Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Trứng gà nếu ăn cùng với một số thực phẩm sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng hoặc có thể khiến cơ thể bị tiêu chảy, ngộ độc.
Trứng gà từ lâu là món ăn được nhà nhà yêu thích, không chỉ bởi ngon rẻ, dễ chế biến, mà trứng còn chứa một lượng lớn vitamin A, D, E, B1, B6, B12… Ngoài ra, còn phải kể đến canxi, mangiê, sắt và kẽm… Nguồn protein trong trứng rất dồi dào và các loại axit rất cần thiết cho hệ miễn dịch.
Màu sắc của lòng đỏ trứng có ảnh hưởng đến dinh dưỡng?
Ảnh minh họa
Có một quan niệm sai lầm rất phổ biến, đó là màu sắc của lòng đỏ trứng được quyết định bởi giống gà. Tuy nhiên, sự thật là yếu tố này chỉ gây ra sự khác nhau ở phần màu vỏ trứng mà thôi.
Màu sắc của lòng đỏ trứng được xác định hoàn toàn bởi chế độ ăn của gà mái. Cụ thể là những con gà được ăn thực phẩm có nhiều sắc tố vàng cam, thì trứng của chúng sẽ có màu đậm hơn.
Một số người cho rằng lòng đỏ trứng càng sẫm thì có nghĩa trứng càng nhiều dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên sự thật không hẳn là như vậy. Lòng đỏ trứng màu vàng nhạt và cam đậm đều có cùng một lượng protein và chất béo, mặc dù một số nghiên cứu cho thấy lòng đỏ đậm có thể có nhiều vitamin và ít cholesterol hơn một chút.
Dù vậy, nhiều người đánh giá rằng lòng đỏ trứng sẫm màu đem lại hương vị ngon hơn cho món ăn hàng ngày. Điều này có thể là do tác động từ màu sắc khiến cảm nhận về hương vị đổi khác, nhưng dường như không đáng kể.
5 thực phẩm không nên ăn cùng trứng
Ảnh minh họa
Không ăn trứng cùng thịt xông khói
Trứng và thịt xông khói là sự kết hợp mà hầu hết mọi người đều thích và dễ kết hợp trong bữa sáng. Tuy nhiên, sự kết hợp này có thể khiến cơ thể dư thừa chất và cảm thấy mệt mỏi vì cả hai loại thực phẩm này đều có hàm lượng protein và chất béo tương đối cao. Khi ăn trứng cùng thịt xông khói với chất béo không lành mạnh sẽ khiến lượng calo tăng nhanh và sau đó giảm xuống nhanh gây tình trạng mệt mỏi cho cơ thể.
Không ăn trứng với đường
Khi đường và trứng được nấu cùng nhau, acid amin trong protein của trứng kết hợp với đường sẽ tạo thành fructosyl lysine. Đây là chất mà cơ thể con người không dễ hấp thụ được và sẽ bị đào thải ra bên ngoài.
Do đó, việc ăn kết hợp 2 loại thực phẩm này sẽ khiến bạn không thể hấp thu được bất kỳ một chất dinh dưỡng nào từ cả trứng và đường. Hơn nữa, khi nấu trứng với đường, acid amin giải phóng từ cả hai loại trứng này có thể trở nên độc hại đối với cơ thể và có thể tạo cục máu đông trong máu.
Không ăn trứng và uống sữa đậu nành
Uống sữa đậu nành có tác dụng bồi bổ cơ thể nhưng không nên ăn chung với trứng. Bởi vì sữa đậu nành có chứa một chất đặc biệt gọi là trypsin (một loại enzyme tiêu hóa), dễ kết hợp với protein trong lòng trắng trứng khiến cho protein trong trứng giảm đi đáng kể, đồng thời làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả 2 loại thực phẩm này.
Tuy nhiên, nếu biết cách chế biến thì vẫn có thể sử dụng 2 loại thực phẩm này trong cùng 1 bữa ăn, ví dụ trứng rán và uống sữa đậu nành. Hoặc kết hợp sữa đậu nành đun sôi kỹ với lòng đỏ trứng (bỏ hết lòng trắng).
