Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Một số biện pháp tự nhiên tại nhà có thể hỗ trợ điều trị viêm xoang, tuy nhiên cần thực hiện đúng cách.
Các vấn đề về xoang xảy ra khi có quá nhiều chất nhầy tích tụ trong các hốc xoang, khiến xoang bị sưng, viêm…
Ở một số người lớn hoặc trẻ em, đặc biệt là những người bị dị ứng hoặc hen suyễn, tình trạng này tái phát thường xuyên, dẫn đến áp lực liên tục quanh mũi, chảy nước mũi sau có mùi khó chịu, nhức đầu, mệt mỏi hoặc các triệu chứng khác.
Dưới đây là sáu biện pháp khắc phục viêm xoang cần lưu ý tại nhà:
1. Tránh xông hơi quá nóng khi bị viêm xoang
Hơi nước ấm là một biện pháp tại nhà rất hiệu quả để làm dịu và giữ ẩm cho các xoang, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Thông thường, có thể cho nước sôi vào bát nước, rồi trùm một chiếc khăn lên đầu, và cúi mặt xuống bát nước nóng này để xông hơi.
Nếu bạn sử dụng phương pháp này, điều quan trọng là phải để nước nguội đi một chút và không để mặt quá gần nước, nếu không bạn có thể bị bỏng mặt. Điều này đặc biệt lưu ý khi áp dụng cho trẻ em.
Đối với trẻ em dưới 7 tuổi, không áp dụng xông hơi theo cách này.
Tránh xông hơi nước quá nóng.
2. Không nuốt hoặc bôi tinh dầu lên mũi
Các loại tinh dầu, đặc biệt là dầu khuynh diệp, có thể giúp bạn dễ thở khi bị viêm xoang. Tuy nhiên, tinh dầu không bao giờ được đưa trực tiếp vào lỗ mũi. Hầu hết các loại tinh dầu đều quá mạnh để thoa trực tiếp lên da, chứ chưa nói đến vùng mô nhạy cảm của mũi.
Thay vào đó, hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu vào bồn tắm hoặc vào nồi nước (bát nước) mà bạn sẽ dùng để xông hơi. Bạn cũng có thể nhỏ một hoặc hai giọt lên miếng bông gòn và ngửi hoặc sử dụng máy khuếch tán tinh dầu…
3. Tránh xa các loại thuốc không cần thiết khi bị nhiễm trùng xoang
Không được tự ý dùng kháng sinh để trị viêm xoang. Nếu các triệu chứng xảy ra trong vòng chưa đầy một tuần và bạn không có các triệu chứng nghiêm trọng khác hoặc tình trạng bệnh kèm theo, thì không cần dùng tới các loại thuốc này.
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), thuốc kháng sinh không có hiệu quả đối với virus thường gây viêm xoang. Hơn nữa, NIH cho biết, ngay cả những vết thương do vi khuẩn gây ra thường không khỏi nhanh hơn khi điều trị bằng kháng sinh.
Trong khi đó, việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến sự gia tăng vi trùng kháng lại các loại thuốc quan trọng này. Và thuốc kháng sinh có thể có tác dụng phụ, bao gồm các vấn đề về dạ dày và ruột và nhiễm nấm, NIH cho biết.
Tương tự như vậy, không nên cho trẻ em uống thuốc thông mũi. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Y học Anh, không có bằng chứng nào cho thấy thuốc thông mũi có thể giúp ích cho các triệu chứng về mũi ở trẻ em. Các tác giả nghiên cứu kết luận rằng, trẻ em dưới 6 tuổi không bao giờ nên dùng những loại thuốc này, trong khi những trẻ từ 6 đến 12 tuổi nên thận trọng khi dùng chúng, bởi vì bất kỳ lợi ích nào cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ như khó chịu ở dạ dày hoặc buồn ngủ…
Không nên dùng mật ong cho trẻ nhỏ hơn một tuổi.
