điểm ăn sáng này đều nằm trên trục đường lớn ở trung tâm thành phố như Hưng Đạo Vương, đường 2/9, Đinh Tiên Hoàng và thường được người dân ghé qua. Giá mỗi món ăn từ khoảng 30.000 đồng.
Sau bữa sáng, đi chùa Phật Ngọc Xá Lợi (cách trung tâm thành phố khoảng 7 km). Theo anh Tài, tại bảo tháp của chùa có thờ ba viên xá lợi Phật được Đại đức Narada Maha Thera (người Sri Lanka) thỉnh từ Nepal và Ấn Độ về năm 1970.
Mặt trước của chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long. Ảnh: Nam Nguyễn
"Đây được xem là một trong những điểm đến nổi tiếng không chỉ dành riêng cho các tín đồ phật tử, các bậc cao niên, các bạn trẻ trong tỉnh Vĩnh Long mà còn thu hút khách thập phương", anh Tài nói.
Chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long được mọi người ví như một thị trấn cổ thu nhỏ vì kiến trúc đậm bản sắc văn hóa Phật giáo người Việt. Theo chia sẻ của sư trụ trì, điều đặc biệt của ngôi chùa là hai cột đá rồng lớn ở cổng Tam Quan được đúc bằng đá granite nguyên khối cao 9 m, ngang 1,5 m, nặng khoảng 20 tấn, hiếm có ở miền Tây.
Buổi trưa và chiều
Du khách tới bến tàu khách Vĩnh Long, xuôi dòng về cù lao An Bình thăm làng nghề cốm kẹo Cửu Long, một trong những điểm đến nổi tiếng. Tại đây, du khách sẽ được trở về tuổi thơ khi vừa đặt chân lên bờ đã thấy mùi cốm thơm nức.
Trong làng, những nghệ nhân ngồi bên bếp lửa cho ra những mẻ cốm nóng hổi. Khu vực này được bố trí đơn giản và thuận tiện để du khách dễ dàng tham quan và cùng trải nghiệm làm cốm dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân.
Điểm đến tiếp theo là khu du lịch Vinh Sang, với chợ quê và trải nghiệm các hoạt động vui chơi như đua thuyền thúng bắt vịt, xuồng chèo trong rạch nhỏ hay mặc trang phục bà ba và chiếc khăn rằn truyền thống, làm người nông dân Nam Bộ tát gàu dây, bắt cá bằng nơm hoặc tham gia vào các trò chơi dân gian như đạp xe qua cầu khỉ, đu dây qua hồ, zipline.
Ở đây còn có xưởng sản xuất mứt dừa non, kẹo dừa đường phèn, mứt chôm chôm. Ăn trưa tại làng với các món ăn đa dạng, trong đó có menu đồ chay đặc trưng sông nước miền Nam.
Bên trong một gò nung ở làng gốm Mang Thít. Ảnh: Trần Quỳnh
Làng gốm Mang Thít. Ảnh: Trần Quỳnh
Làng gốm Mang Thít. Ảnh: Trần Quỳnh
Nhữn bức tường gạch đỏ đặt trưng ở Mang Thít. Ảnh: Trần Quỳnh
Bên trong một gò nung ở làng gốm Mang Thít. Ảnh: Trần Quỳnh
Làng gốm Mang Thít. Ảnh: Trần Quỳnh
1 / 4
Buổi chiều, một trong những điểm tham quan không thể bỏ qua là làng gạch gốm Mang Thít có tuổi đời hàng trăm năm, được biết đến là một trong những nơi sản xuất gạch, gốm đỏ lớn nhất cả nước. Làng gốm trải dài 30 km thuộc thành phố Vĩnh Long, huyện Long Hồ và huyện Mang Thít. Trong đó xã Nhơn Phú và Mỹ An (huyện Mang Thít) là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất nhất, thường được gọi là "Vương quốc gạch ngói", "Vương quốc đỏ" và tham quan ngôi nhà 3 gian 2 chái truyền thống bằng gốm đỏ lớn nhất Việt Nam, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận ngày 11/9.