Không ăn trứng và uống trà
Không ít người có thói quen uống trà hoặc nước chè đặc sau bữa ăn vì cho rằng nước trà giúp sạch miệng và giúp hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, uống trà ngay sau khi ăn trứng là gây hại cho cơ thể.
Trà chứa nhiều axit tannic kết hợp với protein làm chậm hoạt động của ruột, kéo dài thời gian lưu trữ phân trong ruột, không chỉ là nguyên nhân gây ra táo bón mà còn làm tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể và gây ra chất ung thư, tác động xấu đối với sức khỏe con người.
Không ăn trứng cùng quả hồng
Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính. Sau khi ăn 1-2 giờ, có thể dẫn tới nôn mửa.
Khi đó cần ngay lập tức uống dung dịch gồm 20 g muối và 200 ml nước sôi hoặc có thể sử dụng nước ép gừng tươi trộn với nước ấm. Nếu không nôn được, cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Sau đó, phải dùng thuốc nhuận tràng để loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.
Nên ăn bao nhiêu trứng/tuần để tốt cho sức khỏe
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng trứng ăn trong một tuần còn tùy theo từng nhóm đối tượng:
Bé 0-6 tháng tuổi chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, ăn 1-2 lần/tuần. Bé 1-2 tuổi ăn 2 quả/tuần. Trẻ 2 tuổi trở lên có thể ăn 3 quả/tuần.
- Người lớn: Người lớn chỉ nên ăn 3-4 quả/tuần dù là trứng gà hoặc trứng vịt. Ăn quá nhiều cơ thể sẽ không hấp thu hết chất dinh dưỡng, khi bị đào thải ra ngoài sẽ rất lãng phí.
- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ đang mang thai ăn nhiều trứng gà quá cũng không tốt, bởi nó sẽ gây ra những rắc rối về đường ruột. Cho nên người mang thai chỉ nên ăn nhiều nhất là 3 quả/tuần.
Lưu ý: Trẻ nên ăn trứng gà, không nên ăn trứng vịt, vì trứng vịt chậm tiêu hơn, sẽ làm cho trẻ no lâu.
Trứng gà từ lâu là món ăn được nhà nhà yêu thích, không chỉ bởi ngon rẻ, dễ chế biến, mà trứng còn chứa một lượng lớn vitamin A, D, E, B1, B6, B12… Ngoài ra, còn phải kể đến canxi, mangiê, sắt và kẽm… Nguồn protein trong trứng rất dồi dào và các loại axit rất cần thiết cho hệ miễn dịch.
Màu sắc của lòng đỏ trứng có ảnh hưởng đến dinh dưỡng?
Ảnh minh họa
Có một quan niệm sai lầm rất phổ biến, đó là màu sắc của lòng đỏ trứng được quyết định bởi giống gà. Tuy nhiên, sự thật là yếu tố này chỉ gây ra sự khác nhau ở phần màu vỏ trứng mà thôi.
Màu sắc của lòng đỏ trứng được xác định hoàn toàn bởi chế độ ăn của gà mái. Cụ thể là những con gà được ăn thực phẩm có nhiều sắc tố vàng cam, thì trứng của chúng sẽ có màu đậm hơn.
Một số người cho rằng lòng đỏ trứng càng sẫm thì có nghĩa trứng càng nhiều dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên sự thật không hẳn là như vậy. Lòng đỏ trứng màu vàng nhạt và cam đậm đều có cùng một lượng protein và chất béo, mặc dù một số nghiên cứu cho thấy lòng đỏ đậm có thể có nhiều vitamin và ít cholesterol hơn một chút.
Dù vậy, nhiều người đánh giá rằng lòng đỏ trứng sẫm màu đem lại hương vị ngon hơn cho món ăn hàng ngày. Điều này có thể là do tác động từ màu sắc khiến cảm nhận về hương vị đổi khác, nhưng dường như không đáng kể.
