Võ Xuân Trường
Well-known member
5 món bánh độc lạ nghe tên khó đoán ở Bình Liêu, Quảng Ninh
Quảng Ninh - Ghé Bình Liêu ngắm thiên đường cỏ lau mùa này, du khách đừng quên thưởng thức thức những món bánh dân dã.
Bánh coóc mò
Những người dân tộc Tày ở huyện Bình Liêu, Quảng Ninh đã tạo ra món bánh cóoc mò mang hương vị riêng biệt, khác với bánh coóc mò ở Thái Nguyên hay Bắc Kạn.
Loại bánh này khá nhỏ, có hình chóp nhọn, trông giống sừng bò nên được gọi là "coóc mò", vì trong tiếng Tày, nó có nghĩa là sừng bò. Bánh thường được làm vào những ngày lễ tết hoặc làm bán vào những ngày họp phiên chợ hay ngày chủ nhật, bán ở chợ Bình Liêu.
Bánh coóc mò có mùi và hương vị đặc trưng. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Quảng Ninh
Bánh coóc mò có hai loại, không nhân và có nhân. Bánh không nhân chỉ có gạo nếp ngâm nở với nước tro, gói với lá bông chít, khi ăn chấm kèm mật mía hay mật ong. Bánh có nhân thì phần nhân là thịt heo sơ chế sạch, gói bằng lá cơm lông để bánh dậy mùi thơm và ăn đỡ ngán.
Bánh tài lồng ệp
Bánh tài lồng ệp còn có thể gọi là "tày nồng ệp", "bánh tổ", "bánh cấu", "xì lồng cấu" hay "tài lộc". Món bánh dân giã này là đặc sản của người Sán Dìu ở Quảng Ninh, được bán nhiều ở chợ Bình Liêu.
Các nguyên liệu của bánh tài lồng ệp gồm có gạo nếp, đường phên, lạc, vừng, gừng. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Quảng Ninh
Cách làm món bánh này khá cầu kỳ, với nhiều công đoạn. Trước đây, người dân làm bánh bằng cách đong đếm 7 phần nếp, 3 phần tẻ. Ngày nay, họ dùng bột nếp nấu cùng đường phèn hoặc mật mía theo tỷ lệ 1kg bột với 0,5kg đường. Đường đem nấu chảy với một ít nước gừng, rồi lấy nước đó nhào kĩ với bột.
Bánh tài lồng ệp có màu vàng nâu, khi ăn có vị dẻo và thơm, thường được người dân Bình Liêu cúng trên bàn thờ vào ngày lễ Tết hay mời khách đến thăm nhà.
Bánh vắt vai
Bánh vắt vai là món ăn khá lạ từ hình thức đến tên gọi. Cái tên “vắt vai” bắt nguồn từ việc món bánh này có thể vắt lên vai khi đi đường, dễ dàng thưởng thức bất kỳ lúc nào.
Bánh vắt vai được gói với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau. Vỏ bánh được làm từ bột nếp nên có màu trắng, dẻo và khá dính. Phần nhân được làm từ lạc và đường trắng. Bánh được gói bằng lá chuối, khi thưởng thức, thực khách tước từng chút lá theo chiều dài chiếc bánh.
Bánh gật gù
Bánh gật gù có nguồn gốc từ Tiên Yên - Quảng Ninh, trông gần giống bánh phở hay bánh cuốn. Loại bánh này được làm thủ công từ bột gạo, có màu trắng tinh, không có nhân. Mỗi cái bánh được cuốn thành cuộn dài, mềm dẻo quẹo, khi ăn chấm cùng nước mắm. Lúc cầm trên tay thưởng thức, miếng bánh cứ lắc lư, gật lên gật xuống, cái tên gật gù cũng từ đó mà ra.
Bánh gật gù là thức quà sáng giản dị được người dân địa phương yêu thích: Ảnh: Đoàn Hưng
Người già hay trẻ con đều thích món bánh này, khi thưởng thức cứ gật gù tấm tắc khen ngon.
Bánh bạc đầu
Bánh bạc đầu là món ăn đặc trưng của người Sán Dìu, thường xuất hiện trong những dịp đặc biệt như ngày rằm, dịp lễ, tết.
Tên gọi độc đáo của món bánh này xuất phát từ việc vỏ bánh được phủ lớp bột gạo trắng. Ảnh: Bà Bánh
Món bánh này có hình tròn, bao bên ngoài bánh có một lớp bột gạo nếp mịn, trắng. Phần vỏ bánh được làm từ bột gạo nếp, phần nhân gồm hỗn hợp vừng, lạc rang giã nhỏ, trộn đều với đường trắng xay nhỏ.
Thưởng thức từng miếng bánh, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngọt dịu, mùi thơm của gạo nếp, bùi bùi của lạc vừng.
