Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Nhắc đến siêu thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất hành tinh chúng ta không thể không nhắc đến cải bó xôi. Loại rau này vừa ngon vừa rẻ lại được trồng nhiều ở Việt Nam.
Lợi ích "vàng 10" của cải bó xôi
Cải bó xôi còn có tên gọi khác là rau chân vịt, rau bina. Đây là một trong những loại rau ăn rất ngon, bởi vị ngọt thanh, thơm dịu không ngái, và đặc biệt khi chín rất mềm.
Loại cải này hiện được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, khả năng chịu lạnh tốt, hợp với khí hậu ôn đới mát mẻ. Với đặc điểm này, Việt Nam trồng cải bó xôi nhiều nhất ở Đà Lạt và các tỉnh miền núi phía Bắc.
Cải bó xôi tên khoa học của loại rau này là Spanacia Oleracea, thuộc họ Dền. Nó không chỉ là loại rau quen thuộc trong thực đơn hàng ngày, mà còn được sử dụng như một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh...
Cải bó xôi được ví như loại rau giàu dinh dưỡng nhất hành tinh. Do đó ăn rau cải bó xôi thường xuyên tốt cho sức khỏe.
Chống ung thư: Trong cải bó xôi giàu flavonoid, một hợp chất có khả năng chống ung thư, thông qua việc làm chậm sự phân tách tế bào ung thư ở dạ dày và da. Ngoài ra, cải bó xôi còn được chứng minh có thể giúp chống lại sự hình thành ung thư tiền liệt tuyến.
Giảm cân hiệu quả: Có thể bạn chưa biết, cải bó xôi có mức calo và chất béo thấp, nhưng giàu dưỡng chất và chất xơ. Đây là các yếu tố giúp hỗ trợ giảm cân cực hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa táo bón, kiểm soát đường huyết tốt, theo Stylecraze.com.
Tốt cho mắt: Cải bó xôi dồi dào chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin, giúp bảo vệ mắt khỏi bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa võng mạc do lão hóa. Đồng thời, cải bó xôi còn chứa nhiều vitamin A, hỗ trợ duy trì màng nhầy khỏe mạnh và cần thiết cho thị lực.
Rất tốt cho xương: Cải bó xôi chứa nhiều vitamin K, duy trì sức khỏe ổn định của xương. Một chén cải bó xôi luộc chín cung cấp nhiều hơn 10 lần nhu cầu vitamin K hằng ngày của một người. Ngoài ra, cải bó xôi là loại rau xanh thích hợp để thay thế cho các sản phẩm từ sữa nhờ cung cấp canxi thiết yếu, ngăn ngừa loãng xương. Thực phẩm này cũng là nguồn protein tuyệt vời dành cho người ăn chay, giúp tăng cường các mô cơ cũng như hỗ trợ phát triển collagen.
Giảm stress hiệu quả: Ăn cải bó xôi thường xuyên giúp giảm cao huyết áp gây bệnh thận, bệnh tim và đột quỵ. Tiêu thụ cải bó xôi có thể giúp kiểm soát chứng cao huyết áp, giảm stress và lo âu. Cải bó xôi giàu kẽm và magiê, giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm và từ đó cơ thể sẽ được thư giãn tối ưu.
Tốt cho sức khỏe đường ruột: Bổ sung cải bó xôi vào bữa ăn hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe đường ruột. Beta-carotene và vitamin C có trong cải bó xôi giúp bảo vệ các tế bào của đại tràng khỏi những tác hại của những gốc tự do (có nguy cơ gây ung thư).
Tốt cho não bộ: Loại rau này giúp não hoạt động tốt và tư duy minh mẫn. Vitamin K có trong cải bó xôi thúc đẩy hệ thần kinh khỏe mạnh thông qua việc tạo điều kiện tổng hợp sphingolipid, chất béo tạo nên vỏ myelin bao bọc quanh dây thần kinh.
Những lưu ý "vàng" khi chế biến cải bó xôi
- Những người bị bệnh thận hoặc gout không nên ăn nhiều rau cải bó xôi, bởi thành phần oxalate và purin trong rau có thể gây ảnh hưởng không tốt đến tình trạng bệnh.- Cải bó xôi nên chế biến trong thời gian ngắn, tránh làm mất hàm lượng dinh dưỡng trong thành phần
- Loại rau này thân mềm nên chế biến trong thời gian ngắn, tránh làm mất hàm lượng dinh dưỡng .- Cải bó xôi chứa nhiều canxi nên không nên sử dụng cùng các thực phẩm chứa kẽm hoặc uống thuốc bổ sung kẽm khi ăn rau cải bó xôi.- Mặc dù loại rau này tốt nhưng không nên chế biến cùng hải sản, sẽ làm mất đi hàm lượng kẽm có trong hải sản. Đồng thời, khi chế biến nên hạn chế thời gian dùng nhiệt để tránh làm mất đi các chất bổ dưỡng có trong rau.
