vũ thành trần vương
Well-known member
HÀ NỘISau 8 lần hóa trị, bà Tuyết, 59 tuổi, sống khỏe nhờ bí quyết 5 chữ "T", gồm: Tìm hiểu bệnh, tuân thủ điều trị, thực phẩm xay lỏng, tích cực vận động và tinh thần lạc quan.
Bà Phan Ánh Tuyết phát hiện ung thư dạ dày cách đây 7 năm, từ dấu hiệu mệt mỏi kéo dài, đại tiện và nôn ra máu. Trước đó, tiền sử sức khỏe của bà bình thường. Sau khi được khám và nội soi, sinh thiết ở Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ chẩn đoán bà bị ung thư dạ dày giai đoạn 3A, song chưa di căn hạch hay lây lan đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Bà Tuyết được chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày. "Khi đó, tôi ghi chép những dặn dò cho các con, nhét vào ví, đề phòng khi không tỉnh lại sau mổ", bà nhớ lại, hôm 24/5.
Hậu phẫu, người phụ nữ truyền 8 đợt hóa trị, và tái khám định kỳ. Hiện, bà khỏe mạnh, thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm sống cùng bệnh ung thư trên mạng xã hội, được nhiều người đón nhận. Trong đó, nguyên tắc của bà gồm 5 chữ T, như sau:
Tuân thủ điều trị và tìm hiểu về bệnh
Bà Tuyết cho biết từ khi phát hiện bệnh, bản thân luôn bình tĩnh xem xét bệnh án, lắng nghe bác sĩ tư vấn và tuân thủ điều trị. Người phụ nữ tham khảo thông tin từ nhiều nguồn, cả ở những bệnh nhân đi trước, song không chạy theo bất kỳ lời đồn thổi nào.
"Trong phòng bệnh, mọi người chỉ bàn tán về tam thất, xạ đen, nghệ, yến, thuốc nam, bắc, thực phẩm chức năng... nhưng tôi không dùng", bà nói. Người phụ nữ 59 tuổi luôn gắng bảo vệ cổ, đường hô hấp nhằm tránh bị viêm dẫn đến phải dùng thuốc, ảnh hưởng gan, thận.
Theo bác sĩ Ngô Văn Tỵ, Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, nhiều bệnh nhân ung thư từ chối phẫu thuật, hóa xạ trị để về nhà dùng thuốc gia truyền. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh thuốc nam, bắc có thể chữa khỏi ung thư.
Bà Tuyết luôn bình tĩnh xem xét bệnh án, lắng nghe bác sĩ tư vấn và tuân thủ điều trị. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thực phẩm xay lỏng đa dạng, đủ chất
7 năm qua, bà Tuyết nghiên cứu về ung thư dạ dày, cũng như dinh dưỡng cho người mắc bệnh, từ đó áp dụng và điều chỉnh cho bản thân. Khó khăn lớn nhất của người mắc ung thư dạ dày như bà là dung nạp dinh dưỡng. "Vì không có dinh dưỡng thì không thể tồn tại", bà nói.
Nhờ có kiến thức, bà Tuyết áp dụng nguyên tắc sử dụng thực phẩm đa dạng, đủ chất, giàu dinh dưỡng. Mỗi ngày, bà ăn 1,5-2 lít cháo xay không gia vị. Đồng thời bổ sung ít nhất 2 lít nước gồm nước ép củ quả, nước dừa, mía, nước lọc, nước luộc rau... nhằm cân bằng điện giải, bình ổn huyết áp. Để dễ tiêu hóa, người phụ nữ luôn duy trì đều đặn 4-10 ống men tiêu hóa mỗi ngày tùy lượng đạm nạp vào nhiều hay ít. Bà Tuyết nói đây là chế độ áp dụng cho trường hợp của bà, khuyến cáo mọi người nên lắng nghe cơ thể và chuyên gia để tìm ra nguyên tắc ăn uống tốt nhất cho bản thân.