>> Xem thêm: Vương quốc lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
Buổi tối
Quay lại thành phố Vĩnh Long và thưởng thức bữa tối tại các nhà hàng như lẩu bò Bảy Mập, lẩu gà nòi Nhà Sàn, nhà hàng Hương Sen, hải sản Út Hằng, quán dê Huỳnh Phương Nam, nhà hàng Mái Lá.
Nghỉ đêm tại homestay. Đây là hình thức lưu trú nhiều người yêu thích ở Vĩnh Long, thường có giá từ 350.000 đồng đến khoảng 900.000 đồng một đêm. Du khách sẽ được thưởng thức trà chiều và ngắm hoàng hôn trên sông Cổ Chiên, tự tay chế biến món ăn, giao lưu đờn ca tài tử dưới ánh đèn dầu hoặc thưởng thức, trải nghiệm nghệ thuật hát bội ở đình.
Nếu vẫn còn thời gian và muốn dạo chơi thêm, du khách có thể tham quan, mua sắm và khám phá chợ đêm Vĩnh Long (phường 1), hoạt động đến 23h.
Ngày 2
Buổi sáng và trưa
Sau khi ăn sáng, di chuyển tới Văn Thánh Miếu trên đường Trần Phú, phường 4. Đây là một trong ba Văn Thánh Miếu được xây dựng đầu tiên ở Nam Bộ. Công trình hoàn thành năm 1866.
Văn Thánh Miếu Vĩnh Long mang nét đẹp cổ kính và trang nghiêm. Trước miếu là cổng tam quan và hai cổng phụ 3 tầng mái. Phần mái được trang trí với hình ảnh lưỡng long chầu nguyệt bằng gốm xanh và lợp ngói đại tiểu. Hai bên cột có liễn đối viết bằng chữ Hán và đắp nổi bằng xi măng, tôn vinh Đức Khổng Phu tử cũng như Nho giáo. Bên cạnh Văn Miếu là Văn Xương thờ các thần văn học và danh sĩ có công đối với nền giáo dục của nước nhà.
Điểm đến tiếp theo vào buổi sáng là "Vương quốc" trồng dừa và cỏ lác huyện Vũng Liêm, cách trung tâm thành phố 35 km, và tham quan quần thể khu lưu niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Theo anh Chí Tài, đến Vĩnh Long mà chưa về Vũng Liêm thăm "vườn nhà ông Sáu Dân" (cách gọi thân thiết của người dân với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) thì xem như chuyến đi không trọn vẹn. Nơi này mở cửa từ 7h30 và đóng cửa lúc 17h.
Các hiện vật gắn với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ảnh: Phong Linh
Khuông viên khu tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ảnh: Phong Linh
Nhà lưu niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ảnh: Phong Linh
Các không gian bên trong trong phòng làm việc trước đây. Ảnh: Phong Linh
Các hiện vật gắn với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ảnh: Phong Linh
Khuông viên khu tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ảnh: Phong Linh
1 / 4
Khu lưu niệm có diện tích 1,7 ha, gồm nhà trưng bày, nhà làm việc, khu thờ, sân vườn. Đây là công trình văn hóa với không gian mở, gần gũi, thể hiện sự thành kính và là nơi vui chơi, giải trí của người địa phương. Nhà trưng bày có nhiều tư liệu, hiện vật, hình ảnh thể hiện quá trình hoạt động cách mạng của cố Thủ tướng. Đặc biệt nhất là bức chân dung cố Thủ tướng với nụ cười rạng ngời trên nền 15.000 bức ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của ông.
Vũng Liêm còn có màu xanh của những vườn dừa và cánh đồng cỏ lác, vùng sản xuất lác chính cho ngành nghề dệt chiếu. Vì thế, không khó để bắt gặp khung cảnh mênh mông những cánh đồng, ngôi nhà, mà phía trên bao phủ bởi hàng dừa, bên dưới kín lối bạt ngàn cỏ lác, tham quan làng nghề dệt chiếu.