Mẹo hay chế biến các "vị thuốc" từ cải bó xôi
1. Chống thiếu máu, hạ huyết áp: 80g cải bó xôi, rửa sạch, xắt nhỏ, cho ¼ muỗng cà phê muối (hoặc 1/2 muỗng cà phê bột nêm), 3g hành tây xắt khoanh. Nấu 3 chén nước còn 1 chén. Ăn xác, uống nước ngày 2 lần. Có thể thêm 50g thịt dê và 3 muỗng gạo rang vừa vàng nấu với 100g cải bó xôi. Trong 3 chén nước nấu nhừ còn 1,5 chén. Ăn 2 lần/ngày. Liên tục trong 3 – 5 ngày.
2. Chống suy nhược cơ thể: 200g rau cải, 30g khoai mỡ tím, 30g bí đỏ, 150g nghêu hoặc hến, 100g củ sen. Rửa sạch cải, khoai mỡ, bí đỏ xắt hạt lựu hoặc xay nhuyễn. Nghêu luộc vừa tách vỏ, lấy thịt, cho vào 1/3 muỗng bột nêm. Hầm củ sen đã rửa sạch trong 500ml nước, còn 300ml cho thêm bí đỏ, khoai mỡ và thịt nghêu vào hầm, thêm 3g đường phèn. Còn 150ml cho cải bó xôi vào vừa chín. Ăn 1 lần trong buổi tối trước khi ngủ. Liền trong 10 ngày.
Phòng ngừa cao huyết áp: Cải bó xôi tươi 250g, cho vào nước sôi ngâm trong vòng 3 phút, sau đó vớt ra trộn với muối, dầu vừng. Mỗi ngày ăn hai lần. Nhuận trường, thông đại tiện: cải bó xôi 100g, gạo tẻ 100g. Đầu tiên, nấu gạo tẻ thành cháo, sau đó cho cải bó xôi vào đun sôi lại là được. Dân gian thường dùng món này để chữa bệnh trĩ, đi đại tiện khó, bí đại tiện thường xuyên và bệnh táo bón ở người cao tuổi.
Lợi ích "vàng 10" của cải bó xôi
Cải bó xôi còn có tên gọi khác là rau chân vịt, rau bina. Đây là một trong những loại rau ăn rất ngon, bởi vị ngọt thanh, thơm dịu không ngái, và đặc biệt khi chín rất mềm.
Loại cải này hiện được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, khả năng chịu lạnh tốt, hợp với khí hậu ôn đới mát mẻ. Với đặc điểm này, Việt Nam trồng cải bó xôi nhiều nhất ở Đà Lạt và các tỉnh miền núi phía Bắc.
Cải bó xôi tên khoa học của loại rau này là Spanacia Oleracea, thuộc họ Dền. Nó không chỉ là loại rau quen thuộc trong thực đơn hàng ngày, mà còn được sử dụng như một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh...
Cải bó xôi được ví như loại rau giàu dinh dưỡng nhất hành tinh. Do đó ăn rau cải bó xôi thường xuyên tốt cho sức khỏe.
Chống ung thư: Trong cải bó xôi giàu flavonoid, một hợp chất có khả năng chống ung thư, thông qua việc làm chậm sự phân tách tế bào ung thư ở dạ dày và da. Ngoài ra, cải bó xôi còn được chứng minh có thể giúp chống lại sự hình thành ung thư tiền liệt tuyến.
Giảm cân hiệu quả: Có thể bạn chưa biết, cải bó xôi có mức calo và chất béo thấp, nhưng giàu dưỡng chất và chất xơ. Đây là các yếu tố giúp hỗ trợ giảm cân cực hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa táo bón, kiểm soát đường huyết tốt, theo Stylecraze.com.
Tốt cho mắt: Cải bó xôi dồi dào chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin, giúp bảo vệ mắt khỏi bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa võng mạc do lão hóa. Đồng thời, cải bó xôi còn chứa nhiều vitamin A, hỗ trợ duy trì màng nhầy khỏe mạnh và cần thiết cho thị lực.