Ăn đa dạng thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị. Bác sĩ Trần Đức Cảnh, Khoa Nội soi và thăm dò chức năng, Bệnh viện K Trung ương, cho biết nhiều người bệnh ung thư áp dụng các chế độ ăn kiêng khắc nghiệt để chữa lành. Họ cho rằng nhịn ăn giúp bỏ đói tế bào ung thư, khiến khối u nhỏ lại và khỏi bệnh. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm, khiến nhiều bệnh nhân bị suy kiệt, mất đi hàng rào miễn dịch tự nhiên, làm bệnh nặng thêm, bác sĩ Cảnh cho hay.
Tích cực vận động
Bà Tuyết luôn chú trọng quá trình vận động trong quá trình điều trị ung thư. Sau vài ngày phẫu thuật, bà đã bắt đầu tập đi, nhờ đó sức khỏe hồi phục nhanh, không bị dính ruột.
Hậu phẫu 3 tháng, bà Tuyết tham gia leo núi Bà Đen ở Tây Ninh. 2 tháng sau, dù đang truyền hóa chất, bà vẫn lên được đỉnh Đền Hùng, chỉ chậm hơn những người khác. Sau 5 năm, người phụ nữ leo được 1.300 bậc thang, đến viếng Đền thờ Bác Hồ tại đỉnh Vua, Vườn quốc gia Ba Vì.
Bà cũng thường xuyên hoạt động ngoài trời để tăng cường sức chống đỡ của cơ thể với môi trường. Đồng thời tranh thủ đi du lịch nhiều nơi giúp tinh thần thoải mái.
Thực tế, nhiều bệnh nhân ung thư ngại vận động bởi lo lắng các bài tập có thể khiến họ mệt mỏi, mất sức hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng nếu nhóm này có chế độ luyện tập phù hợp, theo chỉ dẫn khoa học, sẽ giúp tăng cường thể chất, cải thiện sức khỏe.
Người phụ nữ 59 tuổi luôn chú trọng vận động và thường xuyên du lịch nhiều nơi. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tinh thần lạc quan, kiên cường
Bà Tuyết luôn tâm niệm muốn chiến thắng ung thư, trước tiên phải chiến thắng chính bản thân. Bà luôn nỗ lực trong từng ngụm cháo, từng bước đi. "Ăn cháo xay suốt đời không phải ai cũng theo nổi, muốn sống thì phải ép mình làm được, cho dù ngon hay không ngon, dù có buồn nôn cũng phải nạp vào", người phụ nữ nói.
Bản thân bà không sợ chết, nhưng lại sợ con mồ côi. "Tôi cũng không biết mình còn tồn tại ổn định bao lâu nữa, chỉ biết là còn ăn được cháo xay, là còn sống", bà nói thêm.
Các nghiên cứu cho thấy tinh thần tích cực đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến với ung thư. Do quan niệm ung thư là án tử, không có khả năng cứu chữa, nên không ít người sốc, chấn thương tâm lý, trầm cảm, thậm chí muốn chết khi nhận tin K. Nghiên cứu của Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội) thực hiện trong 9 tháng, trên 264 bệnh nhân ở khoa Ung bướu, kết quả gần 58% người bệnh bị trầm cảm. Một bệnh nhân có thể cảm thấy mất kiểm soát cuộc sống do những thay đổi trong cơ thể. Họ đau khổ, lo sợ, nghĩ đến cái chết, hoặc những điều chưa biết phía trước, theo nhóm nghiên cứu của Bệnh viện 103.
Công trình của các nhà khoa học Anh, Mỹ, Đức trên quy mô toàn cầu, được NY Times trích dẫn, cho thấy tỷ lệ tự tử ở người mắc bệnh ung thư cao hơn 85% so với dân số chung. Trong đó bệnh nhân ung thư dạ dày và tuyến tụy có tỷ lệ tự tử cao nhất. Vì vậy, duy trì tâm lý tích cực cho bệnh nhân ung thư trong giai đoạn cuối là vô cùng cần thiết, nếu thực hiện tốt sẽ giúp cho việc điều trị bệnh của họ tiến triển tích cực hơn, các chuyên gia nhận định.