Ăn trưa các món địa phương tại một trong những nhà hàng quán tối tại các nhà hàng, quán ăn như quán cơm Tấn Phát, phở Lộc Phát, nhà hàng tiệc cưới Hoàng Uyên Palace. Gần khu vực này cũng có một số vườn trái cây trĩu quả như vườn bưởi da xanh, xoài cát núm, sầu riêng, chôm chôm. Du khách có thể kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi và hái quả đến chiều.
Buổi chiều
Di chuyển theo quốc lộ 53 trở lại thành phố Vĩnh Long. Cách trung tâm thành phố Vĩnh Long khoảng 10 km, du khách có thể ghé thăm nhà cổ cai Cường nằm ở huyện Long Hồ.
Nếu yêu thích không gian nhà xưa đặc trưng Nam Bộ thì đây là một địa chỉ phù hợp. Căn nhà cổ này không lớn như những căn nhà nổi tiếng ở Cần Thơ hay Đồng Tháp, nhưng tại đây vẫn còn dấu ấn của cuộc sống của người dân xưa. Vào khoảng năm 1885, đại địa chủ của vùng là cai Cường cho khởi công căn nhà, hiện công trình này thuộc sở hữu của gia đình ông Phạm Văn Bổn. Nội thất được bảo quản tốt, hầu hết được làm từ gỗ quý.
Nhà cổ Cai Cường. Ảnh: Dulichmekong
Các lựa chọn thay thế
Du khách cũng có thể lựa chọn các điểm đến khác theo các cung đường khác như: Chợ nổi Trà Ôn (thích hợp đi vào dịp Tết và vào sáng sớm), chùa Ông, khu du lịch Somo Farm Cửu Long, một mô hình nông trại kết hợp trải nghiệm sinh thái và tìm hiểu nét đẹp văn hóa của sông nước miền Tây.
Cách TP HCM khoảng 100 km về phía nam, Vĩnh Long nằm ở trung tâm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, giữa hai nhánh sông Tiền và sông Hậu. Nơi này có các vườn cây ăn trái và làng nghề gốm Mang Thít nổi tiếng. Cuộc sống ở đây không ồn ào mà mang vẻ bình dị với nhiều nét đặc sắc của các dân tộc Hoa, Chăm, Khmer.
Hành trình 48 giờ khám phá Vĩnh Long theo gợi ý của anh Chí Tài, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Vĩnh Long, và nhóm du khách đến từ TP HCM.
Ngày 1
Buổi sáng
Ăn sáng trong thành phố Vĩnh Long với các món như phở Trưng Vương, phở 91, xôi mặn 69, quán ăn Tài Có, cháo ếch Trần Nam. Các điểm ăn sáng này đều nằm trên trục đường lớn ở trung tâm thành phố như Hưng Đạo Vương, đường 2/9, Đinh Tiên Hoàng và thường được người dân ghé qua. Giá mỗi món ăn từ khoảng 30.000 đồng.
Sau bữa sáng, đi chùa Phật Ngọc Xá Lợi (cách trung tâm thành phố khoảng 7 km). Theo anh Tài, tại bảo tháp của chùa có thờ ba viên xá lợi Phật được Đại đức Narada Maha Thera (người Sri Lanka) thỉnh từ Nepal và Ấn Độ về năm 1970.
Mặt trước của chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long. Ảnh: Nam Nguyễn
"Đây được xem là một trong những điểm đến nổi tiếng không chỉ dành riêng cho các tín đồ phật tử, các bậc cao niên, các bạn trẻ trong tỉnh Vĩnh Long mà còn thu hút khách thập phương", anh Tài nói.
Chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long được mọi người ví như một thị trấn cổ thu nhỏ vì kiến trúc đậm bản sắc văn hóa Phật giáo người Việt. Theo chia sẻ của sư trụ trì, điều đặc biệt của ngôi chùa là hai cột đá rồng lớn ở cổng Tam Quan được đúc bằng đá granite nguyên khối cao 9 m, ngang 1,5 m, nặng khoảng 20 tấn, hiếm có ở miền Tây.
Buổi trưa và chiều
Du khách tới bến tàu khách Vĩnh Long, xuôi dòng về cù lao An Bình thăm làng nghề cốm kẹo Cửu Long, một trong những điểm đến nổi tiếng. Tại đây, du khách sẽ được trở về tuổi thơ khi vừa đặt chân lên bờ đã thấy mùi cốm thơm nức.
