Quang Minh
Well-known member
Sống ở Nam Cực giống như "sống trong tủ đông" vì xung quanh lạnh giá nhưng đổi lại nơi đây không có côn trùng như muỗi sinh sống.
Hai nhà khoa học Julie và Austin Carter đã chia sẻ về cuộc sống thường nhật ở Nam Cực nhằm giúp du khách hiểu hơn về vùng đất có khí hậu khắc nghiệt này.
Cả hai đang sống tại trạm McMurdo được thành lập năm 1955. Họ sẽ sống ở đây thêm hai tháng nữa để nghiên cứu về các mẫu băng cổ. "Băng ở đây hơn một triệu năm tuổi. Chúng tôi thực sự quan tâm đến việc nghiên cứu khí hậu trong quá khứ", Austin giải thích.
Trong video chia sẻ trên trang cá nhân, cặp đôi chia sẻ về 5 điều có thể và không thể làm khi sống ở Nam Cực hẻo lánh.
Điều đầu tiên là họ không thể tắm khi ở đây vì không có nước máy. Với nước uống, hai nhà khoa học sẽ đun sôi băng ở xung quanh để lấy nước dùng. Mọi người hoàn toàn có thể đi ra ngoài khi thời tiết ở ngưỡng đóng băng và chỉ cần mặc nhiều áo. Nhiệt độ lạnh nhất được ghi nhận tại trạm Vostok, cũng là mức thấp kỷ lục trên trái đất, là -89,2 độ C vào ngày 21/7/1983.
"Chúng tôi không thể nhìn thấy hoàng hôn ở đây", Julie nói. Do độ nghiêng của trục Trái Đất và đang ở rất xa về phía nam, Nam Cực đang là mùa hè nên mặt trời chiếu sáng 24/7 trên bầu trời. "Vì vậy trời luôn sáng", Julie cho biết.
Họ cho biết lúc quay video là gần nửa đêm nhưng trời vẫn sáng như buổi trưa ở hầu hết nơi khác trên trái đất.
Tại nơi cả hai đang sống "không thể nhìn thấy động vật hoang dã". Hai nhà khoa học ở sâu trong đất liền trong khi các loài vật sống dọc bờ biển. "Thi thoảng chúng tôi nhìn thấy một con chim. Điều đó khá thú vị", Austin nói.
Điều cuối cùng hai nhà khoa học muốn chia sẻ là không gian ngoài trời giống như một chiếc tủ đông, rất thuận lợi cho việc lưu trữ thực phẩm. "Không có côn trùng hay động vật ăn thịt nào xung quanh. Về cơ bản chúng tôi như sống trong tủ đông vậy", Julie nói.
Video đăng tải hôm 15/12. Sau ba ngày đã thu hút gần 2 triệu lượt thích và có hơn 10.000 bình luận. "Sống ở Nam Cực thực sự đáng giá nếu tôi không bao giờ phải nhìn thấy một con nhện nào", một người để lại bình luận sau chia sẻ nơi hai nhà khoa học sống "không có côn trùng". "Tôi phát điên mất nếu không tắm trong 50 ngày", một người khác bình luận.
Khi một người đặt câu hỏi về hoàn cảnh sống ở Nam Cực thế nào, hai nhà khoa học có được sưởi ấm khi ở trong phòng không, Austin đáp: "Cám ơn vì đã xem video. Chúng tôi ăn, ngủ trong lều và có bếp để sưởi ấm. Nhưng chính con người mới khiến nơi đây trở nên ấm cúng".
Nam Cực từ lâu là điểm đến yêu thích của nhiều du khách ưa mạo hiểm. Theo Hiệp hội quốc tế các nhà điều hành tour du lịch Nam Cực (IAATO), trong hai năm 2022-2023, vùng đất cực Nam bán cầu ghi nhận lượng khách ghé thăm kỷ lục với 105.331 người. Du khách đến đây chi tiêu trung bình khoảng 12.700 USD cho mỗi chuyến đi. Các chuyên gia dự báo lượng khách đang trên đà tăng trong thời gian tới.