4. Không sử dụng nước máy để rửa mũi
Rửa mũi hoặc nhỏ dung dịch nước muối vào xoang, là một cách hiệu quả để điều trị viêm xoang. Một số nghiên cứu đăng trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada, đã phát hiện ra rằng việc rửa mũi này giúp cải thiện các triệu chứng của viêm xoang.
Nhưng điều quan trọng là bạn phải sử dụng nước đã được khử trùng, thay vì chất lỏng lấy trực tiếp từ bồn rửa hoặc vòi hoa sen trong phòng tắm. Điều này là do trong một số trường hợp, những người sử dụng nước máy hoặc vòi hoa sen đã vô tình đưa ký sinh trùng nguy hiểm vào mũi.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo rằng, trong nước máy có thể bị nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm Naegleria fowleri. Những sinh vật này có thể không gây hại nếu nuốt phải vì chúng bị diệt bởi axit dạ dày, nhưng chúng có thể sống và phát triển trong các xoang.
Để tránh nguy cơ tiềm ẩn này, hãy mua bình xịt nước muối vô trùng hoặc tự pha dung dịch muối bằng nước đun sôi để nguội.
5. Không dùng mật ong cho trẻ sơ sinh bị tắc nghẽn xoang hoặc các triệu chứng khác
Đối với trẻ em trên 1 tuổi và người lớn, mật ong pha với nước ấm có hiệu quả làm dịu cơn đau họng thường đi kèm với chảy dịch xoang. Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng mật ong giúp chống lại vi trùng trong cơ thể.
Các thành phần của mật ong đã được báo cáo là có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm… và nhiều tác dụng khác. Tuy nhiên, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cảnh báo, không bao giờ nên dùng mật ong cho trẻ nhỏ hơn một tuổi. Điều này là do mật ong có thể chứa các bào tử, có thể dẫn đến ngộ độc ở trẻ độ tuổi này.
6. Đừng sống chung với các triệu chứng nhiễm trùng xoang
Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không hiệu quả, các triệu chứng viêm xoang kéo dài hơn một tuần, hãy đi khám.
Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ nếu các triệu chứng có vẻ nghiêm trọng hoặc đột ngột xấu đi.
Các vấn đề về xoang xảy ra khi có quá nhiều chất nhầy tích tụ trong các hốc xoang, khiến xoang bị sưng, viêm…
Ở một số người lớn hoặc trẻ em, đặc biệt là những người bị dị ứng hoặc hen suyễn, tình trạng này tái phát thường xuyên, dẫn đến áp lực liên tục quanh mũi, chảy nước mũi sau có mùi khó chịu, nhức đầu, mệt mỏi hoặc các triệu chứng khác.
Dưới đây là sáu biện pháp khắc phục viêm xoang cần lưu ý tại nhà:
1. Tránh xông hơi quá nóng khi bị viêm xoang
Hơi nước ấm là một biện pháp tại nhà rất hiệu quả để làm dịu và giữ ẩm cho các xoang, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Thông thường, có thể cho nước sôi vào bát nước, rồi trùm một chiếc khăn lên đầu, và cúi mặt xuống bát nước nóng này để xông hơi.
Nếu bạn sử dụng phương pháp này, điều quan trọng là phải để nước nguội đi một chút và không để mặt quá gần nước, nếu không bạn có thể bị bỏng mặt. Điều này đặc biệt lưu ý khi áp dụng cho trẻ em.
Đối với trẻ em dưới 7 tuổi, không áp dụng xông hơi theo cách này.
Tránh xông hơi nước quá nóng.
2. Không nuốt hoặc bôi tinh dầu lên mũi
Các loại tinh dầu, đặc biệt là dầu khuynh diệp, có thể giúp bạn dễ thở khi bị viêm xoang. Tuy nhiên, tinh dầu không bao giờ được đưa trực tiếp vào lỗ mũi. Hầu hết các loại tinh dầu đều quá mạnh để thoa trực tiếp lên da, chứ chưa nói đến vùng mô nhạy cảm của mũi.
