Nguyệt Phan
Well-known member
Giới thiệu bởi Cameron Shingleton.
Đây là phần 2 của bài viết: "5 cuốn sách triết học cho người mới bắt đầu". Bài viết được cộng tác từ anh Cameron Shingleton, tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa biết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ triết học ở Đại học Melbourne. Trong 6 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về những quan điểm thú vị của Cameron tại đây.
4. Khai sáng là gì? - Immanuel Kant (1724 - 1804)
Nhiều người ngại bước bước đầu tiên (lên bậc dưới nhất) của “cầu thang triết học" vì không rõ một điều cũng cần phải nhớ: về cơ bản có 3 loại triết khác nhau dành cho những người đọc triết. Vì các lí do khác nhau - thứ nhất có kiểu triết học có thể gọi là nghiên cứu về triết học mà nhiều người ở Việt Nam tưởng là dạng duy nhất, tựa như triết học này là cây duy nhất mà họ nhìn thấy thì che khuất cả rừng còn lại. Đúng là “triết học nghiên cứu" mang tính hàn lâm, có thuật ngữ riêng, nhiều khi có trường phái riêng nữa, mà tất cả điều đó khiến cho nó khó tiếp cận với “người ngoài cuộc”.
Nhưng còn hai loại triết học người ta hay bỏ sót, đầu tiên có một nhóm có thể gọi là “triết học cuộc sống" mang tính định hướng cho cuộc đời cá nhân. Tiếp theo, có triết học mà tôi sẽ đặt tên là “triết học khái niệm", tức loại tác phẩm tạo ra những khái niệm chúng ta cần để nói chung về những vấn đề xã hội ta phải đương đầu ngay trong kỷ nguyên hiện tại. Triết học cung cấp cho ta một mô hình khái niệm, vừa đủ trừu tượng vừa đủ chi tiết, để suy nghĩ thấu đáo về xã hội nói chung, lịch sử nói chung, tâm lý, ngôn ngữ, văn hoá, khoa học nói chung, có khi để suy nghĩ về tất cả chủ đề này cùng một lúc.
Ba tác phẩm tôi đã bàn đến và tác phẩm cuối tôi sẽ bàn tới sau này thuộc “triết học - cách sống" là loại triết học dễ tiếp cận nhất với người mới bắt đầu quan tâm đến môn triết. Còn tác phẩm tôi sẽ giới thiệu trong đoạn này là tác phẩm duy nhất thuộc nhóm “triết học - khái niệm chung". Nó là bài trả lời câu hỏi: Khai sáng là gì của Immanuel Kant. Bài mở đầu với vài ba câu tôi thấy phải đặt trong số những dòng cao đẹp nhất nhà triết từng viết trong cả thời kỳ hiện đại (đây cũng là thời kỳ mà chính những dòng này đã giúp mở đầu).
“KHAI SÁNG LÀ SỰ THOÁT LY CỦA CON NGƯỜI RA KHỎI TÌNH TRẠNG VỊ THÀNH NIÊN DO CHÍNH CON NGƯỜI GÂY RA. VỊ THÀNH NIÊN là sự bất lực không thể vận dụng trí tuệ của mình một cách độc lập mà không cần sự chỉ đạo của người khác. Tình trạng vị thành niên này là do TỰ MÌNH GÂY RA, một khi nguyên nhân của nó không phải do sự thiếu sót trí tuệ, mà do sự thiếu sót tính cương quyết và lòng can đảm, dám tự mình dùng trí tuệ phục vụ cho mình mà không cần đến sự chỉ đạo của người khác. Sapere aude! Hãy có can đảm tự sử dụng trí tuệ CỦA CHÍNH MÌNH! đó là câu phương châm của Khai Sáng.”
Đôi điều cần lưu ý trước khi đọc. Thứ nhất là phần mở bài truyền cảm ở trên không điển hình cho thân bài mà cũng có một số khúc khô khan, bắt bẻ, sẽ không khiến trái tim của người đọc đập mạnh như đoạn đầu. Thứ hai là “phản tham chiếu". Với Kant “khai sáng” dứt khoát không có liên quan đến kiểu giác ngộ cá nhân về mặt tinh thần mà nhiều người sẽ nghĩ đến, nhất là khi nghe nói về “Enlightenment" tiếng Anh. Thay vào đó nó là quá trình công khai, mang tính xã hội mà Kant muốn định nghĩa để đẩy mạnh nó.