"Phía trước là kỳ tích, nhưng muốn đạt được thì phải nỗ lực, không có cái gì tự dưng mà có", bà Tuyết cho hay.
Bà Phan Ánh Tuyết phát hiện ung thư dạ dày cách đây 7 năm, từ dấu hiệu mệt mỏi kéo dài, đại tiện và nôn ra máu. Trước đó, tiền sử sức khỏe của bà bình thường. Sau khi được khám và nội soi, sinh thiết ở Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ chẩn đoán bà bị ung thư dạ dày giai đoạn 3A, song chưa di căn hạch hay lây lan đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Bà Tuyết được chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày. "Khi đó, tôi ghi chép những dặn dò cho các con, nhét vào ví, đề phòng khi không tỉnh lại sau mổ", bà nhớ lại, hôm 24/5.
Hậu phẫu, người phụ nữ truyền 8 đợt hóa trị, và tái khám định kỳ. Hiện, bà khỏe mạnh, thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm sống cùng bệnh ung thư trên mạng xã hội, được nhiều người đón nhận. Trong đó, nguyên tắc của bà gồm 5 chữ T, như sau:
Tuân thủ điều trị và tìm hiểu về bệnh
Bà Tuyết cho biết từ khi phát hiện bệnh, bản thân luôn bình tĩnh xem xét bệnh án, lắng nghe bác sĩ tư vấn và tuân thủ điều trị. Người phụ nữ tham khảo thông tin từ nhiều nguồn, cả ở những bệnh nhân đi trước, song không chạy theo bất kỳ lời đồn thổi nào.
"Trong phòng bệnh, mọi người chỉ bàn tán về tam thất, xạ đen, nghệ, yến, thuốc nam, bắc, thực phẩm chức năng... nhưng tôi không dùng", bà nói. Người phụ nữ 59 tuổi luôn gắng bảo vệ cổ, đường hô hấp nhằm tránh bị viêm dẫn đến phải dùng thuốc, ảnh hưởng gan, thận.
Theo bác sĩ Ngô Văn Tỵ, Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, nhiều bệnh nhân ung thư từ chối phẫu thuật, hóa xạ trị để về nhà dùng thuốc gia truyền. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh thuốc nam, bắc có thể chữa khỏi ung thư.
Bà Tuyết luôn bình tĩnh xem xét bệnh án, lắng nghe bác sĩ tư vấn và tuân thủ điều trị. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thực phẩm xay lỏng đa dạng, đủ chất
7 năm qua, bà Tuyết nghiên cứu về ung thư dạ dày, cũng như dinh dưỡng cho người mắc bệnh, từ đó áp dụng và điều chỉnh cho bản thân. Khó khăn lớn nhất của người mắc ung thư dạ dày như bà là dung nạp dinh dưỡng. "Vì không có dinh dưỡng thì không thể tồn tại", bà nói.
Nhờ có kiến thức, bà Tuyết áp dụng nguyên tắc sử dụng thực phẩm đa dạng, đủ chất, giàu dinh dưỡng. Mỗi ngày, bà ăn 1,5-2 lít cháo xay không gia vị. Đồng thời bổ sung ít nhất 2 lít nước gồm nước ép củ quả, nước dừa, mía, nước lọc, nước luộc rau... nhằm cân bằng điện giải, bình ổn huyết áp. Để dễ tiêu hóa, người phụ nữ luôn duy trì đều đặn 4-10 ống men tiêu hóa mỗi ngày tùy lượng đạm nạp vào nhiều hay ít. Bà Tuyết nói đây là chế độ áp dụng cho trường hợp của bà, khuyến cáo mọi người nên lắng nghe cơ thể và chuyên gia để tìm ra nguyên tắc ăn uống tốt nhất cho bản thân.