Thay vào đó, hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu vào bồn tắm hoặc vào nồi nước (bát nước) mà bạn sẽ dùng để xông hơi. Bạn cũng có thể nhỏ một hoặc hai giọt lên miếng bông gòn và ngửi hoặc sử dụng máy khuếch tán tinh dầu…
3. Tránh xa các loại thuốc không cần thiết khi bị nhiễm trùng xoang
Không được tự ý dùng kháng sinh để trị viêm xoang. Nếu các triệu chứng xảy ra trong vòng chưa đầy một tuần và bạn không có các triệu chứng nghiêm trọng khác hoặc tình trạng bệnh kèm theo, thì không cần dùng tới các loại thuốc này.
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), thuốc kháng sinh không có hiệu quả đối với virus thường gây viêm xoang. Hơn nữa, NIH cho biết, ngay cả những vết thương do vi khuẩn gây ra thường không khỏi nhanh hơn khi điều trị bằng kháng sinh.
Trong khi đó, việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến sự gia tăng vi trùng kháng lại các loại thuốc quan trọng này. Và thuốc kháng sinh có thể có tác dụng phụ, bao gồm các vấn đề về dạ dày và ruột và nhiễm nấm, NIH cho biết.
Tương tự như vậy, không nên cho trẻ em uống thuốc thông mũi. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Y học Anh, không có bằng chứng nào cho thấy thuốc thông mũi có thể giúp ích cho các triệu chứng về mũi ở trẻ em. Các tác giả nghiên cứu kết luận rằng, trẻ em dưới 6 tuổi không bao giờ nên dùng những loại thuốc này, trong khi những trẻ từ 6 đến 12 tuổi nên thận trọng khi dùng chúng, bởi vì bất kỳ lợi ích nào cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ như khó chịu ở dạ dày hoặc buồn ngủ…
Không nên dùng mật ong cho trẻ nhỏ hơn một tuổi.
4. Không sử dụng nước máy để rửa mũi
Rửa mũi hoặc nhỏ dung dịch nước muối vào xoang, là một cách hiệu quả để điều trị viêm xoang. Một số nghiên cứu đăng trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada, đã phát hiện ra rằng việc rửa mũi này giúp cải thiện các triệu chứng của viêm xoang.
Nhưng điều quan trọng là bạn phải sử dụng nước đã được khử trùng, thay vì chất lỏng lấy trực tiếp từ bồn rửa hoặc vòi hoa sen trong phòng tắm. Điều này là do trong một số trường hợp, những người sử dụng nước máy hoặc vòi hoa sen đã vô tình đưa ký sinh trùng nguy hiểm vào mũi.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo rằng, trong nước máy có thể bị nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm Naegleria fowleri. Những sinh vật này có thể không gây hại nếu nuốt phải vì chúng bị diệt bởi axit dạ dày, nhưng chúng có thể sống và phát triển trong các xoang.
Để tránh nguy cơ tiềm ẩn này, hãy mua bình xịt nước muối vô trùng hoặc tự pha dung dịch muối bằng nước đun sôi để nguội.
5. Không dùng mật ong cho trẻ sơ sinh bị tắc nghẽn xoang hoặc các triệu chứng khác
Đối với trẻ em trên 1 tuổi và người lớn, mật ong pha với nước ấm có hiệu quả làm dịu cơn đau họng thường đi kèm với chảy dịch xoang. Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng mật ong giúp chống lại vi trùng trong cơ thể.
Các thành phần của mật ong đã được báo cáo là có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm… và nhiều tác dụng khác. Tuy nhiên, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cảnh báo, không bao giờ nên dùng mật ong cho trẻ nhỏ hơn một tuổi. Điều này là do mật ong có thể chứa các bào tử, có thể dẫn đến ngộ độc ở trẻ độ tuổi này.
6. Đừng sống chung với các triệu chứng nhiễm trùng xoang
Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không hiệu quả, các triệu chứng viêm xoang kéo dài hơn một tuần, hãy đi khám.
Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ nếu các triệu chứng có vẻ nghiêm trọng hoặc đột ngột xấu đi.