5 thực phẩm không nên ăn cùng trứng
Ảnh minh họa
Không ăn trứng cùng thịt xông khói
Trứng và thịt xông khói là sự kết hợp mà hầu hết mọi người đều thích và dễ kết hợp trong bữa sáng. Tuy nhiên, sự kết hợp này có thể khiến cơ thể dư thừa chất và cảm thấy mệt mỏi vì cả hai loại thực phẩm này đều có hàm lượng protein và chất béo tương đối cao. Khi ăn trứng cùng thịt xông khói với chất béo không lành mạnh sẽ khiến lượng calo tăng nhanh và sau đó giảm xuống nhanh gây tình trạng mệt mỏi cho cơ thể.
Không ăn trứng với đường
Khi đường và trứng được nấu cùng nhau, acid amin trong protein của trứng kết hợp với đường sẽ tạo thành fructosyl lysine. Đây là chất mà cơ thể con người không dễ hấp thụ được và sẽ bị đào thải ra bên ngoài.
Do đó, việc ăn kết hợp 2 loại thực phẩm này sẽ khiến bạn không thể hấp thu được bất kỳ một chất dinh dưỡng nào từ cả trứng và đường. Hơn nữa, khi nấu trứng với đường, acid amin giải phóng từ cả hai loại trứng này có thể trở nên độc hại đối với cơ thể và có thể tạo cục máu đông trong máu.
Không ăn trứng và uống sữa đậu nành
Uống sữa đậu nành có tác dụng bồi bổ cơ thể nhưng không nên ăn chung với trứng. Bởi vì sữa đậu nành có chứa một chất đặc biệt gọi là trypsin (một loại enzyme tiêu hóa), dễ kết hợp với protein trong lòng trắng trứng khiến cho protein trong trứng giảm đi đáng kể, đồng thời làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả 2 loại thực phẩm này.
Tuy nhiên, nếu biết cách chế biến thì vẫn có thể sử dụng 2 loại thực phẩm này trong cùng 1 bữa ăn, ví dụ trứng rán và uống sữa đậu nành. Hoặc kết hợp sữa đậu nành đun sôi kỹ với lòng đỏ trứng (bỏ hết lòng trắng).
Không ăn trứng và uống trà
Không ít người có thói quen uống trà hoặc nước chè đặc sau bữa ăn vì cho rằng nước trà giúp sạch miệng và giúp hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, uống trà ngay sau khi ăn trứng là gây hại cho cơ thể.
Trà chứa nhiều axit tannic kết hợp với protein làm chậm hoạt động của ruột, kéo dài thời gian lưu trữ phân trong ruột, không chỉ là nguyên nhân gây ra táo bón mà còn làm tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể và gây ra chất ung thư, tác động xấu đối với sức khỏe con người.
Không ăn trứng cùng quả hồng
Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính. Sau khi ăn 1-2 giờ, có thể dẫn tới nôn mửa.
Khi đó cần ngay lập tức uống dung dịch gồm 20 g muối và 200 ml nước sôi hoặc có thể sử dụng nước ép gừng tươi trộn với nước ấm. Nếu không nôn được, cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Sau đó, phải dùng thuốc nhuận tràng để loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.
Nên ăn bao nhiêu trứng/tuần để tốt cho sức khỏe
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng trứng ăn trong một tuần còn tùy theo từng nhóm đối tượng:
Bé 0-6 tháng tuổi chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, ăn 1-2 lần/tuần. Bé 1-2 tuổi ăn 2 quả/tuần. Trẻ 2 tuổi trở lên có thể ăn 3 quả/tuần.
- Người lớn: Người lớn chỉ nên ăn 3-4 quả/tuần dù là trứng gà hoặc trứng vịt. Ăn quá nhiều cơ thể sẽ không hấp thu hết chất dinh dưỡng, khi bị đào thải ra ngoài sẽ rất lãng phí.
- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ đang mang thai ăn nhiều trứng gà quá cũng không tốt, bởi nó sẽ gây ra những rắc rối về đường ruột. Cho nên người mang thai chỉ nên ăn nhiều nhất là 3 quả/tuần.
Lưu ý: Trẻ nên ăn trứng gà, không nên ăn trứng vịt, vì trứng vịt chậm tiêu hơn, sẽ làm cho trẻ no lâu.