Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Những việc như cắt móng tay, cởi giày sẽ khiến người khác khó chịu, trong khi tranh thủ chợp mắt trong phòng chờ có thể khiến bạn lỡ chuyến bay.
Nhà báo sống ở San Antonio, Texas, Mỹ Jill Robbins, với nhiều năm kinh nghiệm bay, đưa ra lời khuyên giúp du khách có trải nghiệm tốt hơn với bản thân và những người khác tại các phòng chờ sân bay.
Jill Robbins chụp ảnh trước chuyến bay. Ảnh: Jill Robbins
Jill Robbins, cây viết tự do chuyên viết về lối sống, du lịch, sức khỏe và thương mại cho nhiều tạp chí uy tín, thường đi du lịch khắp nơi cùng chồng và hai con nhỏ. Cô thích sử dụng các phòng chờ Delta Sky Clubs qua thẻ tín dụng đồng thương hiệu Delta và Priority Pass, loại thẻ thành viên cho phép cô vào hơn 1.500 phòng chờ sân bay trên toàn thế giới. Jill thích sử dụng phòng chờ sân bay vì yên tĩnh và ít đông đúc so với chờ đợi tại cổng. Phòng chờ có nhà vệ sinh sạch sẽ và tất nhiên, đồ ăn và đồ uống miễn phí cũng là một điểm cộng lớn.
Jill Robbins là cây viết tự do chuyên viết về lối sống, du lịch, sức khỏe và thương mại cho nhiều tạp chí uy tín. Jill hiện đang sống ở thành phố San Antonio, Texas, Mỹ cùng chồng và hai con nhỏ nhưng thường xuyên đi du lịch khắp nơi.
Jill khuyên nên tránh những điều sau khi sử dụng phòng chờ sân bay:
Ngồi ngay vào ghế đầu tiên thấy được
Phòng chờ là không gian công cộng. Ảnh: Jill Robbins
Hầu hết các phòng chờ sân bay có nhiều loại ghế ngồi khác nhau, từ những khu vực làm việc như bàn có ổ cắm điện cho đến những chiếc ghế sofa bọc nệm thoải mái giống trong phòng khách.
Jill không chọn chỗ ngồi đầu tiên mà cô thấy trừ khi phòng chờ quá đông và đó là lựa chọn duy nhất. Cô thường đoán được mức độ đông đúc của phòng chờ bằng cách nhìn vào hàng người ở cửa vào.
Nhiều phòng chờ mà Jill từng đến không cho phép khách mới vào khi chỗ ngồi đã gần đầy, vì vậy việc tìm chỗ ngồi không phải là vấn đề. Nếu không quen với cách bố trí của phòng, Jill sẽ đi một vòng để xem tất cả các chỗ ngồi có sẵn. Cô thích một chiếc ghế thoải mái có cổng USB để sạc điện thoại, vì vậy loại ghế này sẽ được tìm trước. Jill cũng thích ngồi xa khu vực buffet, quầy bar và nhà vệ sinh để có không gian yên tĩnh nhất có thể.
Ăn uống như thể đồ ăn sắp hết
Nhiều phòng chờ ở sân bay phục vụ buffet. Ảnh: Jill Robbins
Thức ăn ở phòng chờ sân bay đa dạng, từ các món do đầu bếp chuẩn bị đến các loại đồ ăn nhẹ mang đi, nhưng thường có nhiều món ăn nóng. Chúng trông rất hấp dẫn, nhưng Jill không có tâm lý "miễn phí nên phải ăn thật nhiều", vì vậy cô chỉ lấy đủ ăn khi thực sự đói hoặc biết rằng sẽ không có cơ hội ăn trong một thời gian dài. Jill không muốn cảm thấy quá no hoặc đầy bụng trước một chuyến bay dài.