Chân dung Immanuel Kant (nguồn: Learn Liberty)
Khai sáng là gì đối với Kant? Nó là phương pháp để thoát khỏi bóng ma bán khai, thiếu văn minh mà theo Kant gần như xã hội con người nào đến lúc bấy giờ đã mắc phải. Về cơ bản nó là quyền sử dụng công khai và tự do LÝ TRÍ cá nhân để giúp cho cuộc sống cộng đồng có tiến bộ.
Có thể nói đối với Kant có hai điều đặc biệt cản trợ xã hội có tiến bộ theo chiều hướng khai sáng, một là tình trạng dựa dẫm vào những người (hoặc nhóm người) có quyền hành hoặc thế tục (tức thuộc chính quyền) hoặc tinh thần (tức thuộc quyền hành tôn giáo). Thứ hai là sự tin cậy hoàn toàn vào giới chuyên gia là xu hướng Kant thấy trên đà phát triển mạnh đúng vào thời điểm ông ấy sống.
Kant nói đến khía cạnh thứ hai của vấn đề theo tôi là một trong những lí do bài “Khai sáng là gì?” vẫn là bài viết triết học đáng đọc. Tầm quan trọng của kiến thức khoa học, kỹ thuật ngày nay trong gần như mỗi lĩnh vực của cuộc sống con người càng lớn thì rủi ro càng nghiêm trọng. Người ta sẽ đứng bất lực trước những vấn đề lớn nhỏ mà chỉ những nhà khoa học, nhà kỹ thuật - chuyên gia theo đúng nghĩa của Kant - mới có thể giải quyết.
5. Siddhartha - Hermann Hesse (1877 - 1962)
Ta hãy quay trở lại phương Đông theo đường phương Tây.
Sách cuối cùng trong tuyển tập này là tiểu thuyết thoang thoảng kiểu triết học, kể câu chuyện diễn ra ở Ấn Độ vào thời đại của Phật do một nhà văn Đức viết đầu thế kỷ 20. Đức Phật thậm chí là nhân vật phụ trong cốt truyện có nhân vật chính là Siddhartha. Tên này đồng nghĩa với Si Đặt Đa của tiếng Việt là danh khai sinh của thái tử mà theo truyền thống Phật giáo đã chứng quả Bồ Đề sau khi từ bỏ địa vị.
Từ cách đặt tên, ta có thể hiểu ra một số điều quan trọng trong tiểu thuyết này. Trong nó Hesse hình dung ra cuộc hành trình giác ngộ của một người như Phật mà không phải Phật, mà là quá trình đấu tranh trong một thời gian dài. Rõ ràng Siddhartha (trong truyện của Hesse) và Đức Phật (người mà trong lịch sử đã khai sáng ra ra đạo Phật) khác hẳn nhà triết học đã đề cập ở đầu bài này: Khổng Tử. Trong khi Khổng Tử không tin vào những trải nghiệm tinh thần sau cùng, bác bỏ việc cứu rỗi linh hồn, Siddhartha và Đức Phật đều đi tìm ý nghĩa cho cuộc sống của mình “bên bờ kia của cuộc sống đời thường.”
Minh họa cuốn Siddhartha - Hermann Hesse (nguồn: accidentalhindu.blogspot.com)
Bước đầu tiên, nhân vật chính trong sách của Hesse đi, cũng là khúc đầu của con đường Si Đặt Đa, là trở thành người khổ hành. Siddhartha quay lưng với sự giàu sang gia tộc, chìm đắm vào đau khổ mà anh ấy thấy khó chấp nhận ở đời. Nhưng khác với Phật, Siddhartha không tìm ra phương pháp để thoát khỏi, cũng không “quy y vào cửa Phật” mà anh ấy đã từng tiếp xúc. (Bạn thân nhất Ananda đã chọn con đường ngược lại và trở thành tín đồ.)
Bước thứ hai, trái ngược tiểu sử của Phật,Siddhartha yêu một người say đắm về cả mặt xác thịt lẫn tinh thần, và thay đổi cuộc sống hoàn toàn để xứng đáng với tình cảm đó. Được tình yêu dành cho Kamala truyền cảm hứng, Siddhartha trở thành người lịch thiệp, tìm được hạnh phúc, thú vui và ý nghĩa suốt nhiều năm trong việc sử dụng tài năng của mình để “làm chủ ngoại giới". Thú vị thay, đó là thử thách mà khả năng tự chủ (xuất phát từ giai đoạn khắc kỷ trong hành trình tinh thần) đã giúp đỡ anh.
