Nước mắm là gia vị quen thuộc được dùng để tăng hương vị cho món ăn. Tuy nhiên bạn cần lưu ý một số điều tối kỵ khi dùng loại gia vị này.
Nước mắm là gia vị không thể thiếu trong căn bếp của các gia đình Việt. Không chỉ giúp món ăn đậm đà hơn, nước mắm còn có một số lợi ích như:
Cung cấp chất đạm
Nước mắm là nguồn cung cấp dồi dào chất đạm (protein). Chỉ với 1 thìa canh nước mắm (tương đương 14,7ml) có thể cung cấp tới 2g chất đạm.
Đạm là chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết góp phần cấu tạo và sửa chữa các mô, hỗ trợ phát triển cơ bắp và duy trì sức khỏe tổng thể.
Cung cấp khoáng chất
Nước mắm là loại gia vị có hàm lượng khoáng chất ấn tượng. Natri là khoáng chất nhiều nhất trong nước mắm. Bên cạnh đó là các khoáng chất khác thiết yếu cho cơ thể như kali, phốt pho và magiê. Những khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lượng nước thích hợp, hỗ trợ sức khỏe của xương cũng như các chức năng sinh lý khác.
Một số khoáng chất khác trong nước mắm đó là canxi, đồng, sắt, mangan, selen, kẽm.
Giàu vitamin B
Nước mắm chứa một số vitamin B, bao gồm thiamin (B1), riboflavin (B2) và niacin (B3). Những vitamin này rất quan trọng trong việc sản xuất năng lượng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng cường chức năng não bộ. Thêm nước mắm vào bữa ăn là cách đơn giản để bạn thu được các lợi ích này một cách tự nhiên.
Ít calo
Thêm nước mắm vào các món ăn giúp tăng hương vị, sự đậm đà trong khi không thêm quá nhiều calo vào chế độ ăn. Một thìa canh nước mắm chỉ chứa khoảng 10 calo.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, nước mắm có hàm lượng natri cao, ăn nhiều có thể gây hại sức khỏe. Trong 18g nước mắm chứa 1,4g natri (hơn 60% khuyến nghị hằng ngày). Do đó, những người theo chế độ ăn nhạt nên cân nhắc loại gia vị thay thế hoặc chỉ sử dụng một lượng nhỏ.
Ngoài ra, nước mắm có khả năng gây dị ứng. Theo Nutrition Advance, thành phần chính của nước mắm là cá hoặc động vật có vỏ nên có thể gây ảnh hưởng đến những người dị ứng hải sản.
Bên cạnh đó, khi sử dụng nước mắm bạn cần lưu ý những điều sau:
Không ăn nước mắm để qua đêm
Theo The Kitchn, nước mắm đã có thời gian sản xuất và lên men dài, không cần cất giữ trong tủ lạnh. Tuy nhiên, đó là khi nước mắm để trong chai, chưa sử dụng.
Khi pha chế để chấm, nước mắm được bổ sung nhiều thành phần khác như đường, nước lọc, ớt, chanh, hoặc dính thức ăn thừa (rau, thịt, cá) và cả vi khuẩn từ đũa thìa. Các yếu tố trên làm nảy sinh chất độc gây hại cho cơ thể, đặc biệt khi bạn để nước mắm qua đêm trong điều kiện nhiệt độ môi trường bên ngoài. Bởi vậy, tốt nhất bạn chỉ nên pha lượng nước mắm vừa phải, không dùng sang bữa thứ 2.
Không đun nước mắm quá lâu
Nước mắm được đun quá lâu cùng món ăn trên bếp sẽ khiến các vitamin bị bốc hơi hết, hương vị cũng biến đổi kém thơm ngon. Do đó với các món xào và kho, bạn nên đợi khi món ăn gần chín rồi mới cho nước mắm vào và nhanh chóng tắt bếp. Với món canh cũng vậy, chỉ nên cho nước mắm vào trước lúc tắt bếp.
Không chấm chung bát nước mắm
Thói quen chấm chung một bát nước mắm trong các bữa cơm có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Khuẩn HP là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày, tá tràng và ung thư dạ dày. Để tránh nguy cơ này, hãy sử dụng riêng từng bát nước mắm cho mỗi người hoặc sử dụng dụng cụ riêng để chấm nước mắm.
Không cho trẻ dưới 1 tuổi dùng nước mắm
Các chuyên gia khuyến cáo không sử dụng nước mắm cho trẻ dưới 1 tuổi, do hàm lượng muối có thể ảnh hưởng xấu đến thận của trẻ. Ngoài ra, người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, suy thận cũng nên hạn chế sử dụng nước mắm hoặc ăn theo khuyến nghị từ bác sĩ.
Không tiêu thụ quá nhiều nước mắm
Theo SBS, báo cáo từ Viện Sức khỏe Toàn cầu George, VicHealth và Quỹ Tim mạch Australia cho thấy chỉ cần ăn một thìa nước mắm là bạn đã tiêu thụ gần hết lượng muối được khuyến nghị cho cả ngày.
Khi phân tích hàm lượng muối của 157 sản phẩm nước xốt phổ biến, các tác giả phát hiện nước mắm mặn nhất. Bởi vậy, những đối tượng cần ăn nhạt như người có huyết áp cao, mắc ung thư, bệnh xương khớp, tiểu đường nên hạn chế ăn nước mắm.