Ngày nay, bánh bạc đầu trở thành món ẩm thực được nhiều người ưa chuộng, được bày bán nhiều như một món ăn dân dã ở Bình Liêu cũng như các địa phương khác ở Quảng Ninh.
Quảng Ninh - Ghé Bình Liêu ngắm thiên đường cỏ lau mùa này, du khách đừng quên thưởng thức thức những món bánh dân dã.
Bánh coóc mò
Những người dân tộc Tày ở huyện Bình Liêu, Quảng Ninh đã tạo ra món bánh cóoc mò mang hương vị riêng biệt, khác với bánh coóc mò ở Thái Nguyên hay Bắc Kạn.
Loại bánh này khá nhỏ, có hình chóp nhọn, trông giống sừng bò nên được gọi là "coóc mò", vì trong tiếng Tày, nó có nghĩa là sừng bò. Bánh thường được làm vào những ngày lễ tết hoặc làm bán vào những ngày họp phiên chợ hay ngày chủ nhật, bán ở chợ Bình Liêu.
Bánh coóc mò có mùi và hương vị đặc trưng. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Quảng Ninh
Bánh coóc mò có hai loại, không nhân và có nhân. Bánh không nhân chỉ có gạo nếp ngâm nở với nước tro, gói với lá bông chít, khi ăn chấm kèm mật mía hay mật ong. Bánh có nhân thì phần nhân là thịt heo sơ chế sạch, gói bằng lá cơm lông để bánh dậy mùi thơm và ăn đỡ ngán.
Bánh tài lồng ệp
Bánh tài lồng ệp còn có thể gọi là "tày nồng ệp", "bánh tổ", "bánh cấu", "xì lồng cấu" hay "tài lộc". Món bánh dân giã này là đặc sản của người Sán Dìu ở Quảng Ninh, được bán nhiều ở chợ Bình Liêu.
Cách làm món bánh này khá cầu kỳ, với nhiều công đoạn. Trước đây, người dân làm bánh bằng cách đong đếm 7 phần nếp, 3 phần tẻ. Ngày nay, họ dùng bột nếp nấu cùng đường phèn hoặc mật mía theo tỷ lệ 1kg bột với 0,5kg đường. Đường đem nấu chảy với một ít nước gừng, rồi lấy nước đó nhào kĩ với bột.
Bánh tài lồng ệp có màu vàng nâu, khi ăn có vị dẻo và thơm, thường được người dân Bình Liêu cúng trên bàn thờ vào ngày lễ Tết hay mời khách đến thăm nhà.
Bánh vắt vai
Bánh vắt vai là món ăn khá lạ từ hình thức đến tên gọi. Cái tên “vắt vai” bắt nguồn từ việc món bánh này có thể vắt lên vai khi đi đường, dễ dàng thưởng thức bất kỳ lúc nào.
Bánh vắt vai được gói với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau. Vỏ bánh được làm từ bột nếp nên có màu trắng, dẻo và khá dính. Phần nhân được làm từ lạc và đường trắng. Bánh được gói bằng lá chuối, khi thưởng thức, thực khách tước từng chút lá theo chiều dài chiếc bánh.
Bánh gật gù
Bánh gật gù có nguồn gốc từ Tiên Yên - Quảng Ninh, trông gần giống bánh phở hay bánh cuốn. Loại bánh này được làm thủ công từ bột gạo, có màu trắng tinh, không có nhân. Mỗi cái bánh được cuốn thành cuộn dài, mềm dẻo quẹo, khi ăn chấm cùng nước mắm. Lúc cầm trên tay thưởng thức, miếng bánh cứ lắc lư, gật lên gật xuống, cái tên gật gù cũng từ đó mà ra.
Người già hay trẻ con đều thích món bánh này, khi thưởng thức cứ gật gù tấm tắc khen ngon.
Bánh bạc đầu
Bánh bạc đầu là món ăn đặc trưng của người Sán Dìu, thường xuất hiện trong những dịp đặc biệt như ngày rằm, dịp lễ, tết.
Món bánh này có hình tròn, bao bên ngoài bánh có một lớp bột gạo nếp mịn, trắng. Phần vỏ bánh được làm từ bột gạo nếp, phần nhân gồm hỗn hợp vừng, lạc rang giã nhỏ, trộn đều với đường trắng xay nhỏ.
Thưởng thức từng miếng bánh, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngọt dịu, mùi thơm của gạo nếp, bùi bùi của lạc vừng.
Ngày nay, bánh bạc đầu trở thành món ẩm thực được nhiều người ưa chuộng, được bày bán nhiều như một món ăn dân dã ở Bình Liêu cũng như các địa phương khác ở Quảng Ninh.