Nhưng cuối cùng, cuộc sống thành đạt cũng mất ý nghĩa dần: Siddhartha ra đi một lần nữa, đi bước thứ ba trở thành người lái đò, với sống cực kỳ đơn giản (anh ấy tìm thấy nơi an nghỉ tinh thần thế nào khi về già thì khỏi kể ra ở đây, để các bạn có thêm động lực đọc xong câu chuyện).
Ai muốn hiểu “triết học - cách sống" với trọng tâm là những câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống ta đặt ngày qua ngày thì chắc nên đọc Siddhartha của Hesse thật kỹ. Sở trường của Hesse không phải là đặt câu hỏi một cách rạch ròi, mà là CHỈ RÕ câu hỏi triết học gần như nổi bật lên từ những hoàn cảnh cụ thể chúng ta đang sống.
Thứ nhất, đó là câu hỏi về ý nghĩa của nỗi đau khổ trong cuộc sống con người. Thứ đến là ý thức về sự phù du ở cuộc sống và cách dung hoà nó với trải nghiệm cá nhân của ta. Quan trọng không kém là vấn đề Siddhartha phải vật lộn khi sống “một mình với con sông” - nên cắt nghĩa thế nào cảm giác có sự kết nối khôn tả giữa tôi và người khác, giữa tôi và tất cả không phải là tôi (mà cũng không phải là người): giữa tôi và cả vũ trụ nói chung.
Như tất cả các cuốn sách triết học có tầm quan trọng khác, Siddhartha của Hesse nêu lên nhiều vấn đề. Nó đủ đa nghĩa để những người đọc có thể nhận ra những vấn đề khác nhau liên quan đến bản thân. Có khi là vấn đề bạn sẽ thấy nó đề ra cách giải quyết, nhưng có thể là vấn đề bạn đơn giản sẽ thấy hài lòng chỉ vì có nhà triết học nêu một cách hay, gần như làm cho câu hỏi quan trọng có cái gì sống động thất thường.
Đây là phần 2 của bài viết: "5 cuốn sách triết học cho người mới bắt đầu". Bài viết được cộng tác từ anh Cameron Shingleton, tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa biết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ triết học ở Đại học Melbourne. Trong 6 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về những quan điểm thú vị của Cameron tại đây.
4. Khai sáng là gì? - Immanuel Kant (1724 - 1804)
Nhiều người ngại bước bước đầu tiên (lên bậc dưới nhất) của “cầu thang triết học" vì không rõ một điều cũng cần phải nhớ: về cơ bản có 3 loại triết khác nhau dành cho những người đọc triết. Vì các lí do khác nhau - thứ nhất có kiểu triết học có thể gọi là nghiên cứu về triết học mà nhiều người ở Việt Nam tưởng là dạng duy nhất, tựa như triết học này là cây duy nhất mà họ nhìn thấy thì che khuất cả rừng còn lại. Đúng là “triết học nghiên cứu" mang tính hàn lâm, có thuật ngữ riêng, nhiều khi có trường phái riêng nữa, mà tất cả điều đó khiến cho nó khó tiếp cận với “người ngoài cuộc”.
Nhưng còn hai loại triết học người ta hay bỏ sót, đầu tiên có một nhóm có thể gọi là “triết học cuộc sống" mang tính định hướng cho cuộc đời cá nhân. Tiếp theo, có triết học mà tôi sẽ đặt tên là “triết học khái niệm", tức loại tác phẩm tạo ra những khái niệm chúng ta cần để nói chung về những vấn đề xã hội ta phải đương đầu ngay trong kỷ nguyên hiện tại. Triết học cung cấp cho ta một mô hình khái niệm, vừa đủ trừu tượng vừa đủ chi tiết, để suy nghĩ thấu đáo về xã hội nói chung, lịch sử nói chung, tâm lý, ngôn ngữ, văn hoá, khoa học nói chung, có khi để suy nghĩ về tất cả chủ đề này cùng một lúc.
