5 món ăn thu hút thực khách ở Mù Cang Chải

Võ Xuân Trường

Well-known member
5 món ăn thu hút thực khách ở Mù Cang Chải
Cách Hà Nội hơn 300 km, Mù Cang Chải là một trong những địa điểm "phải đi" ở Yên Bái. Huyện vùng cao Tây Bắc này không chỉ có mùa lúa chín quyến rũ mà còn có nhiều đặc sản thơm ngon không nên bỏ lỡ.
Nhộng ong rừng
Nhộng là một đặc sản quý hiếm, chỉ có vào thời điểm ong sinh sản, khoảng tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Tuy lấy nhộng ong rừng khó, nhưng cách làm khá đơn giản và có thể chế biến thành nhiều món như nhộng chiên giòn, nhộng tẩm bột rán. Người dân nơi đây lại chuộng món nhộng xào mùng cho những bữa cơm dân dã.
Nhộng xào mùng là món ăn mà nhiều người dân và du khách ưa thích. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Yên Bái.

https://ad.doubleclick.net/ddm/trac...;tag_for_child_directed_treatment=;tfua=;ltd=
Nhộng xào mùng là món ăn mà nhiều người dân và du khách ưa thích. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Yên Bái.


Nhộng phải xào thật khéo, không để nát, có màu vàng bóng, căng tròn, thêm chút màu xanh mát của lá chanh thái nhỏ và mùng. Mùi thơm của lá chanh hòa quyện với vị đậm đà, béo ngậy của nhộng rất đưa cơm hoặc nhâm nhi cùng chén rượu chắc hẳn sẽ khá lạ miệng.
Cá hồi
Cá hồi Mù Cang Chải tươi ngon, chắc thịt. Ảnh: Trang thông tin điện tử huyện Mù Cang Chải.
Cá hồi Mù Cang Chải tươi ngon, chắc thịt. Ảnh: Trang thông tin điện tử huyện Mù Cang Chải.
Nhờ khí hậu ưu ái nên người dân Mù Cang Chải có thể nuôi được cá hồi mà không cần nhập khẩu. Cá ở đây tươi ngon, chắc thịt, ngọt và có màu hồng cam. Thịt cá hồi được lọc xương, thái mỏng để ăn sống với mù tạt, xì dầu và các loại rau rừng. Phần đầu và xương cá người dân sẽ tận dụng ninh với xương lợn để làm nước lẩu cùng với rau củ, gừng, sả, dứa, me… Lẩu cá hồi được ăn cùng hoa chuối, măng chua, rau rừng khiến du khách phải xuýt xoa vì sự kết hợp độc đáo lại hợp vị của món ăn. Ngoài ăn sống và lẩu, cá hồi cũng được chế biến để nấu cà ri hay nướng.
Thịt lợn đen nướng
Thịt lợn đen là đặc sản mà du khách thường lựa chọn khi tới Mù Cang Chải. Ảnh: Cổng thông tin điện tử xã Tú Lệ.
Thịt lợn đen là đặc sản mà du khách thường lựa chọn khi tới Mù Cang Chải. Ảnh: Cổng thông tin điện tử xã Tú Lệ.
Lợn đen chắc thịt được dân bản nuôi thả tự nhiên mỗi con nặng khoảng 10 -13 kg. Có thể phết một lớp nước thảo quả rồi nướng cả con để thịt giữ được nước và độ ngọt, hoặc để cả miếng lớn, tẩm ướp gia vị, hạt mắc khén, hồi, tiêu… sau đó bọc lá dong, kẹp lại bằng cành cây rừng rồi nướng. Khi ăn, thịt lợn được thái thành từng miếng nhỏ, ăn cùng rau sống, thịt thơm, mềm, bì giòn, thấm gia vị lại có chút thơm của lửa than hồng.
Cốm Tú Lệ
Hầu hết các gia đình ở Tú Lệ đều làm cốm. Vào cuối tháng 9, đầu tháng 10, khi lúa bắt đầu chín dần trên những ruộng bậc thang cũng là lúc những mẻ cốm đầu tiên chuẩn bị ra lò. Lúa gặt về lúc còn sương, loại bỏ hạt lép, và rang ngay trong chảo lớn, to lửa đến khi nứt vỏ, thơm nức. Sau khi đã nguội, cốm được cho vào giã trong cối đá, rồi múc ra sảy vỏ, bỏ trấu.
Cốm Tú Lệ xanh ngắt, mềm, dẻo mà rất thơm. Ảnh: Cổng thông tin điện tử xã Tú Lệ.
Cốm Tú Lệ xanh ngắt, mềm, dẻo mà thơm. Ảnh: Cổng thông tin điện tử xã Tú Lệ.
Cốm khi ăn ban đầu có chút đắng nhẹ, sau đó là vị thanh, hơi ngọt ở hậu vị. Cốm Tú Lệ thường được ăn cùng chuối, hồng đỏ hoặc nấu cháo, làm chè hay chả cốm.
Xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc làm ấm lòng bất cứ ai tới Mù Cang Chải.  Ảnh: Cổng thông tin điện tử xã Tú Lệ.
Xôi ngũ sắc làm ấm lòng bất cứ ai tới Mù Cang Chải. Ảnh: Cổng thông tin điện tử xã Tú Lệ.
Gạo nếp thổi xôi phải là nếp nương Tú Lệ, thơm ngon, hạt nào cũng mẩy, dài, đều tăm tắp. Xôi thường có 5 màu chính là trắng, đỏ, xanh, tím, vàng - tượng trưng cho Ngũ hành. Mỗi màu được tạo bằng việc ngâm gạo với nước của lá, củ cây rừng. Để đồ xôi thì gạo phải được ngâm 10 tiếng đồng hồ, để hạt gạo đủ mềm thì khi xôi chín mới dẻo mà không dính như các loại gạo nếp thông thường. Xôi dậy mùi thơm đậm, béo bùi, chấm với muối vừng hoặc ăn cùng thịt lợn rừng nướng, ấm nóng nơi rẻo cao, thật là một trải nghiệm đáng nhớ chỉ có ở vùng núi cao Tây Bắc.
 
Bên trên