5 thói quen “nguy hiểm” cho cột sống mà bạn không dám tin mình vẫn phạm hằng ngày

vũ thành trần vương

Well-known member
Sapo: Nhìn điện thoại nhiều, ngồi vắt chéo chân… tưởng chừng vô hại nhưng lại âm thầm phá hủy của bạn mỗi ngày, dẫn đến đau lưng và thoái hóa cột sống. Dừng lại ngay 5 tư thế này nếu không muốn “tàn phá” cột sống!
1. Ngồi vắt chéo chân

Là tư thế trông rất sang trọng và khiến bạn thấy đỡ mỏi chân. Thế nhưng ngồi vắt chéo làm xương hông lệch dẫn đến vẹo cột sống. Ngồi tư thế này lâu dài làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống, khiến cơn đau lưng trở nên tồi tệ hơn.

5 thói quen “nguy hiểm” cho cột sống mà bạn không dám tin mình vẫn phạm hằng ngày  - 1

2. Bê vật nặng sai cách

Nhiều người thường cúi xuống và nhấc vật nặng lên vì cách làm này có vẻ tiết kiệm thời gian, sức lực. Tuy nhiên không ai để ý rằng, ở động tác này, cột sống bị cong vẹo, phải chịu lực quá nhiều dẫn đến đau lưng, nguy hiểm hơn là thoái hóa cột sống.

5 thói quen “nguy hiểm” cho cột sống mà bạn không dám tin mình vẫn phạm hằng ngày  - 2

3. Ngồi khom lưng

Ngồi khom lưng đôi khi giúp bạn thấy dễ chịu vì cơ lưng được kéo giãn. Tuy nhiên ngồi lâu lại khiến đau lưng mỏi cổ, cột sống mất đi hình dáng tự nhiên, làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống.

5 thói quen “nguy hiểm” cho cột sống mà bạn không dám tin mình vẫn phạm hằng ngày  - 3

4. Nhìn điện thoại nhiều

Khi sử dụng điện thoại thông minh, đa số mọi người đều ở tư thế cúi. Điều này gây áp lực rất lớn lên cột sống cổ, gây đau mỏi, cứng cổ, lâu dần có thể dẫn đến thoái hóa cột sống cổ.

5 thói quen “nguy hiểm” cho cột sống mà bạn không dám tin mình vẫn phạm hằng ngày  - 4

5. Ngủ sai tư thế

Rất nhiều người có thói quen ngủ vặn vẹo, gác chân, dùng gối quá cao,... Những tư thế này có thể đem lại sự thoải mái nhất thời nhưng lại làm cột sống mất đường cong sinh lý, dẫn đến đau lưng, thậm chí thoái hóa cột sống.

5 thói quen “nguy hiểm” cho cột sống mà bạn không dám tin mình vẫn phạm hằng ngày  - 5

Không sửa tư thế sớm, hậu quả nghiêm trọng, hối không kịp!

Tình trạng đau lưng chính là những dấu hiệu ban đầu. Nhưng về lâu dài có thể tiến triển nặng, có thể dẫn đến hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng thoái hóa cột sống.

TS.BS Nguyễn Thị Sơn - Trưởng bộ môn Nội khoa Đông y - Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh đã phân tích về vấn đề này trên chương trình “Bác sĩ trực tuyến”.

5 thói quen “nguy hiểm” cho cột sống mà bạn không dám tin mình vẫn phạm hằng ngày  - 6

“Đối với cột sống, là nơi mà có các rễ thần kinh đi ra để chi phối cho hoạt động của tay chân chúng ta. Nên nếu để đến khi xuất hiện thoái hóa, chúng ta sẽ cảm thấy đau, tê, nặng và mỏi các chi, làm cho các cơ yếu dần đi, khiến việc đi lại trở nên khó khăn hơn, lâu ngày dẫn đến tình trạng bị liệt”.
 
Bên trên