Rất tốt cho xương: Cải bó xôi chứa nhiều vitamin K, duy trì sức khỏe ổn định của xương. Một chén cải bó xôi luộc chín cung cấp nhiều hơn 10 lần nhu cầu vitamin K hằng ngày của một người. Ngoài ra, cải bó xôi là loại rau xanh thích hợp để thay thế cho các sản phẩm từ sữa nhờ cung cấp canxi thiết yếu, ngăn ngừa loãng xương. Thực phẩm này cũng là nguồn protein tuyệt vời dành cho người ăn chay, giúp tăng cường các mô cơ cũng như hỗ trợ phát triển collagen.
Giảm stress hiệu quả: Ăn cải bó xôi thường xuyên giúp giảm cao huyết áp gây bệnh thận, bệnh tim và đột quỵ. Tiêu thụ cải bó xôi có thể giúp kiểm soát chứng cao huyết áp, giảm stress và lo âu. Cải bó xôi giàu kẽm và magiê, giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm và từ đó cơ thể sẽ được thư giãn tối ưu.
Tốt cho sức khỏe đường ruột: Bổ sung cải bó xôi vào bữa ăn hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe đường ruột. Beta-carotene và vitamin C có trong cải bó xôi giúp bảo vệ các tế bào của đại tràng khỏi những tác hại của những gốc tự do (có nguy cơ gây ung thư).
Tốt cho não bộ: Loại rau này giúp não hoạt động tốt và tư duy minh mẫn. Vitamin K có trong cải bó xôi thúc đẩy hệ thần kinh khỏe mạnh thông qua việc tạo điều kiện tổng hợp sphingolipid, chất béo tạo nên vỏ myelin bao bọc quanh dây thần kinh.
Những lưu ý "vàng" khi chế biến cải bó xôi
- Những người bị bệnh thận hoặc gout không nên ăn nhiều rau cải bó xôi, bởi thành phần oxalate và purin trong rau có thể gây ảnh hưởng không tốt đến tình trạng bệnh.- Cải bó xôi nên chế biến trong thời gian ngắn, tránh làm mất hàm lượng dinh dưỡng trong thành phần
- Loại rau này thân mềm nên chế biến trong thời gian ngắn, tránh làm mất hàm lượng dinh dưỡng .- Cải bó xôi chứa nhiều canxi nên không nên sử dụng cùng các thực phẩm chứa kẽm hoặc uống thuốc bổ sung kẽm khi ăn rau cải bó xôi.- Mặc dù loại rau này tốt nhưng không nên chế biến cùng hải sản, sẽ làm mất đi hàm lượng kẽm có trong hải sản. Đồng thời, khi chế biến nên hạn chế thời gian dùng nhiệt để tránh làm mất đi các chất bổ dưỡng có trong rau.
Mẹo hay chế biến các "vị thuốc" từ cải bó xôi
1. Chống thiếu máu, hạ huyết áp: 80g cải bó xôi, rửa sạch, xắt nhỏ, cho ¼ muỗng cà phê muối (hoặc 1/2 muỗng cà phê bột nêm), 3g hành tây xắt khoanh. Nấu 3 chén nước còn 1 chén. Ăn xác, uống nước ngày 2 lần. Có thể thêm 50g thịt dê và 3 muỗng gạo rang vừa vàng nấu với 100g cải bó xôi. Trong 3 chén nước nấu nhừ còn 1,5 chén. Ăn 2 lần/ngày. Liên tục trong 3 – 5 ngày.
2. Chống suy nhược cơ thể: 200g rau cải, 30g khoai mỡ tím, 30g bí đỏ, 150g nghêu hoặc hến, 100g củ sen. Rửa sạch cải, khoai mỡ, bí đỏ xắt hạt lựu hoặc xay nhuyễn. Nghêu luộc vừa tách vỏ, lấy thịt, cho vào 1/3 muỗng bột nêm. Hầm củ sen đã rửa sạch trong 500ml nước, còn 300ml cho thêm bí đỏ, khoai mỡ và thịt nghêu vào hầm, thêm 3g đường phèn. Còn 150ml cho cải bó xôi vào vừa chín. Ăn 1 lần trong buổi tối trước khi ngủ. Liền trong 10 ngày.
Phòng ngừa cao huyết áp: Cải bó xôi tươi 250g, cho vào nước sôi ngâm trong vòng 3 phút, sau đó vớt ra trộn với muối, dầu vừng. Mỗi ngày ăn hai lần. Nhuận trường, thông đại tiện: cải bó xôi 100g, gạo tẻ 100g. Đầu tiên, nấu gạo tẻ thành cháo, sau đó cho cải bó xôi vào đun sôi lại là được. Dân gian thường dùng món này để chữa bệnh trĩ, đi đại tiện khó, bí đại tiện thường xuyên và bệnh táo bón ở người cao tuổi.