Trong làng, những nghệ nhân ngồi bên bếp lửa cho ra những mẻ cốm nóng hổi. Khu vực này được bố trí đơn giản và thuận tiện để du khách dễ dàng tham quan và cùng trải nghiệm làm cốm dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân.
Điểm đến tiếp theo là khu du lịch Vinh Sang, với chợ quê và trải nghiệm các hoạt động vui chơi như đua thuyền thúng bắt vịt, xuồng chèo trong rạch nhỏ hay mặc trang phục bà ba và chiếc khăn rằn truyền thống, làm người nông dân Nam Bộ tát gàu dây, bắt cá bằng nơm hoặc tham gia vào các trò chơi dân gian như đạp xe qua cầu khỉ, đu dây qua hồ, zipline.
Ở đây còn có xưởng sản xuất mứt dừa non, kẹo dừa đường phèn, mứt chôm chôm. Ăn trưa tại làng với các món ăn đa dạng, trong đó có menu đồ chay đặc trưng sông nước miền Nam.
Bên trong một gò nung ở làng gốm Mang Thít. Ảnh: Trần Quỳnh
Làng gốm Mang Thít. Ảnh: Trần Quỳnh
Làng gốm Mang Thít. Ảnh: Trần Quỳnh
Nhữn bức tường gạch đỏ đặt trưng ở Mang Thít. Ảnh: Trần Quỳnh
Bên trong một gò nung ở làng gốm Mang Thít. Ảnh: Trần Quỳnh
Làng gốm Mang Thít. Ảnh: Trần Quỳnh
1 / 4
Buổi chiều, một trong những điểm tham quan không thể bỏ qua là làng gạch gốm Mang Thít có tuổi đời hàng trăm năm, được biết đến là một trong những nơi sản xuất gạch, gốm đỏ lớn nhất cả nước. Làng gốm trải dài 30 km thuộc thành phố Vĩnh Long, huyện Long Hồ và huyện Mang Thít. Trong đó xã Nhơn Phú và Mỹ An (huyện Mang Thít) là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất nhất, thường được gọi là "Vương quốc gạch ngói", "Vương quốc đỏ" và tham quan ngôi nhà 3 gian 2 chái truyền thống bằng gốm đỏ lớn nhất Việt Nam, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận ngày 11/9.
>> Xem thêm: Vương quốc lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
Buổi tối
Quay lại thành phố Vĩnh Long và thưởng thức bữa tối tại các nhà hàng như lẩu bò Bảy Mập, lẩu gà nòi Nhà Sàn, nhà hàng Hương Sen, hải sản Út Hằng, quán dê Huỳnh Phương Nam, nhà hàng Mái Lá.
Nghỉ đêm tại homestay. Đây là hình thức lưu trú nhiều người yêu thích ở Vĩnh Long, thường có giá từ 350.000 đồng đến khoảng 900.000 đồng một đêm. Du khách sẽ được thưởng thức trà chiều và ngắm hoàng hôn trên sông Cổ Chiên, tự tay chế biến món ăn, giao lưu đờn ca tài tử dưới ánh đèn dầu hoặc thưởng thức, trải nghiệm nghệ thuật hát bội ở đình.
Nếu vẫn còn thời gian và muốn dạo chơi thêm, du khách có thể tham quan, mua sắm và khám phá chợ đêm Vĩnh Long (phường 1), hoạt động đến 23h.
Ngày 2
Buổi sáng và trưa
Sau khi ăn sáng, di chuyển tới Văn Thánh Miếu trên đường Trần Phú, phường 4. Đây là một trong ba Văn Thánh Miếu được xây dựng đầu tiên ở Nam Bộ. Công trình hoàn thành năm 1866.