Quầy bar cũng luôn là nơi hấp dẫn đối với du khách, nhưng Jill hạn chế uống rượu, dù một số phòng chờ phục vụ rượu miễn phí. Thỉnh thoảng Jill có thể uống một ly, nhưng cô không muốn bị mất nước trước một chuyến bay dài hoặc mất kiểm soát đến mức không chú ý đến hành lý và thời gian.
Không tôn trọng các hành khách khác
Trừ khi phòng chờ gần như trống, còn không nữ khách Mỹ không bao giờ chiếm nhiều hơn một chỗ ngồi hay đặt balô trên ghế khác. Cô cảm thấy khó chịu khi tìm kiếm chỗ mà nhiều ghế lại làm nơi chứa đồ.
Sử dụng tai nghe cũng là một quy tắc quan trọng trong phòng chờ sân bay. Jill thường thấy người ta xem video hoặc gọi facetime mà không dùng tai nghe. Điều đó thật bất lịch sự.
Jill cũng không bao giờ làm "những việc kỳ quặc" thỉnh thoảng thấy trong phòng chờ như cởi giày, cắt móng tay và đặt chân trần lên đồ đạc. Phòng chờ thoải mái như ở nhà, nhưng Jill luôn tự nhủ đó là không gian công cộng.
Tranh thủ chợp mắt
Dù có mệt mỏi và những chiếc ghế thoải mái sẵn bên nhưng Jill sẽ không ngủ trong phòng chờ vì cô lo mình sẽ bỏ lỡ chuyến bay. Jill chưa bao giờ phải chờ đợi đủ lâu để cảm thấy quá mệt mỏi, trong khi hầu hết các phòng chờ đều giới hạn thời gian ở lại. Ngồi nghỉ ngơi và thư giãn là đủ với cô khi cảm thấy mệt.
Chuyển sang nhà ga khác chỉ để sử dụng phòng chờ
Dù rất thích phòng chờ, Jill vẫn không đi quá xa khỏi cổng ra máy bay chỉ để vào một căn phòng khác trừ khi cô có ít nhất hai tiếng chờ đợi. Cô không muốn lỡ chuyến chỉ vì tìm một chút thoải mái trước khi bay.
Nhà báo sống ở San Antonio, Texas, Mỹ Jill Robbins, với nhiều năm kinh nghiệm bay, đưa ra lời khuyên giúp du khách có trải nghiệm tốt hơn với bản thân và những người khác tại các phòng chờ sân bay.
Jill Robbins chụp ảnh trước chuyến bay. Ảnh: Jill Robbins
Jill Robbins, cây viết tự do chuyên viết về lối sống, du lịch, sức khỏe và thương mại cho nhiều tạp chí uy tín, thường đi du lịch khắp nơi cùng chồng và hai con nhỏ. Cô thích sử dụng các phòng chờ Delta Sky Clubs qua thẻ tín dụng đồng thương hiệu Delta và Priority Pass, loại thẻ thành viên cho phép cô vào hơn 1.500 phòng chờ sân bay trên toàn thế giới. Jill thích sử dụng phòng chờ sân bay vì yên tĩnh và ít đông đúc so với chờ đợi tại cổng. Phòng chờ có nhà vệ sinh sạch sẽ và tất nhiên, đồ ăn và đồ uống miễn phí cũng là một điểm cộng lớn.
Jill Robbins là cây viết tự do chuyên viết về lối sống, du lịch, sức khỏe và thương mại cho nhiều tạp chí uy tín. Jill hiện đang sống ở thành phố San Antonio, Texas, Mỹ cùng chồng và hai con nhỏ nhưng thường xuyên đi du lịch khắp nơi.
Jill khuyên nên tránh những điều sau khi sử dụng phòng chờ sân bay:
Ngồi ngay vào ghế đầu tiên thấy được
Phòng chờ là không gian công cộng. Ảnh: Jill Robbins
Hầu hết các phòng chờ sân bay có nhiều loại ghế ngồi khác nhau, từ những khu vực làm việc như bàn có ổ cắm điện cho đến những chiếc ghế sofa bọc nệm thoải mái giống trong phòng khách.
