5 lưu ý khi ăn cho người bị đàm, ho, khó thở, tránh bị sặc, nghẹn!

Nguyễn Thị Ngọc Trinh

Well-known member
Đàm, ho, khó thở gây cản trở việc nhai nuốt, ăn uống, thậm chí nếu không cẩn thận còn bị sặc, nghẹn. Điều này khiến nhiều người bệnh sợ ăn, cạn kiệt năng lượng, gầy gò ốm yếu.
Vậy người bị đàm, ho, khó thở nên ăn uống như thế nào?

Ngồi thẳng

Người bị đàm, ho, khó thở do các bệnh lý hô hấp mạn tính như hen suyễn, viêm phế quản mạn, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD nên ngồi thẳng khi ăn và giữ chân trên sàn. Tư thế này giúp phổi được mở rộng hoàn toàn và hỗ trợ tốt cho hô hấp, tiêu hóa. Tránh không ngả đầu về phía sau hoặc cúi người trong khi ăn.

Ăn nhiều chất xơ

Táo bón và đầy hơi sẽ làm tăng áp lực lên cơ hoành, làm tăng nặng thêm tình trạng đờm, ho, khó thở. Vì thế người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau, các loại đậu, trái cây tươi… (khoảng 25 – 35 gram/ngày).

5 lưu ý khi ăn cho người bị đàm, ho, khó thở, tránh bị sặc, nghẹn! - 1

Bữa ăn giàu chất xơ rất tốt cho người bị đàm, ho, khó thở.

Ăn nhiều bữa trong ngày

Thay vì ăn 3 bữa/ngày như bình thường thì người bị đàm, ho, khó thở được khuyến nghị nên chia các bữa ăn thành 5 – 6 bữa nhỏ. Điều này đảm bảo cung cấp năng lượng liên tục để cơ thể không bị mệt mỏi, giảm nguy cơ ợ chua.

Ăn đồ dễ nhai

Đồ ăn quá cứng khó nhai, khó nuốt có thể gây kích ứng, tắc nghẽn, thậm chí là ngạt thở. Chưa kể việc phải nhai quá nhiều cũng làm mất năng lượng. Thay vào đó nên chọn các loại thực phẩm mềm, nấu chín kỹ.

5 lưu ý khi ăn cho người bị đàm, ho, khó thở, tránh bị sặc, nghẹn! - 2

Chọn các món dễ nhai, dễ nuốt như cháo, phở.

Ăn nhạt

Ăn quá nhiều muối khiến cơ thể tích nước và gây áp lực lên phổi, khiến cho người bệnh thêm khó chịu. Để đủ natri cho cơ thể nhưng không bị tích nước, người bệnh có thể sử dụng các loại thảo mộc và gia vị không chứa muối. Chế biến thực phẩm bằng cách hấp, luộc thay vì chiên, rán, xào, kho…
 
Bên trên