Hai nhà khoa học Julie và Austin Carter đã chia sẻ về cuộc sống thường nhật ở Nam Cực nhằm giúp du khách hiểu hơn về vùng đất có khí hậu khắc nghiệt này.
Cả hai đang sống tại trạm McMurdo được thành lập năm 1955. Họ sẽ sống ở đây thêm hai tháng nữa để nghiên cứu về các mẫu băng cổ. "Băng ở đây hơn một triệu năm tuổi. Chúng tôi thực sự quan tâm đến việc nghiên cứu khí hậu trong quá khứ", Austin giải thích.
Trong video chia sẻ trên trang cá nhân, cặp đôi chia sẻ về 5 điều có thể và không thể làm khi sống ở Nam Cực hẻo lánh.
Điều đầu tiên là họ không thể tắm khi ở đây vì không có nước máy. Với nước uống, hai nhà khoa học sẽ đun sôi băng ở xung quanh để lấy nước dùng. Mọi người hoàn toàn có thể đi ra ngoài khi thời tiết ở ngưỡng đóng băng và chỉ cần mặc nhiều áo. Nhiệt độ lạnh nhất được ghi nhận tại trạm Vostok, cũng là mức thấp kỷ lục trên trái đất, là -89,2 độ C vào ngày 21/7/1983.
"Chúng tôi không thể nhìn thấy hoàng hôn ở đây", Julie nói. Do độ nghiêng của trục Trái Đất và đang ở rất xa về phía nam, Nam Cực đang là mùa hè nên mặt trời chiếu sáng 24/7 trên bầu trời. "Vì vậy trời luôn sáng", Julie cho biết.
Họ cho biết lúc quay video là gần nửa đêm nhưng trời vẫn sáng như buổi trưa ở hầu hết nơi khác trên trái đất.
Tại nơi cả hai đang sống "không thể nhìn thấy động vật hoang dã". Hai nhà khoa học ở sâu trong đất liền trong khi các loài vật sống dọc bờ biển. "Thi thoảng chúng tôi nhìn thấy một con chim. Điều đó khá thú vị", Austin nói.
Điều cuối cùng hai nhà khoa học muốn chia sẻ là không gian ngoài trời giống như một chiếc tủ đông, rất thuận lợi cho việc lưu trữ thực phẩm. "Không có côn trùng hay động vật ăn thịt nào xung quanh. Về cơ bản chúng tôi như sống trong tủ đông vậy", Julie nói.
Video đăng tải hôm 15/12. Sau ba ngày đã thu hút gần 2 triệu lượt thích và có hơn 10.000 bình luận. "Sống ở Nam Cực thực sự đáng giá nếu tôi không bao giờ phải nhìn thấy một con nhện nào", một người để lại bình luận sau chia sẻ nơi hai nhà khoa học sống "không có côn trùng". "Tôi phát điên mất nếu không tắm trong 50 ngày", một người khác bình luận.
Khi một người đặt câu hỏi về hoàn cảnh sống ở Nam Cực thế nào, hai nhà khoa học có được sưởi ấm khi ở trong phòng không, Austin đáp: "Cám ơn vì đã xem video. Chúng tôi ăn, ngủ trong lều và có bếp để sưởi ấm. Nhưng chính con người mới khiến nơi đây trở nên ấm cúng".
Nam Cực từ lâu là điểm đến yêu thích của nhiều du khách ưa mạo hiểm. Theo Hiệp hội quốc tế các nhà điều hành tour du lịch Nam Cực (IAATO), trong hai năm 2022-2023, vùng đất cực Nam bán cầu ghi nhận lượng khách ghé thăm kỷ lục với 105.331 người. Du khách đến đây chi tiêu trung bình khoảng 12.700 USD cho mỗi chuyến đi. Các chuyên gia dự báo lượng khách đang trên đà tăng trong thời gian tới.