Jill không chọn chỗ ngồi đầu tiên mà cô thấy trừ khi phòng chờ quá đông và đó là lựa chọn duy nhất. Cô thường đoán được mức độ đông đúc của phòng chờ bằng cách nhìn vào hàng người ở cửa vào.
Nhiều phòng chờ mà Jill từng đến không cho phép khách mới vào khi chỗ ngồi đã gần đầy, vì vậy việc tìm chỗ ngồi không phải là vấn đề. Nếu không quen với cách bố trí của phòng, Jill sẽ đi một vòng để xem tất cả các chỗ ngồi có sẵn. Cô thích một chiếc ghế thoải mái có cổng USB để sạc điện thoại, vì vậy loại ghế này sẽ được tìm trước. Jill cũng thích ngồi xa khu vực buffet, quầy bar và nhà vệ sinh để có không gian yên tĩnh nhất có thể.
Ăn uống như thể đồ ăn sắp hết
Nhiều phòng chờ ở sân bay phục vụ buffet. Ảnh: Jill Robbins
Thức ăn ở phòng chờ sân bay đa dạng, từ các món do đầu bếp chuẩn bị đến các loại đồ ăn nhẹ mang đi, nhưng thường có nhiều món ăn nóng. Chúng trông rất hấp dẫn, nhưng Jill không có tâm lý "miễn phí nên phải ăn thật nhiều", vì vậy cô chỉ lấy đủ ăn khi thực sự đói hoặc biết rằng sẽ không có cơ hội ăn trong một thời gian dài. Jill không muốn cảm thấy quá no hoặc đầy bụng trước một chuyến bay dài.
Quầy bar cũng luôn là nơi hấp dẫn đối với du khách, nhưng Jill hạn chế uống rượu, dù một số phòng chờ phục vụ rượu miễn phí. Thỉnh thoảng Jill có thể uống một ly, nhưng cô không muốn bị mất nước trước một chuyến bay dài hoặc mất kiểm soát đến mức không chú ý đến hành lý và thời gian.
Không tôn trọng các hành khách khác
Trừ khi phòng chờ gần như trống, còn không nữ khách Mỹ không bao giờ chiếm nhiều hơn một chỗ ngồi hay đặt balô trên ghế khác. Cô cảm thấy khó chịu khi tìm kiếm chỗ mà nhiều ghế lại làm nơi chứa đồ.
Sử dụng tai nghe cũng là một quy tắc quan trọng trong phòng chờ sân bay. Jill thường thấy người ta xem video hoặc gọi facetime mà không dùng tai nghe. Điều đó thật bất lịch sự.
Jill cũng không bao giờ làm "những việc kỳ quặc" thỉnh thoảng thấy trong phòng chờ như cởi giày, cắt móng tay và đặt chân trần lên đồ đạc. Phòng chờ thoải mái như ở nhà, nhưng Jill luôn tự nhủ đó là không gian công cộng.
Tranh thủ chợp mắt
Dù có mệt mỏi và những chiếc ghế thoải mái sẵn bên nhưng Jill sẽ không ngủ trong phòng chờ vì cô lo mình sẽ bỏ lỡ chuyến bay. Jill chưa bao giờ phải chờ đợi đủ lâu để cảm thấy quá mệt mỏi, trong khi hầu hết các phòng chờ đều giới hạn thời gian ở lại. Ngồi nghỉ ngơi và thư giãn là đủ với cô khi cảm thấy mệt.
Chuyển sang nhà ga khác chỉ để sử dụng phòng chờ
Dù rất thích phòng chờ, Jill vẫn không đi quá xa khỏi cổng ra máy bay chỉ để vào một căn phòng khác trừ khi cô có ít nhất hai tiếng chờ đợi. Cô không muốn lỡ chuyến chỉ vì tìm một chút thoải mái trước khi bay.