5 loại bánh có cái tên độc lạ ở Việt Nam nhưng ăn là nghiền

Nguyệt Phan

Well-known member
Từ Bắc chí Nam có vô vàn loại bánh, trong đó những cái tên độc lạ như bánh cống, bánh hỏi, bánh ngải... làm nên nét phong phú cho ẩm thực Việt Nam.
5 loại bánh có cái tên độc lạ ở Việt Nam nhưng ăn là nghiền


https://bs.serving-sys.com/Serving/...US_PRIVACY}&adid=1090354043&ord=1687165082188
Ẩm thực Việt Nam vô cùng phong phú với rất nhiều loại bánh khác nhau, mỗi loại lại mang một hương vị riêng khó lẫn. Trong đó có không ít những loại bánh có cái tên độc lạ mà không phải ai cũng biết.
Bánh cống
Bánh cống hay còn có tên gọi khác là bánh cóng, có nguồn gốc từ người Khmer ở Nam Bộ. Cái tên gần gũi xuất phát từ chính hình dạng dụng cụ làm nên chiếc bánh.
Người dân Nam Bộ đều gọi là bánh cóng cho dễ nhớ do khuôn bánh có hình dạng giống như chiếc cóng - một dụng cụ dùng để đong chất lỏng của các quầy tạp hóa ngày trước.
Bánh cống là món ăn vặt yêu thích đông đảo thực khách. Ảnh: T.L
Bánh cống là món ăn vặt yêu thích đông đảo thực khách. Ảnh: T.L
Nguyên liệu để làm nên loại bánh này gồm bột gạo, đậu xanh, đậu nành, hành tím, củ sắn, thịt heo và tôm. Bánh cống được chiên ngập dầu để đảm bảo bánh giòn, có màu đẹp và thơm ngon.
Chiếc bánh cống nóng hổi được ăn kèm với nhiều loại rau sống, ít đồ chua và chấm cùng nước mắm chua ngọt. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm của bột gạo, bùi bùi của đậu xanh và củ sắn, thịt heo và tôm thơm lừng khi được chiên ngập dầu. Bánh cống được bán rộng rãi ở Sóc Trăng và nhiều tỉnh thành Nam Bộ, bạn nên một lần thưởng thức món ăn này.
Bánh hỏi
Bánh hỏi là đặc sản của nhiều tỉnh thành như: Vũng Tàu, Bến Tre, Nha Trang... Bánh hỏi được làm nên từ nguyên liệu giản đơn là bột gạo, lá hẹ và nước lọc. Để có mẻ bánh ngon khâu chọn gạo đóng góp phần rất quan trọng. Cách làm bánh hỏi đòi hỏi sự kì công, tỉ mỉ và nhiều công đoạn.
Bánh hỏi dễ ăn nên rất dễ chiều lòng thực khách Việt Nam cũng như quốc tế. Ảnh: Tạ Quang - Phong Linh
Bánh hỏi dễ ăn nên rất dễ chiều lòng thực khách Việt Nam cũng như quốc tế. Ảnh: Phong Linh
Để thưởng thức bánh hỏi ngon nhất chúng ta cần đến lá hẹ ăn kèm. Lá hẹ đem thái nhỏ, xào thơm cùng dầu ăn sau đó phết đều lên bánh hỏi. Cầu kì hơn bánh hỏi thường được ăn kèm với thịt heo quay, thịt nướng, lòng heo... Ngoài ra không thể thiếu bát nước chấm chua ngọt để món ăn thêm tròn vị.
Bánh ngải
Bánh ngải thường xuất hiện trên mâm cúng tổ tiên dịp lễ tết của người Tày tại một số vùng cao như Lạng Sơn, Bắc Giang, vùng Bình Liêu ở Quảng Ninh... Nguyên liệu để làm món bánh này bao gồm gạo nếp, lá ngải, đường, đậu xanh, mè đen...
Bánh ngải còn được nhiều người quen gọi là bánh giầy ngải. Ảnh: Hải Minh
Bánh ngải còn được nhiều người quen gọi là bánh giầy ngải. Ảnh: Hải Minh
Bánh ngải khi chín có màu xanh sẫm với mùi thơm đặc trưng. Vỏ bánh dẻo thơm mùi gạo nếp kết hợp với lá ngải, nhân bánh bùi bùi có độ ngọt vừa phải.
Bánh ngải cứu Lạng Sơn được làm quanh năm, hầu như tại khu chợ nào của địa phương du khách cũng có thể dễ dàng mua bánh với mức giá rẻ.
Bánh hòn
Bánh hòn là thức quà quê giản dị, mộc mạc nhưng hương vị lại gây thương nhớ. Bánh có hình dáng giống hòn bi ve nhưng to hơn.
Nguyên liệu để làm món bánh này gồm có gạo tẻ, thịt heo, hành hoa, mộc nhĩ và gia vị. Người ta chọn loại gạo tẻ ngon, phải trải qua nhiều công đoạn từ ngâm gạo, nghiền, nhào bột để làm ra phần vỏ bánh chất lượng.
Bánh hòn dân dã là đặc sản của thị trấn Hương Canh, tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Cooky
Bánh hòn dân dã là đặc sản của thị trấn Hương Canh, tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: CookyĐối với phần nhân sẽ được xào sơ qua và nêm nếm gia vị vừa ăn. Nặn mỏng vỏ bánh rồi cho nhân vào giữa, từ từ vuốt nặn bịt kín miệng bánh.
Bánh sẽ được đem đi hấp cho đến khi hương thơm ngào ngạt lan tỏa, bánh chuyển màu trắng trong là chín. Khi ăn bạn có thể chấm bánh cùng nước chấm chua ngọt hoặc bánh hòn kết hợp cháo se ăn cũng rất ngon.
Bánh gật gù
Về Quảng Ninh mà chưa thưởng thức bánh gật gù thì quả là điều thiếu sót. Miếng bánh dài, dẻo kẹo, cầm trên tay miếng bánh lắc lư gật lên gật xuống đúng như tên gọi.
Nước chấm ngon được xem là "linh hồn" của món ăn này. Thông thường nước chấm bánh gật gù gồm có thịt heo, hành khô, mỡ gà và nước mắm.
Bánh gật gù dẻo thơm. Ảnh: Đoàn Hưng
Bánh gật gù dẻo thơm thu hút du khách bởi độ dẻo, mùi thơm và bát nước chấm tinh túy. Ảnh: Đoàn Hưng
Bánh gật gù là thức quà sáng yêu thích của người dân địa phương, ngoài ra loại bánh này còn có cách chế biến rất đơn giản. Bánh được làm từ gạo tẻ, trong đó công đoạn tráng bánh là kì công nhất bởi nó quyết định đến độ dẻo dai của bánh thành phẩm.
 
Bên trên