5 dấu hiệu nhiễm COVID-19 cần cảnh giác ngay cả khi đã tiêm vaccine

Nguyệt Phan

Well-known member
Đối mặt với làn sóng dịch mới này, bên cạnh những biện pháp cũ như đeo khẩu trang hay giãn cách xã hội, nhân loại đã tìm ra thêm một phương pháp cực kỳ hữu hiệu mới: tổ chức tiêm vaccine COVID-19 trên diện rộng. Tuy nhiên, việc tiêm phòng đầy đủ không đồng nghĩa với việc bạn không thể nhiễm loại bệnh này.
Trong trường hợp xấu nhất, bạn có thể bị nhiễm với mức độ nhẹ và ít khả năng lây lan hơn nhiều so với người chưa được chủng ngừa. Muốn có cái nhìn đầy đủ nhất về việc nhiễm bệnh sau khi được tiêm phòng đầy đủ, trước tiên bạn cần biết về hiện tượng “nhiễm đột phá”.
Nhiễm đột phá là gì?
Sự lây nhiễm đột phá diễn ra khi một người vẫn nhiễm phải COVID-19 ngay cả khi đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, mặc dù đã có những trường hợp nhiễm đột phá được ghi nhận, hiện tượng này vẫn được cho là rất hiếm và người nhiễm sẽ ít có khả năng trở nặng hơn.
Các triệu chứng cần lưu ý với những người đã tiêm vaccine
Theo nghiên cứu có tên ZOE COVID – nghiên cứu chuyên theo dõi và phân tích hiện tượng nhiễm đột phá, trong số hàng ngàn những triệu chứng được ghi nhận thông qua một ứng dụng đặc biệt, 5 dấu hiệu sau đây là những dấu hiệu phổ biến và dễ nhận thấy nhất:
- Đau đầu
- Sổ mũi
- Hắt hơi
- Viêm họng
- Mất khả năng cảm nhận mùi vị
Các triệu chứng ở những người được tiêm chủng đầy đủ có ít nghiêm trọng hơn không?
Theo CDC, rất hiếm trường hợp những người được tiêm chủng đầy đủ gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng gây ra bởi COVID-19. Những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine sẽ ít có khả năng phải nhập viện hay tử vong hơn những người chưa được chủng ngừa. Tuy vậy, cơ quan này cũng chỉ rõ rằng những người được tiêm chủng đầy đủ vẫn có khả năng rất nhỏ bị trở nặng, phải nhập viện và tử vong.
Những người đã được tiêm chủng liệu có khả năng lây lan COVID-19 không?
Với tình trạng gia tăng và lây lan mạnh mẽ của biến thể Delta như hiện nay, những người đã được chủng ngừa vẫn có khả năng lây virus đến cho người khác. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Lí do được đề cập ở đây là để truyền bệnh, người truyền phải có một lượng lớn virus trong cơ thể trong khi vắc xin đã làm hạn chế số lượng virus có trong người đã được tiêm.
Đối tượng nào có khả năng nhiễm đột phá cao hơn?
Các báo cáo đã chỉ ra rằng phụ nữ, người trên 60 tuổi và những người đã có sẵn bệnh hen suyễn hay các bệnh về phổi khác sẽ dễ gặp phải hiện tượng nhiễm đột phá hơn các đối tượng còn lại. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu ZOE đã được đề cập ở trên, cả những người mắc phải chứng béo phì hay sinh sống ở các khu vực kém phát triển cũng thuộc nhóm nhiều khả năng nhiễm bệnh hơn sau khi đã tiêm đủ vaccine COVID-19.
 
Bên trên