Ăn đa dạng thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị. Bác sĩ Trần Đức Cảnh, Khoa Nội soi và thăm dò chức năng, Bệnh viện K Trung ương, cho biết nhiều người bệnh ung thư áp dụng các chế độ ăn kiêng khắc nghiệt để chữa lành. Họ cho rằng nhịn ăn giúp bỏ đói tế bào ung thư, khiến khối u nhỏ lại và khỏi bệnh. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm, khiến nhiều bệnh nhân bị suy kiệt, mất đi hàng rào miễn dịch tự nhiên, làm bệnh nặng thêm, bác sĩ Cảnh cho hay.
Tích cực vận động
Bà Tuyết luôn chú trọng quá trình vận động trong quá trình điều trị ung thư. Sau vài ngày phẫu thuật, bà đã bắt đầu tập đi, nhờ đó sức khỏe hồi phục nhanh, không bị dính ruột.
Hậu phẫu 3 tháng, bà Tuyết tham gia leo núi Bà Đen ở Tây Ninh. 2 tháng sau, dù đang truyền hóa chất, bà vẫn lên được đỉnh Đền Hùng, chỉ chậm hơn những người khác. Sau 5 năm, người phụ nữ leo được 1.300 bậc thang, đến viếng Đền thờ Bác Hồ tại đỉnh Vua, Vườn quốc gia Ba Vì.
Bà cũng thường xuyên hoạt động ngoài trời để tăng cường sức chống đỡ của cơ thể với môi trường. Đồng thời tranh thủ đi du lịch nhiều nơi giúp tinh thần thoải mái.
Thực tế, nhiều bệnh nhân ung thư ngại vận động bởi lo lắng các bài tập có thể khiến họ mệt mỏi, mất sức hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng nếu nhóm này có chế độ luyện tập phù hợp, theo chỉ dẫn khoa học, sẽ giúp tăng cường thể chất, cải thiện sức khỏe.
Người phụ nữ 59 tuổi luôn chú trọng vận động và thường xuyên du lịch nhiều nơi. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tinh thần lạc quan, kiên cường
Bà Tuyết luôn tâm niệm muốn chiến thắng ung thư, trước tiên phải chiến thắng chính bản thân. Bà luôn nỗ lực trong từng ngụm cháo, từng bước đi. "Ăn cháo xay suốt đời không phải ai cũng theo nổi, muốn sống thì phải ép mình làm được, cho dù ngon hay không ngon, dù có buồn nôn cũng phải nạp vào", người phụ nữ nói.
Bản thân bà không sợ chết, nhưng lại sợ con mồ côi. "Tôi cũng không biết mình còn tồn tại ổn định bao lâu nữa, chỉ biết là còn ăn được cháo xay, là còn sống", bà nói thêm.
Các nghiên cứu cho thấy tinh thần tích cực đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến với ung thư. Do quan niệm ung thư là án tử, không có khả năng cứu chữa, nên không ít người sốc, chấn thương tâm lý, trầm cảm, thậm chí muốn chết khi nhận tin K. Nghiên cứu của Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội) thực hiện trong 9 tháng, trên 264 bệnh nhân ở khoa Ung bướu, kết quả gần 58% người bệnh bị trầm cảm. Một bệnh nhân có thể cảm thấy mất kiểm soát cuộc sống do những thay đổi trong cơ thể. Họ đau khổ, lo sợ, nghĩ đến cái chết, hoặc những điều chưa biết phía trước, theo nhóm nghiên cứu của Bệnh viện 103.
Công trình của các nhà khoa học Anh, Mỹ, Đức trên quy mô toàn cầu, được NY Times trích dẫn, cho thấy tỷ lệ tự tử ở người mắc bệnh ung thư cao hơn 85% so với dân số chung. Trong đó bệnh nhân ung thư dạ dày và tuyến tụy có tỷ lệ tự tử cao nhất. Vì vậy, duy trì tâm lý tích cực cho bệnh nhân ung thư trong giai đoạn cuối là vô cùng cần thiết, nếu thực hiện tốt sẽ giúp cho việc điều trị bệnh của họ tiến triển tích cực hơn, các chuyên gia nhận định.
"Phía trước là kỳ tích, nhưng muốn đạt được thì phải nỗ lực, không có cái gì tự dưng mà có", bà Tuyết cho hay.