Ba tác phẩm tôi đã bàn đến và tác phẩm cuối tôi sẽ bàn tới sau này thuộc “triết học - cách sống" là loại triết học dễ tiếp cận nhất với người mới bắt đầu quan tâm đến môn triết. Còn tác phẩm tôi sẽ giới thiệu trong đoạn này là tác phẩm duy nhất thuộc nhóm “triết học - khái niệm chung". Nó là bài trả lời câu hỏi: Khai sáng là gì của Immanuel Kant. Bài mở đầu với vài ba câu tôi thấy phải đặt trong số những dòng cao đẹp nhất nhà triết từng viết trong cả thời kỳ hiện đại (đây cũng là thời kỳ mà chính những dòng này đã giúp mở đầu).
“KHAI SÁNG LÀ SỰ THOÁT LY CỦA CON NGƯỜI RA KHỎI TÌNH TRẠNG VỊ THÀNH NIÊN DO CHÍNH CON NGƯỜI GÂY RA. VỊ THÀNH NIÊN là sự bất lực không thể vận dụng trí tuệ của mình một cách độc lập mà không cần sự chỉ đạo của người khác. Tình trạng vị thành niên này là do TỰ MÌNH GÂY RA, một khi nguyên nhân của nó không phải do sự thiếu sót trí tuệ, mà do sự thiếu sót tính cương quyết và lòng can đảm, dám tự mình dùng trí tuệ phục vụ cho mình mà không cần đến sự chỉ đạo của người khác. Sapere aude! Hãy có can đảm tự sử dụng trí tuệ CỦA CHÍNH MÌNH! đó là câu phương châm của Khai Sáng.”
Đôi điều cần lưu ý trước khi đọc. Thứ nhất là phần mở bài truyền cảm ở trên không điển hình cho thân bài mà cũng có một số khúc khô khan, bắt bẻ, sẽ không khiến trái tim của người đọc đập mạnh như đoạn đầu. Thứ hai là “phản tham chiếu". Với Kant “khai sáng” dứt khoát không có liên quan đến kiểu giác ngộ cá nhân về mặt tinh thần mà nhiều người sẽ nghĩ đến, nhất là khi nghe nói về “Enlightenment" tiếng Anh. Thay vào đó nó là quá trình công khai, mang tính xã hội mà Kant muốn định nghĩa để đẩy mạnh nó.
Khai sáng là gì đối với Kant? Nó là phương pháp để thoát khỏi bóng ma bán khai, thiếu văn minh mà theo Kant gần như xã hội con người nào đến lúc bấy giờ đã mắc phải. Về cơ bản nó là quyền sử dụng công khai và tự do LÝ TRÍ cá nhân để giúp cho cuộc sống cộng đồng có tiến bộ.
Có thể nói đối với Kant có hai điều đặc biệt cản trợ xã hội có tiến bộ theo chiều hướng khai sáng, một là tình trạng dựa dẫm vào những người (hoặc nhóm người) có quyền hành hoặc thế tục (tức thuộc chính quyền) hoặc tinh thần (tức thuộc quyền hành tôn giáo). Thứ hai là sự tin cậy hoàn toàn vào giới chuyên gia là xu hướng Kant thấy trên đà phát triển mạnh đúng vào thời điểm ông ấy sống.
Kant nói đến khía cạnh thứ hai của vấn đề theo tôi là một trong những lí do bài “Khai sáng là gì?” vẫn là bài viết triết học đáng đọc. Tầm quan trọng của kiến thức khoa học, kỹ thuật ngày nay trong gần như mỗi lĩnh vực của cuộc sống con người càng lớn thì rủi ro càng nghiêm trọng. Người ta sẽ đứng bất lực trước những vấn đề lớn nhỏ mà chỉ những nhà khoa học, nhà kỹ thuật - chuyên gia theo đúng nghĩa của Kant - mới có thể giải quyết.
5. Siddhartha - Hermann Hesse (1877 - 1962)
Ta hãy quay trở lại phương Đông theo đường phương Tây.
Sách cuối cùng trong tuyển tập này là tiểu thuyết thoang thoảng kiểu triết học, kể câu chuyện diễn ra ở Ấn Độ vào thời đại của Phật do một nhà văn Đức viết đầu thế kỷ 20. Đức Phật thậm chí là nhân vật phụ trong cốt truyện có nhân vật chính là Siddhartha. Tên này đồng nghĩa với Si Đặt Đa của tiếng Việt là danh khai sinh của thái tử mà theo truyền thống Phật giáo đã chứng quả Bồ Đề sau khi từ bỏ địa vị.