Văn Thánh Miếu Vĩnh Long mang nét đẹp cổ kính và trang nghiêm. Trước miếu là cổng tam quan và hai cổng phụ 3 tầng mái. Phần mái được trang trí với hình ảnh lưỡng long chầu nguyệt bằng gốm xanh và lợp ngói đại tiểu. Hai bên cột có liễn đối viết bằng chữ Hán và đắp nổi bằng xi măng, tôn vinh Đức Khổng Phu tử cũng như Nho giáo. Bên cạnh Văn Miếu là Văn Xương thờ các thần văn học và danh sĩ có công đối với nền giáo dục của nước nhà.
Điểm đến tiếp theo vào buổi sáng là "Vương quốc" trồng dừa và cỏ lác huyện Vũng Liêm, cách trung tâm thành phố 35 km, và tham quan quần thể khu lưu niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Theo anh Chí Tài, đến Vĩnh Long mà chưa về Vũng Liêm thăm "vườn nhà ông Sáu Dân" (cách gọi thân thiết của người dân với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) thì xem như chuyến đi không trọn vẹn. Nơi này mở cửa từ 7h30 và đóng cửa lúc 17h.
Các hiện vật gắn với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ảnh: Phong Linh
Khuông viên khu tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ảnh: Phong Linh
Nhà lưu niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ảnh: Phong Linh
Các không gian bên trong trong phòng làm việc trước đây. Ảnh: Phong Linh
Các hiện vật gắn với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ảnh: Phong Linh
Khuông viên khu tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ảnh: Phong Linh
1 / 4
Khu lưu niệm có diện tích 1,7 ha, gồm nhà trưng bày, nhà làm việc, khu thờ, sân vườn. Đây là công trình văn hóa với không gian mở, gần gũi, thể hiện sự thành kính và là nơi vui chơi, giải trí của người địa phương. Nhà trưng bày có nhiều tư liệu, hiện vật, hình ảnh thể hiện quá trình hoạt động cách mạng của cố Thủ tướng. Đặc biệt nhất là bức chân dung cố Thủ tướng với nụ cười rạng ngời trên nền 15.000 bức ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của ông.
Vũng Liêm còn có màu xanh của những vườn dừa và cánh đồng cỏ lác, vùng sản xuất lác chính cho ngành nghề dệt chiếu. Vì thế, không khó để bắt gặp khung cảnh mênh mông những cánh đồng, ngôi nhà, mà phía trên bao phủ bởi hàng dừa, bên dưới kín lối bạt ngàn cỏ lác, tham quan làng nghề dệt chiếu.
Ăn trưa các món địa phương tại một trong những nhà hàng quán tối tại các nhà hàng, quán ăn như quán cơm Tấn Phát, phở Lộc Phát, nhà hàng tiệc cưới Hoàng Uyên Palace. Gần khu vực này cũng có một số vườn trái cây trĩu quả như vườn bưởi da xanh, xoài cát núm, sầu riêng, chôm chôm. Du khách có thể kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi và hái quả đến chiều.
Buổi chiều
Di chuyển theo quốc lộ 53 trở lại thành phố Vĩnh Long. Cách trung tâm thành phố Vĩnh Long khoảng 10 km, du khách có thể ghé thăm nhà cổ cai Cường nằm ở huyện Long Hồ.
Nếu yêu thích không gian nhà xưa đặc trưng Nam Bộ thì đây là một địa chỉ phù hợp. Căn nhà cổ này không lớn như những căn nhà nổi tiếng ở Cần Thơ hay Đồng Tháp, nhưng tại đây vẫn còn dấu ấn của cuộc sống của người dân xưa. Vào khoảng năm 1885, đại địa chủ của vùng là cai Cường cho khởi công căn nhà, hiện công trình này thuộc sở hữu của gia đình ông Phạm Văn Bổn. Nội thất được bảo quản tốt, hầu hết được làm từ gỗ quý.
Nhà cổ Cai Cường. Ảnh: Dulichmekong
Các lựa chọn thay thế
Du khách cũng có thể lựa chọn các điểm đến khác theo các cung đường khác như: Chợ nổi Trà Ôn (thích hợp đi vào dịp Tết và vào sáng sớm), chùa Ông, khu du lịch Somo Farm Cửu Long, một mô hình nông trại kết hợp trải nghiệm sinh thái và tìm hiểu nét đẹp văn hóa của sông nước miền Tây.