Nước mắm là gia vị không thể thiếu trong căn bếp của các gia đình Việt. Không chỉ giúp món ăn đậm đà hơn, nước mắm còn có một số lợi ích như:
Cung cấp chất đạm
Nước mắm là nguồn cung cấp dồi dào chất đạm (protein). Chỉ với 1 thìa canh nước mắm (tương đương 14,7ml) có thể cung cấp tới 2g chất đạm.
Đạm là chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết góp phần cấu tạo và sửa chữa các mô, hỗ trợ phát triển cơ bắp và duy trì sức khỏe tổng thể.
Cung cấp khoáng chất
Nước mắm là loại gia vị có hàm lượng khoáng chất ấn tượng. Natri là khoáng chất nhiều nhất trong nước mắm. Bên cạnh đó là các khoáng chất khác thiết yếu cho cơ thể như kali, phốt pho và magiê. Những khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lượng nước thích hợp, hỗ trợ sức khỏe của xương cũng như các chức năng sinh lý khác.
Một số khoáng chất khác trong nước mắm đó là canxi, đồng, sắt, mangan, selen, kẽm.
Giàu vitamin B
Nước mắm chứa một số vitamin B, bao gồm thiamin (B1), riboflavin (B2) và niacin (B3). Những vitamin này rất quan trọng trong việc sản xuất năng lượng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng cường chức năng não bộ. Thêm nước mắm vào bữa ăn là cách đơn giản để bạn thu được các lợi ích này một cách tự nhiên.
Ít calo
Thêm nước mắm vào các món ăn giúp tăng hương vị, sự đậm đà trong khi không thêm quá nhiều calo vào chế độ ăn. Một thìa canh nước mắm chỉ chứa khoảng 10 calo.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, nước mắm có hàm lượng natri cao, ăn nhiều có thể gây hại sức khỏe. Trong 18g nước mắm chứa 1,4g natri (hơn 60% khuyến nghị hằng ngày). Do đó, những người theo chế độ ăn nhạt nên cân nhắc loại gia vị thay thế hoặc chỉ sử dụng một lượng nhỏ.
Ngoài ra, nước mắm có khả năng gây dị ứng. Theo Nutrition Advance, thành phần chính của nước mắm là cá hoặc động vật có vỏ nên có thể gây ảnh hưởng đến những người dị ứng hải sản.
Bên cạnh đó, khi sử dụng nước mắm bạn cần lưu ý những điều sau:
Không ăn nước mắm để qua đêm
Theo The Kitchn, nước mắm đã có thời gian sản xuất và lên men dài, không cần cất giữ trong tủ lạnh. Tuy nhiên, đó là khi nước mắm để trong chai, chưa sử dụng.
Khi pha chế để chấm, nước mắm được bổ sung nhiều thành phần khác như đường, nước lọc, ớt, chanh, hoặc dính thức ăn thừa (rau, thịt, cá) và cả vi khuẩn từ đũa thìa. Các yếu tố trên làm nảy sinh chất độc gây hại cho cơ thể, đặc biệt khi bạn để nước mắm qua đêm trong điều kiện nhiệt độ môi trường bên ngoài. Bởi vậy, tốt nhất bạn chỉ nên pha lượng nước mắm vừa phải, không dùng sang bữa thứ 2.
Không đun nước mắm quá lâu
Nước mắm được đun quá lâu cùng món ăn trên bếp sẽ khiến các vitamin bị bốc hơi hết, hương vị cũng biến đổi kém thơm ngon. Do đó với các món xào và kho, bạn nên đợi khi món ăn gần chín rồi mới cho nước mắm vào và nhanh chóng tắt bếp. Với món canh cũng vậy, chỉ nên cho nước mắm vào trước lúc tắt bếp.
Không chấm chung bát nước mắm
Thói quen chấm chung một bát nước mắm trong các bữa cơm có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Khuẩn HP là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày, tá tràng và ung thư dạ dày. Để tránh nguy cơ này, hãy sử dụng riêng từng bát nước mắm cho mỗi người hoặc sử dụng dụng cụ riêng để chấm nước mắm.
Không cho trẻ dưới 1 tuổi dùng nước mắm
Các chuyên gia khuyến cáo không sử dụng nước mắm cho trẻ dưới 1 tuổi, do hàm lượng muối có thể ảnh hưởng xấu đến thận của trẻ. Ngoài ra, người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, suy thận cũng nên hạn chế sử dụng nước mắm hoặc ăn theo khuyến nghị từ bác sĩ.
Không tiêu thụ quá nhiều nước mắm
Theo SBS, báo cáo từ Viện Sức khỏe Toàn cầu George, VicHealth và Quỹ Tim mạch Australia cho thấy chỉ cần ăn một thìa nước mắm là bạn đã tiêu thụ gần hết lượng muối được khuyến nghị cho cả ngày.
Khi phân tích hàm lượng muối của 157 sản phẩm nước xốt phổ biến, các tác giả phát hiện nước mắm mặn nhất. Bởi vậy, những đối tượng cần ăn nhạt như người có huyết áp cao, mắc ung thư, bệnh xương khớp, tiểu đường nên hạn chế ăn nước mắm.