Từ cách đặt tên, ta có thể hiểu ra một số điều quan trọng trong tiểu thuyết này. Trong nó Hesse hình dung ra cuộc hành trình giác ngộ của một người như Phật mà không phải Phật, mà là quá trình đấu tranh trong một thời gian dài. Rõ ràng Siddhartha (trong truyện của Hesse) và Đức Phật (người mà trong lịch sử đã khai sáng ra ra đạo Phật) khác hẳn nhà triết học đã đề cập ở đầu bài này: Khổng Tử. Trong khi Khổng Tử không tin vào những trải nghiệm tinh thần sau cùng, bác bỏ việc cứu rỗi linh hồn, Siddhartha và Đức Phật đều đi tìm ý nghĩa cho cuộc sống của mình “bên bờ kia của cuộc sống đời thường.”
Bước đầu tiên, nhân vật chính trong sách của Hesse đi, cũng là khúc đầu của con đường Si Đặt Đa, là trở thành người khổ hành. Siddhartha quay lưng với sự giàu sang gia tộc, chìm đắm vào đau khổ mà anh ấy thấy khó chấp nhận ở đời. Nhưng khác với Phật, Siddhartha không tìm ra phương pháp để thoát khỏi, cũng không “quy y vào cửa Phật” mà anh ấy đã từng tiếp xúc. (Bạn thân nhất Ananda đã chọn con đường ngược lại và trở thành tín đồ.)
Bước thứ hai, trái ngược tiểu sử của Phật,Siddhartha yêu một người say đắm về cả mặt xác thịt lẫn tinh thần, và thay đổi cuộc sống hoàn toàn để xứng đáng với tình cảm đó. Được tình yêu dành cho Kamala truyền cảm hứng, Siddhartha trở thành người lịch thiệp, tìm được hạnh phúc, thú vui và ý nghĩa suốt nhiều năm trong việc sử dụng tài năng của mình để “làm chủ ngoại giới". Thú vị thay, đó là thử thách mà khả năng tự chủ (xuất phát từ giai đoạn khắc kỷ trong hành trình tinh thần) đã giúp đỡ anh.
Nhưng cuối cùng, cuộc sống thành đạt cũng mất ý nghĩa dần: Siddhartha ra đi một lần nữa, đi bước thứ ba trở thành người lái đò, với sống cực kỳ đơn giản (anh ấy tìm thấy nơi an nghỉ tinh thần thế nào khi về già thì khỏi kể ra ở đây, để các bạn có thêm động lực đọc xong câu chuyện).
Ai muốn hiểu “triết học - cách sống" với trọng tâm là những câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống ta đặt ngày qua ngày thì chắc nên đọc Siddhartha của Hesse thật kỹ. Sở trường của Hesse không phải là đặt câu hỏi một cách rạch ròi, mà là CHỈ RÕ câu hỏi triết học gần như nổi bật lên từ những hoàn cảnh cụ thể chúng ta đang sống.
Thứ nhất, đó là câu hỏi về ý nghĩa của nỗi đau khổ trong cuộc sống con người. Thứ đến là ý thức về sự phù du ở cuộc sống và cách dung hoà nó với trải nghiệm cá nhân của ta. Quan trọng không kém là vấn đề Siddhartha phải vật lộn khi sống “một mình với con sông” - nên cắt nghĩa thế nào cảm giác có sự kết nối khôn tả giữa tôi và người khác, giữa tôi và tất cả không phải là tôi (mà cũng không phải là người): giữa tôi và cả vũ trụ nói chung.
Như tất cả các cuốn sách triết học có tầm quan trọng khác, Siddhartha của Hesse nêu lên nhiều vấn đề. Nó đủ đa nghĩa để những người đọc có thể nhận ra những vấn đề khác nhau liên quan đến bản thân. Có khi là vấn đề bạn sẽ thấy nó đề ra cách giải quyết, nhưng có thể là vấn đề bạn đơn giản sẽ thấy hài lòng chỉ vì có nhà triết học nêu một cách hay, gần như làm cho câu hỏi quan trọng có cái gì sống động thất thường.